5 lưu ý quan trọng trong chế độ ăn cho trẻ béo phì
Thay đổi chế độ ăn là một trong các cách hiệu quả nhất để giảm cân cho trẻ béo phì. Tuy nhiên, thực hiện chế độ ăn cho trẻ béo phì như thế nào để hợp lý, hiệu quả và an toàn nhất lại là điều mà không phải ai cũng biết.
Béo phì là một trong các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hàng đầu trên toàn cầu hiện nay, đặc biệt là béo phì ở trẻ em. Do đó, làm thế nào để kiểm soát cân nặng của trẻ đang rất được quan tâm. Trong đó, chế độ ăn cho trẻ béo phì hợp lý là một trong các phương pháp được cho là có hiệu quả và an toàn nhất để kiểm soát cân nặng của trẻ.
Tuy nhiên, cha mẹ hãy lưu ý một số điều sau đây trong chế độ ăn của trẻ béo phì để giúp kiểm soát cân nặng của trẻ hợp lý và an toàn hơn:
1. Đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của trẻ
Cần lưu ý rằng, chế độ ăn cho trẻ béo phì để kiểm soát cân nặng của trẻ không có nghĩa rằng bạn bắt trẻ phải nhịn đói để giảm cân.
Sự thiếu hụt năng lượng quá lớn trong khẩu phần ăn sẽ kích thích trẻ thèm ăn nhiều hơn, cơ thể uể oải khi hoạt động do thiếu dinh dưỡng,… Do đó, lưu ý đầu tiên mà cha mẹ cần nhớ là luôn phải đảm bảo tổng lượng năng lượng trong khẩu phần ăn nhằm duy trì hoạt động bình thường của trẻ, không để trẻ bị đói.
2. Đa dạng dinh dưỡng
Điều thứ hai mà cha mẹ cần lưu ý trong chế độ ăn cho trẻ béo phì là nguồn dinh dưỡng sử dụng cho trẻ cần đảm bảo tính đa dạng. Mỗi loại thực phẩm với thành phần nhất định sẽ có các tác dụng khác nhau đối với sự phát triển bình thường của trẻ.
Chế độ ăn cho trẻ béo phì cần phải cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm bao gồm:
- Đường bột: Chiếm từ 55-60% năng lượng khẩu phần của trẻ. Nên sử dụng nguồn đường bột có trong các loại ngũ cốc nguyên cám thay vì các loại đường tinh chế.
- Chất đạm: Chất đạm cần chiếm khoảng 20% năng lượng khẩu phần của trẻ. Có thể sử dụng chất đạm từ các nguồn đa dạng như trứng, thịt các loại, thủy hải sản,…
Video đang HOT
- Chất béo: Trẻ béo vẫn cần phải được cung cấp chất béo trong khẩu phần, chiếm khoảng 20% năng lượng khẩu phần. Nên sử dụng chất béo thực vật và chất béo động vật với tỷ lệ 1:1.
- Chất xơ và vitamin: Nên tăng cường sử dụng rau củ trong bữa ăn để cung cấp chất xơ và vitamin cho trẻ, đồng thời tạo cảm giác no lâu hơn.
3. Chia khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ
Cha mẹ cũng cần lưu ý một điều khác trong chế độ ăn cho trẻ béo phì đó là hãy chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ thành các bữa nhỏ hơn, thay vì chỉ cho trẻ sử dụng các bữa chính.
Điều này khiến trẻ ít có cảm giác đói và ít thèm ăn hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không cần thiết ép trẻ ăn ngay cả khi trẻ không đói, không muốn ăn,… bởi có thể sẽ khiến trẻ bị tăng cân trở lại.
4. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
Trong chế độ ăn của trẻ béo phì, trẻ cũng nên được hạn chế các loại thức ăn sẵn có trong khẩu phần như nước ngọt có gas, thực phẩm đóng hộp, bim bim,… bởi đây là những loại thực phẩm giàu năng lượng nhưng thành phần dinh dưỡng lại tương đối nghèo nàn. Và chúng không hề có tác dụng cho việc giảm cân của trẻ.
Do đó, cha mẹ cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này trong chế độ ăn cho trẻ béo phì. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn cho trẻ béo phì nếu đây là những món ăn mà trẻ yêu thích, kiểm soát việc sử dụng ở mức độ thích hợp là đủ để vừa giúp trẻ giảm cân vừa thỏa mãn sở thích của trẻ.
5. Không tự ý áp dụng các công thức giảm cân bằng chế độ ăn cho trẻ
Với một thao tác tìm kiếm rất đơn giản trên internet, cha mẹ có thể tìm thấy rất nhiều các công thức ăn uống khác nhau để giúp trẻ giảm cân. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý vận dụng, thực hành các công thức ăn uống giảm cân này trên thực tế, bởi thực hiện theo các nguồn thông tin chưa được kiểm chứng có thể gây ảnh hưởng trái chiều lên sức khỏe của bé.
Do đó, trước khi muốn vận dụng một chế độ ăn cho trẻ béo phì, hãy tìm kiếm lời khuyên của một chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
Trên đây là một số các lưu ý cơ bản mà cha mẹ cần nhớ trong chế độ ăn cho trẻ béo phì để giúp trẻ giảm cân hiệu quả hơn mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
5 loại thức ăn dễ gây béo phì ở trẻ
Thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn,... đều là những thực phẩm quen thuộc trong thực đơn của trẻ hiện nay. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này lại là những thức ăn dễ gây béo phì ở trẻ mà các bậc cha mẹ chưa thực sự chú ý.
Sử dụng thức ăn không hợp lý được cho là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì ở trẻ. Đôi khi, những loại thức ăn tưởng chừng rất quen thuộc và bình thường trong cuộc sống hằng ngày lại chính là những thức ăn dễ gây béo phì ở trẻ.
5 loại thức ăn dễ gây béo phì ở trẻ
1. Thực phẩm giàu chất béo
Chất béo là một trong các nguồn dinh dưỡng cơ bản cho cơ thể, tham gia nhiều vai trò như cấu trúc cơ thể, tổng hợp hocmon,... Nhưng chất béo cũng là một trong những loại thức ăn dễ gây béo phì ở trẻ.
Người ta ước tính rằng, mỗi 1g chất béo khi phân giải sẽ cho 9Kcal, gấp đôi so với đường bột và đạm. Tuy nhiên, đây lại không phải là nguồn năng lượng ưu tiên để cơ thể sử dụng. Khi sử dụng quá nhiều chất béo, chúng sẽ được vận chuyển đến các mô mỡ của cơ thể, tích tụ tại đây và gây béo phì.
Do vậy, những loại thực phẩm giàu chất béo như các thức ăn chiên, xào, rán, lòng đỏ trứng gà thịt mỡ,... với hàm lượng chất béo cao chính là một trong những loại thức ăn dễ gây béo phì ở trẻ.
2. Các loại thức ăn nhiều đường
Bên cạnh các loại thức ăn giàu chất béo, những loại thức ăn nhiều đường cũng là những thức ăn dễ gây béo phì ở trẻ.
Khi lượng đường nạp vào cơ thể thông qua thức ăn dư thừa quá nhiều, cơ thể sẽ không thể sử dụng hết lượng đường này để sinh năng lượng cho hoạt động hằng ngày. Lúc này đường sẽ bị chuyển hóa thành các sản phẩm dự trữ năng lượng cho cơ thể như glycogen, và mỡ,... gây béo phì.
Vì thế, mặc dù các loại thức ăn với vị ngọt đậm đà như mứt, bánh kẹo, nước giải khát,... luôn là những thức ăn khoái khẩu của con trẻ nhưng chúng cũng chính là một trong các thức ăn dễ gây béo phì ở trẻ.
3. Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ
Với hàm lượng dinh dưỡng cao trong một đơn vị sử dụng, cùng với mùi vị thơm ngon,... điều này làm cho rất nhiều bậc cha mẹ cho con sử dụng nhiều hơn các loại thịt chế biến sẵn, thịt đỏ trong bữa ăn hằng ngày.
Nhưng sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm này cũng đem đến nguy cơ gây dư thừa năng lượng cho trẻ. Vì thế, thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ cũng là những thức ăn dễ gây béo phì ở trẻ.
Ngoài là loại thực ăn dễ gây béo phì ở trẻ, các loại thức ăn chế biến sẵn còn mang lại nhiều nguy cơ khác nhau cho trẻ từ các chất phụ gia, phẩm màu, chất bảo quản trong quá trình chế biến.
4. Hoa quả cũng là thức ăn dễ gây béo phì cho trẻ
Rất nhiều phụ huynh cho rằng, hoa quả là nguồn thực phẩm lành mạnh tuyệt đối với nguồn gốc tự nhiên, cung cấp nhiều loại vitamin, muối khoáng, dưỡng chất,... và trẻ có thể sử dụng thoải mái mà không lo các vấn đề về sức khỏe.
Tuy nhiên, đây lại là một quan điểm sai lầm nghiêm trọng. Hoa quả cũng là những thức ăn có chứa năng lượng rất lớn, đặc biệt đối với các loại thực phẩm có vị ngọt, độ đường cao. Do đó, hoa quả cũng là nguồn thức ăn dễ gây béo phì ở trẻ, sử dụng hoa quả không điều độ cũng có thể khiến trẻ bị béo phì.
5. Các loại chất tạo ngọt nhân tạo
Nếu bạn cho rằng chất tạo ngọt nhân tạo không chứa năng lượng, thì ý kiến của bạn đã đúng. Nhưng nếu bạn cho rằng chất tạo ngọt nhân tạo không phải là thức ăn dễ gây béo phì ở trẻ, thì đây chắc chắn là quan điểm sai.
Mặc dù chất tạo ngọt nhân tạo không chứa năng lượng như đường thông thường, nhưng khi sử dụng chúng sẽ khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra chậm hơn. Điều này khiến các chất dinh dưỡng không được chuyển hóa và dễ bị tích tụ trong cơ thể.
Do đó, chất tạo ngọt nhân tạo cũng là một trong các loại thức ăn dễ gây béo phì ở trẻ mà các bậc cha mẹ không nên bỏ qua.
Có thể thấy rằng, rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc và tưởng chừng như không gây hại gì cho trẻ khi dùng lại là những thức ăn dễ gây béo phì ở trẻ. Do đó, mỗi bậc cha mẹ hãy tự trang bị cho mình kiến thức để có thể giúp trẻ có chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý giúp phòng chống béo phì.
QN
Tìm hiểu 5 nguyên nhân béo phì ở trẻ Béo phì ở trẻ là tình trạng ngày càng xuất hiện phổ biến hiện nay, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân béo phì ở trẻ khác nhau mà chúng ta có thể kể đến như ăn thừa năng lượng, ít vận động, sự di truyền,... Béo phì ở trẻ là tình trạng...