5 món ngon trứ danh làm say lòng du khách ở Lạng Sơn
Nem nướng, vịt quay, phở vịt quay, khâu nhục hay lợn sữa quay lá mắc mật là món ăn xứ Lạng khó quên trong lòng du khách.
Nếu có dịp đến Lạng Sơn, tỉnh vùng núi Đông Bắc với những ngọn núi hùng vĩ và những con đèo ngoạn mục, du khách đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản tiêu biểu cho nền ẩm thực phong phú nơi đây.
NEM NƯỚNG HỮU LŨNG
Để có được nem ngon phải chọn được phần thịt lợn khoét vai không quá nạc nhưng cũng không được quá mỡ, phải chọn con lợn mới mổ, thịt hồng. Thịt mua về được thái sợi nhỏ, bì lợn cạo sạch lông, đem luộc chín. Sau đó trộn cả phần thịt và bì với bột thính, gói lại bằng lá chuối tươi.
Thưởng thức nem nướng cùng ly rượu Mẫu Sơn trong tiết trời se lạnh bên bạn bè thật không gì bằng. Ảnh: Dulichlangson
Thịt sau khi lên men tỏa mùi chua ngai ngái được nướng trên bếp than hoa cho cháy lá, tỏa hương thơm đầy mời gọi, khi ăn kẹp vào lá đinh lăng hoặc lá sung chấm kèm tương ớt. Vị chua, ngọt, cay dịu tạo nên hương vị hấp dẫn, khó có thể chối từ.
KHÂU NHỤC
Khâu nhục là món ăn không thể thiếu trong các đám cưới hỏi, lễ tết của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn. Ảnh: Thanh Tuyết
Khâu nhục (còn gọi là nằm khâu) là món ăn truyền thống của người dân vùng cao xứ Lạng, được chế biến khá cầu kì từ thịt ba chỉ sau khi đã được ướp kĩ các loại gia vị như húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, mật ong, rượu, dấm, xì dầu… và hấp cách thuỷ trong thời gian dài. Thưởng thức khâu nhục cùng chén rượu cay sẽ làm bạn thấy ấm lòng hơn giữa tiết trời xứ lạnh.
VỊT QUAY
Vịt quay xứ Lạng ngon nhất phải kể đến giống vịt bầu Thất Khê. Sau khi được làm sạch, vịt được tẩm hương liệu, hành, hạt tiêu… sau đó cho quả móc mật vào bên trong, khâu lại.
Bạn có thể ăn món này ở đường Hùng Vương, đường Bắc Sơn, thành phố Lạng Sơn. Ảnh: Binhlawyer.
Da vịt được tẩm mật ong, ướp chừng 10 phút, sau đó quay trên bếp than hoa chừng 15 phút, khi quay xong lại tiếp tục nhúng vào chảo mỡ nóng già, đảo đi đảo lại khoảng 15 phút nữa mới cho ra rá để nguội. Khâu nướng vịt đòi hỏi người làm phải chú ý để da vịt không bị bắt lửa, quay càng lâu thịt càng thơm. Miếng thịt vịt muốn ngon phải thấm màu mật ong, ăn vào thấy đậm đà và mềm ngọt.
PHỞ VỊT QUAY
Video đang HOT
Bát phở vịt quay của người dân xứ Lạng luôn đắt khách bởi món ăn có phần lạ miệng hơn khi thay bò, gà truyền thống bằng miếng vịt quay thơm lừng với lớp da đỏ bóng, mỡ màng.
Thịt vịt mềm, đậm đà các gia vị tẩm ướp hòa quyện với những sợi bánh phở mỏng và hành lá tạo nên hương vị đặc biệt cho món ăn. Ảnh: An Thy.
Nếu bạn cảm thấy ngậy bởi độ béo của món ăn thì hãy dùng thêm chút măng muối chua để đánh thức vị giác. Khi thưởng thức một bát phở vịt, nếu không quen và cảm thấy hơi ngấy, bạn hãy dùng thêm một vài lát măng muối chua. Mùi thơm của thịt vịt, nước dùng béo ngậy và vị chua của măng tạo nên sự hấp dẫn và thương hiệu đặc biệt trong lòng du khách thập phương.
LỢN SỮA QUAY LÁ MẮC MẬT
Lợn sữa quay ở Lạng Sơn có những hương vị đặc trưng riêng so với những vùng miền khác. Người ta phải chọn con lợn sữa lớn vừa, sao cho không quá to vì sẽ nhiều mỡ, nhưng không quá bé vì thịt sẽ nhão. Sau khi sơ chế xong, đầu bếp nhồi vào bụng lợn lá mắc mật bánh tẻ, một thứ lá rừng được đồng bào Tày, Nùng ưa dùng và quay trên bếp than hoa đỏ lửa.
Trong khi quay, để thịt chín vàng đều, người làm sẽ quét dầu và mật ong rừng pha giấm lên mình lợn. Khi lợn chín tới, người ta dùng vải thấm nước lã lau qua mình con lợn một lượt rồi quạt lửa thật mạnh để cho bì lợn phồng lên.
Lợn quay xứ Lạng đúng điệu có vị ngọt đậm đà của thịt chín tới, vị thơm của lá mắc mật, vị ngậy của thịt nướng, bì giòn với màu vàng ươm hấp dẫn. Ảnh: Hachi.
Món ngon nổi tiếng Lạng Sơn
Nếu có dịp đến Lạng Sơn, tỉnh vùng núi Đông Bắc với những ngọn núi hùng vĩ và những con đèo ngoạn mục, ngoài những món ăn đặc sản nổi tiếng, du khách đừng quên thưởng thức những món quà vặt tiêu biểu cho nền ẩm thực phong phú nơi đây.
1. BÁNH ÁP CHAO
Người Cao Bằng gọi những tháng cuối năm từ 11 đến tháng 2 hằng năm là "mùa bánh áp chao" bởi cứ vào độ này là hương thơm của bánh áp chao lại lan tỏa khắp nơi. Đây là loại bánh với vỏ được chế biến từ gạo nếp và gạo tẻ giòn thơm như bánh rán và ẩn bên trong nhân bánh chính là vịt chao nổi tiếng của người Lạng Sơn. Buổi tối thu se lạnh, đi dạo trên đường phố xứ Lạng bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn dân dã này. Trong cái gió mát của vùng cao, quây quần bên bè bạn, nhấp môi chút rượu Mẫu Sơn, nhấm nháp cái vị đậm đà của món áp chao, xuýt xoa trước cái cay cay của gừng, của ớt mới cảm nhận được hết cái thú ẩm thực xứ Lạng.
2. PHỞ CHUA
Phở chua gồm bánh phở, khoai lang thái chỉ chiên giòn, xúng xàng, gan lợn, thịt gà xé, hành phi, lạc rang, dưa chuột, lạp sườn... Phần nước dùng hay được gọi là nước lèo vừa có vị ngậy của mỡ vịt, vừa thơm phức nhờ những gia vị ướp thịt trước khi quay. Khi ăn trộn lượng nước dùng vừa đủ sao cho nguyên liệu không bị nát mà gia vị vẫn thấm đều. Phở chua Lạng Sơn phải ăn nhẩn nha mới thưởng thức hết hương vị đặc biệt của nó, vì có tính hàn nên món ăn được ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè.
3. BÁNH CUỐN TRỨNG
Những chiếc bánh vừa mới hấp, mới cuốn, khói còn nghi ngút phải ăn ngay thì mới cảm nhận được hết vị ngon của bánh cuốn trứng. Đến thành phố Lạng Sơn, bạn có thể tìm ăn ở phố Ngô Gia Tự, Nguyễn Du, Ngô Quyền...
Bánh cuốn là món ăn được thực khách ưa chuộng nhất mỗi buổi sáng khi ở xứ Lạng. Nét đặc biệt riêng khác của món ăn nằm trong phần nhân bánh, thay bằng nhân thịt mộc nhĩ, nhân bánh chỉ bao gồm trứng gà. Khi có khách tới ăn, người chủ quán nhanh tay múc bột láng thật mỏng trên mặt nồi, bánh vừa chín tới, người ta liền giở nắp vung ra đập vào quả trứng gà, thịt nạc băm nhuyễn xào với hành, đậy nắp lại chừng 30 giây sau đó dùng một chiếc đũa tre dẹp khéo léo lật từng góc mép bánh cuộn lại vuông vắn ôm ấp lấy nhân trứng bên trong.
Điều thú vị hơn là khi ăn bánh người dùng phải đưa miếng bánh vào miệng khéo léo để lòng đỏ trứng vỡ ra trong miệng hòa lẫn với vị béo béo ngậy ngậy, mặn ngọt của nước thịt kho mới thấy hết được sự tinh tế trong ẩm thực của vùng quê này.
4. BÁNH CAO SẰNG
Nguyên liệu chính để làm món bánh cao sằng là gạo tẻ, nhân bánh làm bằng thịt lợn băm nhỏ và hành khô xào lên. Sau khi bột và nhân được làm xong sẽ được đổ vào khuôn, dàn đều cho mỏng và đem hấp cách thủy cho chín, khi bánh gần chín thì rưới nước thịt kho nuớc dừa đặc lên trên để tạo vị béo ngậy, quyện với mùi hành phi vô cùng hấp dẫn. Dùng dao sắc, cắt bánh thành hình chữ nhật khoảng cỡ bao diêm rồi rắc thêm chút lạc rang giã giập.
Điều đặc biệt là người Lạng Sơn ăn bánh kèm nước canh hầm từ xương heo, đặc biệt là xương ống thật kỹ, vớt hết bọt, rồi thêm hành hoa và mùi tàu thái nhỏ. Những đĩa bánh dành cho thực khách thường không quá hai miếng và nửa bát nuớc chấm. Khi ăn đổ ngập nuớc chấm vào bánh thì sẽ ngon hơn.
5. PHỞ VỊT QUAY
Phở vịt quay Lạng Sơn hấp dẫn người ăn bởi cũng là phở nhưng món ăn có phần lạ miệng hơn khi thay bò, gà truyền thống bằng miếng vịt quay thơm lừng. Khi thưởng thức một bát phở vịt, nếu không quen và cảm thấy hơi ngấy, bạn hãy dùng thêm một vài lát măng muối chua. Mùi thơm của thịt vịt, nước dùng béo ngậy và vị chua của măng tạo nên sự hấp dẫn và thương hiệu đặc biệt trong lòng du khách thập phương.
6. ĐÀO MẪU SƠN
Đào Mẫu Sơn có màu xanh trắng, bên ngoài là lớp vỏ có lông tơ mềm mịn, vừa to, vừa ngọt, cùi lại giòn tan và chắc thịt nên từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi. Chính hương thơm tự nhiên và hương vị ngọt ngào của trái đào tươi mà hàng năm cứ đến mùa đào Mẫu Sơn, du khách lại tấp nập đổ về. Mẫu Sơn chính là nơi những cây đào bông hoa đỏ thắm vào mùa xuân và những rừng đào sai trĩu quả vào mùa hè.
7. NEM NƯỚNG HỮU LŨNG
Nem Hữu Lũng là món ngon Lạng Sơn được làm từ thịt sống, sau khi lên men khoảng 2 đến 3 ngày được nướng trên bếp than hoa cho lá chuối cháy xém. Nem được ăn kèm với lá đinh lăng cùng nước chấm chua, ngọt, tạo nên vị đặc trưng riêng chỉ có ở Lạng Sơn. Ngày lạnh được nhâm nhi nem nướng cùng ly rượu Mẫu Sơn thì không gì bằng.
Nếu như nem chua Thanh Hóa với vị chua dịu nổi tiếng gần xa thì nem Hữu Lũng lại được yêu thích bởi hương vị chua nồng thơm đặc trưng khi nướng lên.
8. CÂY HỒI
Cây hồi là một loại cây quý đặc trưng của tỉnh Lạng Sơn được trồng chủ yếu trên địa bàn các huyện Văn Quan, Văn Lãng, Bình Gia... Qủa hồi, tinh dầu hồi là một loại dược liệu quý trong đông y, cũng là gia vị độc đáo không thể thiếu trong các món ẩm thực phổ biến như phở, hoặc dùng để tẩm ướp các món ăn. Sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn được ưa chuộng tại các thị trường quốc tế như Pháp, Cannada, Trung Quốc... Sản lượng hồi Lạng Sơn hiện đang chiếm hơn 90% sản lượng hồi trên toàn quốc.
9. VỊT QUAY LẠNG SƠN
Đến với xứ Lạng, chẳng mấy ai bỏ qua được món vịt quay nổi tiếng với vị thơm ngon riêng biệt khó có thể thưởng thức được ở nơi khác. Bụng vịt được nhồi nhiều thứ gia vị hái được trong rừng, trong đó đặc sắc nhất là lá mắc mật rồi khâu lại, để khoảng 2 đến 3 tiếng để thịt vịt ngấm gia vị rồi mang nướng nhẹ trên lò than hồng cho đến khi màu da vịt chuyển từ vàng sang nâu sẫm mới cho vào chảo mỡ đã phi xả, ớt, gừng... hay dầu lạc nóng già đều tay lật con vịt qua lại.
10. LỢN QUAY MÁC MẬT
Lợn quay chín, chặt từng miếng xếp ra đĩa, hương vị của lá mác mật toả thơm ngát. Nước chấm dùng với món này là trái mác mật, muối, bột ngọt hoặc dùng nước mắm ớt bỏ trái mác mật vào sẽ làm món ăn thêm trọn vẹn. Cái độc đáo của món này chính là hương vị của lá mác mật. Đây là loại cây cho lá và trái rất thơm, hương lạ và thường được dùng trong các món ăn của các dân tộc Nùng, Tày nước ta.
Món ăn "khổ nhục" chờ gần 5 tiếng mới "ra lò" vẫn khiến thực khách mê tít Những miếng thịt ba chỉ màu vàng óng sau khi tẩm ướp gia vị thơm phức được xếp gọn vào một chiếc bát rồi đem hấp cách thủy trong vài giờ đồng hồ. Khâu nhục (hay còn gọi là khau nhục, nằm khâu) là món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ lâu. Qua...