5 món ngon nổi tiếng ở Thành Nam
Nem nắm, phở bò, giò lụa, bánh cuốn, bánh nhãn là những món ăn ngon của Nam Định níu chân du khách.
Du lịch đến Nam Định bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn ngon, rẻ, đặc biệt là những món ăn từ lâu đã trở thành đặc sản khắp nơi đều biết đến.
Để có món nem ngon đúng điệu, người làm phải chọn thịt lợn ngon, không dính gân, mỡ, sau khi mua về được nhúng nước sôi cho chín tái để giữ vị ngọt. Thính đạt chuẩn không quá cháy, màu vàng đẹp. Bì lợn cạo sạch lông, luộc chín rồi sắt sợi nhỏ như sợi mỳ. Sau khi có các nguyên liệu cần thiết, người ta trộn thịt, bì, thính cùng nước mắm ngon, tỏi, tiêu, ớt, bóp sao cho quyện đều vào nhau, vo thành nắm tròn và gói lại, chẳng cần cho vào tủ lạnh cũng có thể để được mấy ngày. Nem khi ăn, chỉ cần lấy lượng vừa đủ, gói thành miếng nhỏ vừa miệng kẹp chung với lá sung, đinh lăng.
Vị giòn của bì, bùi ngậy của thịt và thính thơm cùng chút cay của mắm tỏi ớt quyện hòa với cái chát nhẹ của các loại lá thật thú vị, khó quên. Ảnh: dacsannamdinh.
Bánh cuốn làng Kênh
Người làng Kênh vẫn truyền cho con cháu kinh nghiệm tráng bánh ngon: Gạo làm bánh là loại dẻo, bột không được ngâm quá lâu vì bánh sẽ chua, nhão, khi tráng thoa một lớp bột mỏng nhưng đều. Muốn bánh có độ dai, mỏng và giòn, để lâu bánh không bị cứng thì khi pha bột bánh thêm một lượng nhỏ bột dong. Trước đây khi tráng bánh người ta thường xếp bánh trên lá sen hoặc là chuối trông rất ngon mắt và chỉ chấm không với nước mắm. Ngày nay, khi ăn người ta thường cho thêm vài lát chả quế thơm vào cho đậm vị. Món ăn qua bao đời vẫn được người làng Kênh gìn giữ để hương vị không đổi theo thời gian, chiều lòng được cả những vị khách khó tính nhất.
Giá một suất bánh cuốn khoảng 10.000 đồng. Ảnh: FB Bánh cuốn làng Kênh.
Bánh nhãn Hải Hậu
Nhiều người nhầm tưởng rằng bánh nhãn được làm từ quả nhãn nhưng kỳ thực không phải vậy. Do hình dạng tròn tròn, vàng ngon như long nhãn nên người dân địa phương mới sáng tạo đặt tên như thế. Là món ăn chơi, ăn vặt phổ biến, bánh nhãn được làm từ bột nếp, trứng gà, đường, mỡ lợn. Bột nếp sau khi trộn với trứng gà được vo thành từng viên nhỏ, chiên trong chảo ngập mỡ. Đường trắng nấu chảy, cho bột vừa chiên vào để đường bọc ở ngoài thật khéo. Bánh ngon và độ ngọt thế nào phụ thuộc nhiều vào lớp đường này.
Bánh nhãn Nam Định nổi tiếng nhất là ở Hải Hậu vì đây là địa phương có gạo nếp ngon nhất tỉnh. Ảnh: Nauan.net
Phở bò gia truyền có lẽ là món ăn nổi tiếng nhất của đất Thành Nam. Ngày nay món ăn này đã được “phủ sóng” toàn quốc nhưng có lẽ chỉ thưởng thức phở ở chính quê hương Nam Định mới có thể cảm nhận hết những nét vị riêng không thể lẫn. Bánh phở ở Nam Định có sợi nhỏ mềm, nước dùng có hương vị đặc trưng từ công thức bí truyền của mỗi gia đình nên rất khác biệt.
Nếu bạn đã một lần thưởng thức giò lụa Nam Định, có lẽ khó có thể quên được vị ngọt đậm đà, mềm mà vẫn giòn thơm rất riêng. Người Nam Định rất cẩn thận trong việc chọn lựa, pha và luộc thịt. Giò được làm từ thịt lợn nguyên nạc ở mông hoặc thăn. Từng miếng giò thành phẩm khi thái ra có màu hồng, mặt giò có nhiều lỗ rỗ, tỏa mùi thơm, ăn ngọt, giòn, không bị bã. Đặc biệt, giò để lâu không thiu, có thể bảo quản ở môi trường bình thường khoảng một tuần mới hỏng.
Video đang HOT
Giò lụa Nam Định không chỉ là quà biếu ngày tết, dùng trong những dịp cỗ bàn quan trọng, đó còn là món ăn bình dị, góp mặt trong mâm cơm đãi khách của người dân quê. Ảnh: alotin.
Món ngon Thành Nam nhắc đến là thèm
Về với Nam Định, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức những món ăn làm nên thương hiệu phố cổ Thành Nam như xôi xíu, bánh xíu báo, bánh cuốn làng Kênh...
BÁNH XÍU BÁO
Bánh xíu báo hay còn được gọi là xíu páo, một trong những thức quà ngon, dân dã của người Hoa trước đây sống trên phố Khách (nay là phố Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong).
Xíu báo có vỏ như bánh nướng nhưng mềm và thơm hơn, có thể bóc ra như được từng lớp mỏng, có chút hơi giống vỏ bánh pía.
Nhân bánh là thịt xá xíu màu đỏ nâu sậm, xắt hạt lựu trộn với mộc nhĩ, mỡ lợn và nửa quả trứng gà luộc ăn bùi bùi béo ngậy, cảm giác đặc biệt khó tả. Chiếc bánh xíu báo nhỏ xinh luôn là món quà sáng quen thuộc của bao thế hệ học sinh Thành Nam.
BÁNH NHÃN HẢI HẬU
Nhiều người nhầm tưởng rằng bánh nhãn được làm từ quả nhãn nhưng kỳ thực không phải vậy. Do hình dạng tròn tròn, vàng ngon như long nhãn nên người dân địa phương mới sáng tạo đặt tên như thế.
Là món ăn chơi, ăn vặt phổ biến, bánh nhãn được làm từ bột nếp, trứng gà, đường, mỡ lợn. Bột nếp sau khi trộn với trứng gà được vo thành từng viên nhỏ, chiên trong chảo ngập mỡ.
Đường trắng nấu chảy, cho bột vừa chiên vào để đường bọc ở ngoài thật khéo. Bánh ngon và độ ngọt thế nào phụ thuộc nhiều vào lớp đường này.
XÔI XÍU NAM ĐỊNH
Xôi xíu gồm xôi trắng được đồ từ loại gạo nếp dẻo thơm nên hạt rất mềm, óng ả. Xôi được ăn cùng với thịt xá xíu, lạp xưởng và không thể thiếu thứ nước sốt thơm, đậm đà có vị cay nồng của hạt tiêu.
Một bát xôi được dọn ra vẫn còn nghi ngút khói, lẫn trong màu trắng tinh của những hạt nếp dẻo là miếng lạp xưởng hồng hồng, vài lát thịt xá xíu nạc và mềm.
Chỉ cần trộn đều bát xôi, cảm nhận vị thơm thơm của nếp, vị ngọt của thịt lợn được hầm mềm như tan chảy trong miệng. Một bát xôi vào buổi sáng hay buổi tối lang thang thành Nam là đủ làm ấm bụng trong những ngày đông lạnh.
BÁNH CUỐN LÀNG KÊNH
Người làng Kênh vẫn truyền cho con cháu kinh nghiệm tráng bánh ngon: Gạo làm bánh là loại dẻo, bột không được ngâm quá lâu vì bánh sẽ chua, nhão, khi tráng thoa một lớp bột mỏng nhưng đều.
Muốn bánh có độ dai, mỏng và giòn, để lâu bánh không bị cứng thì khi pha bột bánh thêm một lượng nhỏ bột dong. Trước đây khi tráng bánh người ta thường xếp bánh trên lá sen hoặc là chuối trông rất ngon mắt và chỉ chấm không với nước mắm.
Ngày nay, khi ăn người ta thường cho thêm vài lát chả quế thơm vào cho đậm vị. Món ăn qua bao đời vẫn được người làng Kênh gìn giữ để hương vị không đổi theo thời gian, chiều lòng được cả những vị khách khó tính nhất.
Trộn đều bát xôi, nếm thử một miếng, bạn sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt vời của gạo nếp dẻo thơm quyện với thịt xíu mềm ngọt, lạp xưởng bùi béo, nước sốt thịt đậm đà có vị cay của tiêu.
Chỉ ăn một lần chắc chắn sẽ nhớ mãi. Mang hơi hướng phong cách người Hoa nên hiện giờ trên những phố cổ: Hàng Sắt, Hoàng Văn Thụ, Bắc Ninh... xôi xíu vẫn được bán nhiều.
BÚN ĐŨA THÀNH NAM
Có biết bao món ăn từ bún: nào là bún cá, bún riêu, bún đậu, bún bò... Nhưng có một món bún làm mê mẩn những người dân Thành Nam, mà lại ít ai nhắc đến là món "bún đũa".
Sợi bún to cỡ đầu đũa, mềm nhưng săn chắc chứ không nhũn. Bún đũa Nam Định dễ ăn không chỉ bởi vị thanh thanh nhẹ nhàng mà còn bởi vị thơm của cua và các gia vị món ăn này.
Thưởng thức một bát bún đang bốc khói với những sợi bún trắng to, nổi bật trên những mảng gạch cua hồng hồng, một ít màu trắng của cọng giá và màu xanh của rau, húp một ít nước béo đậm đà kèm theo chút gia vị ớt khô chưng mỡ sẽ ngon dần đến rân rân cảm giác vô cùng thú vị.
BÁNH GỐI
Bánh gối được coi là món quà "tâm hồn"của tuổi học trò. Có lẽ do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực Trung Hoa từ khu phố Tàu xưa nên bánh gối Nam Định hoàn toàn khác bánh gối Hà Nội từ cách chế biến, hình dáng cho đến cách thưởng thức.
Nếu bánh gối Hà Nội dùng vỏ bột trứng giòn, tỉ mẩn ngồi gấp vỏ đúng hình "gối", chấm mắm chua ngọt dùng kèm rau sống thì ở Nam Định, bánh gối được làm từ vỏ bánh đa nem quết lớp bột mì (miến, thịt, trứng vẫn được sử dụng để làm nhân) khi ăn bánh mềm, không bị ngấy.
Món ăn này hấp dẫn nhất là vào lúc tiết trời giá lạnh, cùng bạn bè bên bếp lửa hồng, người gói bánh, người nhặt rau, người nhanh tay lật giở những chiếc bánh vàng ruộm...để rồi cùng nhau thưởng thức mới thấy hết sức quyến rũ của món ăn do chính tay mình làm ra.
Nếu không có điều kiện chế biến, những cô cậu học trò khi tan trường vào các buổi chiều mùa đông thường tìm đến hàng bánh gối ở các góc phố Bắc Ninh, Hoàng Văn Thụ, Minh Khai, Nguyễn Du... của thành phố Nam Định để thưởng thức.
NEM NẮM GIAO THỦY
Để có món nem ngon đúng điệu, người làm phải chọn thịt lợn ngon, không dính gân, mỡ, sau khi mua về được nhúng nước sôi cho chín tái để giữ vị ngọt.
Thính đạt chuẩn không quá cháy, màu vàng đẹp. Bì lợn cạo sạch lông, luộc chín rồi sắt sợi nhỏ như sợi mỳ. Sau khi có các nguyên liệu cần thiết, người ta trộn thịt, bì, thính cùng nước mắm ngon, tỏi, tiêu, ớt, bóp sao cho quyện đều vào nhau, vo thành nắm tròn và gói lại, chẳng cần cho vào tủ lạnh cũng có thể để được mấy ngày.
Nem khi ăn, chỉ cần lấy lượng vừa đủ, gói thành miếng nhỏ vừa miệng kẹp chung với lá sung, đinh lăng.
LỤC TÀU XÁ
Lục tàu xá là món ăn bắt nguồn từ Trung Hoa. Bên cạnh bánh trôi tàu, lục tàu xá là món chè ngon, bổ dưỡng được dân ta học theo, lưu truyền đến ngày nay.
Theo tiếng Quảng Đông (Trung Quốc), lục tàu xá (lục đậu sa) có nghĩa là đậu xanh nát nhuyễn. Tàu xá không chỉ là món ăn ngon mà còn có tác dụng như một bài thuốc bổ, bởi bản thân các nhiên liệu dùng để nấu Tàu xá đều có vị thuốc.
Đậu xanh có tính mát, giải độc, giải nhiệt, cảm sốt và có tác dụng trừ ô cấu (thải chất bẩn trong cơ thể); trần bì có vị đắng the, giúp tiêu thực, thanh đờm, thanh phế quản.
Chính vì lục tàu xá là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, vừa có hương vị độc đáo riêng mà nó đã thành món ăn quen thuộc, ưa thích của đông đảo người dân Thành Nam.
Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Nam Định? Ngoài các đặc sản đã quá nổi tiếng như kẹo sìu châu, bánh gai, chuối ngự Đại Hoàng thì các món ăn ngon, bổ rẻ ở Nam Định cũng làm nức lòng người. Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Nam Định? Nam Định tuy nhỏ nhưng văn hóa ẩm thực nơi đây lại rất phong phú, với những món ăn đơn giản, mộc...