5 điều tốt, 7 điều xấu do nắng tác động đến cơ thể
Mặt trời có nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi nó lại có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Ảnh: UnityPoint Health
Cũng giống như nhiều thứ khác, ánh nắng mặt trời nên được tiếp xúc với mức độ vừa phải để tránh bị cháy nắng, nóng nảy, nếp nhăn và ung thư da.
5 điều tốt:
Bác sĩ Bligard nói rằng những ngày tràn ngập ánh sáng mặt trời làm cho mọi người cảm thấy tốt hơn và có nhiều năng lượng hơn. Serotonin trong não tăng lên khiến tâm trạng được cải thiện. Không có gì ngạc nhiên khi mức độ serotonin cao nhất vào mùa hè.
2. Điều trị chứng trầm cảm theo mùa
Ở một số người, việc thiếu ánh sáng mặt trời vào mùa đông dường như sẽ gây ra sự trầm cảm. Triệu chứng bao gồm tâm trạng xấu, khó khăn trong công việc và giữ các mối quan hệ bạn bè, ăn quá nhiều, mệt mỏi và ngủ quá nhiều… Trầm cảm theo mùa, trước đây gọi là chứng rối loạn tình cảm theo mùa hay rối loạn ảnh hưởng theo rất hiếm trong những tháng ấm áp.
Mọi người đều kinh nghiệm căng thẳng vì nhiều yếu tố, chẳng hạn như gia đình, công việc và vấn đề sức khoẻ. Tiến sĩ Bligard nói rằng căng thẳng có thể được giải tỏa bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm tập thể dục, có sở thích thư giãn, đi dạo với con chó hoặc bằng cách ra ngoài không khí trong lành để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
4. Cải thiện giấc ngủ
Ánh sáng mặt trời làm ảnh hưởng đến lượng melatonin trong não (chất giúp nhận biết khi nào thì ngủ). Việc sản xuất melatonin bị ức chế bởi ánh sáng và tăng mức khi vào tối, nên melatonin còn được gọi là “hormone của bóng tối”. Đỉnh sản xuất vào giữa đêm, rồi giảm dần vào nửa sau của đêm. Ở vùng mà đêm tối triền miên, phải cần đến sự hỗ trợ của ánh sáng nhân tạo để giảm bóng tối âm u chỉ còn khoảng 8 giờ mỗi ngày.
Phơi nắng từ 5-15 phút mỗi ngày để cung cấp vitamin D cần thiết cho cơ thể- Ảnh: internet
5. Vitamin D
Vitamin D là một vitamin tham gia vào việc duy trì sức khỏe của xương. Một cách để bạn có thể nhận được vitamin mặt trời này là tiếp xúc với ánh sáng cực tím trong ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, chỉ cần phơi nắng 15 phút vào buổi sáng và chiều để cung cấp đủ lượng Vitamin D cần thiết.
7 điều xấu:
Việc tiếp xúc lâu dài với ánh sáng cực tím từ ánh nắng mặt trời có thể làm hỏng võng mạc (phía sau mắt, nơi các thanh và hình nón tạo ra hình ảnh, sau đó được gửi đến các trung tâm thị giác trong não). Tia UV cũng là một yếu tố trong sự phát triển của đục thủy tinh thể.
2. Kiệt sức
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC), kiệt sức vì nóng là phản ứng của cơ thể đối với việc mất nước và muối quá mức, thường là do đổ mồ hôi nhiều. Các triệu chứng kiệt sức vì nóng thường gặp như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đuối sức, cáu gắt, khát, nhiệt độ cơ thể tăng…
3. Sốc nhiệt
Video đang HOT
Nếu kiệt sức do nóng không được điều trị, nó có thể dẫn đến sốc nhiệt, có thể đe dọa tính mạng. Sốc nhiệt làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng và có thể đạt tới 41 độ C trong 10 đến 15 phút.
Khi bị sốc nhiệt cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức vì nếu nó không được điều trị, nó có thể gây tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn.
Các triệu chứng sốc nhiệt mê sảng, mất ý thức (hôn mê), da nóng, khô hoặc đổ mồ hôi nhiều, động kinh.
Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng gây ra bỏng nắng- Ảnh: Twitter
4. Cháy nắng
Đây là một trong những tác động tiêu cực phổ biến nhất của ánh nắng đối với da.
Ánh sáng tia cực tím là nguyên nhân gây cháy nắng, những triệu chứng thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 4 – 5 giờ.
Các triệu chứng chung của cháy nắng như da bị đỏ, đau, sưng, hoặc một số biểu hiện giống bệnh cúm như buồn nôn, sốt, ớn lạnh hoặc nhức đầu…
Nếu biểu hiện sốt do cháy nắng xuất hiện cần đến cơ sở y tế để được theo dõi.
5. Da phát ban
Phát ban da thường xảy ra trong thời tiết nóng ẩm, da nổi lên các cụm đỏ của mụn nước và thường xuất hiện trong nếp gấp da, nếp gấp khuỷu tay, háng hoặc trên cổ và ngực trên.
Để giảm tình trạng phát ban do nhiệt chỉ cần thay đổi sang môi trường mát mẻ để ngăn ngừa mồ hôi, giữ cho vùng da được khô thoáng. Tránh không dùng các loại thuốc dạng kem.
6. Ung thư da
Hậu quả tồi tệ nhất của tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mặt trời là sự phát triển của ung thư da.
Thời gian da xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời càng nhiều năm nguy cơ phát triển ung thư da càng cao.
Có ba loại ung thư da phổ biến (theo thứ tự thường xảy ra):
- Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC): một dạng ung thư da phổ biến nhất, phát triển rất chậm, thường xuất hiện vùng đầu và cổ, nơi tiếp xúc ánh nắng nhiều nhất. BCC dễ nhận biết qua hình dáng như vết sưng tròn màu trắng hoặc hồng, ở giữa vết sưng thường lõm;
- Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC): có thể xảy ra bất kỳ nơi nào trên cơ thể. SCC thường phát triển chậm và khó khăn để nhận biết. SCC có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng và có thể cần các phương pháp phẫu thuật đặc biệt, chẳng hạn như Mohs Surgery, để loại bỏ, nếu chúng lớn hoặc trong các khu vực khó điều trị)
- U ác tính: là loại ung thư da ít phổ biến nhất nhưng nó đang tăng lên hàng năm, đặc biệt là phụ nữ trẻ từ 18-29 tuổi. Nó có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Điều quan trọng là u ác tính được chẩn đoán sớm, vì khối u mỏng hơn thì càng ít lan truyền ra. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu điều trị u ác tính, hiện nay tốt nhất là phẫu thuật cắt bỏ khối u và bất kỳ hạch bạch huyết liên quan trước khi nó lan ra).
7. Nếp nhăn/ lão hóa
Ánh nắng mặt trời là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển lão hóa da. Tia UV làm tổn thương collagen và các mô đàn hồi trên da, do đó da trở nên mỏng manh và không co lại trở lại, gây ra chùng xuống. Yếu tố duy nhất làm da lão hóa tồi tệ hơn tiếp xúc với tia UV là hút thuốc.
Phần lớn các tổn thương da của chúng ta do ánh nắng mặt trời có thể được ngăn ngừa. Kem chống nắng phải được sử dụng 20 phút trước khi đi ra ngoài dưới ánh mặt trời và nên được sử dụng lại sau hai giờ dưới ánh mặt trời và sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều. Bạn cũng có thể tự bảo vệ mình với kính mát lọc tia UV. Che chắn da với quần áo và đội rộng vành (trên 10cm).
Nếu hoạt động ngoài trời trong thời gian dài, cần tìm những nơi có bóng râm che phủ. Đến chuyên gia y tế hoặc bác sĩ da liễu khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về da trên cơ thể.
DIỆU NGUYỄN (UnityPoint Health)
Theo tuoitre.vn
7 thói quen tốt cho giấc ngủ, làm chậm quá trình lão hóa
Giấc ngủ ngon đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích như tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động não bộ hay làm chậm lại quá trình lão hóa.
Vì vậy nếu bạn bị mất ngủ, hãy thử ngay những phương pháp sau để giúp cơ thể được nghỉ ngơi đúng cách.
Trằn trọc khó ngủ, hay mất ngủ cả đêm là một việc không ai mong muốn sau cả một ngày dài mệt mỏi.
Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện tình trạng này chỉ bằng một vài cách đơn giản. Xây dựng và duy trì cho mình một vài thói quen hàng ngày sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
Bạn có thể thử một hoặc nhiều phương pháp khác nhau trong số 7 gợi ý dưới đây để thoát khỏi nỗi ám ảnh của chứng mất ngủ.
(Ảnh BayChoice Bariatrics / Đồ họa: Minh Nguyệt).
Ban đêm, nhiệt độ cơ thể người thường xuống thấp hơn. Theo kết quả một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1997 bởi Trung tâm Y tế Cornell của Bệnh viện New York (Mỹ), cách hai tiếng trước khi ngủ, nhiệt độ cơ thể người bắt đầu giảm, và sẽ giảm xuống mức thấp nhất vào khoảng 4 - 5 giờ sáng.
Vì vậy khi ngâm nước nóng, thân nhiệt bạn sẽ tăng lên - và quá trình giảm nhiệt độ diễn ra ngay sau đó sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn.
Theo Tiến sĩ Joyce Walsleben, giảng viên Trường Đại học Y New York (Mỹ), nếu nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên từ 1 - 2 độ sau khi ngâm mình, mức nhiệt giảm xuống khi bạn đi ngủ là vừa vặn thích hợp để bạn có một giấc ngủ sâu.
Vì vậy, cách giờ đi ngủ hai tiếng, bạn nên ngâm mình trong nước nóng từ 20 - 30 phút. Nếu không có điều kiện ngâm mình, bạn có thể thay thế bằng cách tắm nước nóng.
(Ảnh: LuxReview / Đồ họa: Minh Nguyệt).
Đêm khuya là thời điểm để cơ thể bạn tiết ra melatonin - một loại hóc môn có thể khiến bạn buồn ngủ. Tuy nhiên, melatonin chỉ có thể phát tiết khi gặp đúng môi trường.
"Melatonin là hóc môn đêm tối - nó sẽ không xuất hiện khi bạn vẫn ở trong không gian sáng đèn" - Tiến sĩ Walsleben phân tích. "9 - 10 giờ tối là thời điểm thích hợp để melatonin hoạt động".
Việc ngồi trong không gian có ánh sáng dịu nhẹ trước khi đi ngủ sẽ phát "tín hiệu" cho hóc môn melatonin của bạn, giúp bạn sẵn sàng có một giấc ngủ ngon.
(Ảnh: Pinterest / Đồ họa: Minh Nguyệt).
Để giúp cơ thể nhận thức và làm quen với thời gian đi ngủ, bạn có thể tạo lập một vài thói quen và kiên trì thực hiện chúng mỗi tối.
Theo khuyến nghị của Tiến sĩ Gary Zammit (Giám đốc Viện nghiên cứu rối loạn giấc ngủ tai New York, Mỹ), bạn nên xây dựng một vài thói quen thực hiện trước giờ ngủ để giúp não bộ chuyển đổi sang trạng thái ngủ.
"Đặt quần áo ngủ lên giường, đánh răng, hay chải tóc - đó là những thói quen có thể dẫn bạn vào giấc ngủ dễ dàng hơn" - Tiến sĩ Gary Zammit đưa ví dụ.
(Ảnh: Website thuocthang.vn / Đồ họa: Minh Nguyệt).
Hạn chế uống cà phê vào ban đêm có thể giúp bạn ngủ dễ hơn, vì cafein có trong cà phê là một dạng chất kích thích nhẹ.
Theo khuyến cáo của Giáo sư Welsleben, những người gặp vấn đề về giấc ngủ không nên sử dụng các loại đồ ăn, thức uống có chứa cafein sau giờ trưa, vì đây là chất khó hấp thụ và có thể khiến họ khó ngủ vào ban đêm.
Mặt khác, những người uống cà phê không chứa cafein cũng cần chú ý: theo một báo cáo tiêu thụ năm 2007 tại Mỹ, cà phê không chứa cafein được bán tại một vài chuỗi cửa hàng thực chất vẫn chứa chất này.
Một chuỗi cửa hàng lớn chuyên cung cấp cà phê bị phát hiện có chứa tới 32 miligram cafein trong mỗi cốc cà phê được bán ra - tương đương với 340gr cola.
Nicotine cũng được tính là một chất kích thích. Một vài người có quan niệm hút thuốc lá trước khi đi ngủ để giải tỏa căng thẳng, tuy nhiên đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Theo Tiến sĩ Walsleben, hút thuốc lá, đặc biệt là trước khi đi ngủ có thể làm tăng nhịp tim và khiến não bộ không thể rơi vào trạng thái nghỉ ngơi.
(Ảnh: Website boldsky.com / Đồ họa: Minh Nguyệt).
Bạn có thể cho rằng việc "lướt" các mạng xã hội để cập nhật tin tức về bạn bè, người quen trước khi đi ngủ giúp bạn thư giãn. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động này lại khiến bạn hay trằn trọc và khó ngủ hơn.
Các màn hình sáng (bao gồm cả tivi) có thể kích thích thần kinh của bạn, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng chúng nếu muốn có một giấc ngủ ngon.
"Trước khi đến giờ đi ngủ, đừng xem tivi hay kiểm tra email. Thay vào đó, bạn nên để não bộ nghỉ ngơi dần bằng việc thực hiện những hoạt động thư giãn, chẳng hạn như ngồi trên ghế sofa - hay bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thoải mái - và đọc sách." Tiến sĩ Walsleben gợi ý.
(Ảnh: Reader's Digest / Đồ họa: Minh Nguyệt).
Nếu đôi chân bị lạnh làm bạn khó ngủ - đặc biệt là vào mùa đông - bạn nên thử giữ ấm chân bằng cách đi tất mềm khi đi ngủ. Theo chia sẻ của Tiến sĩ Phyllis Lee (giảng viên Phân viện Y Feiberg thuộc Đại học Northwestern, Chicago), việc đi tất sẽ cải thiện khả năng lưu thông và tuần hoàn máu ở chân, giúp bạn dễ ngủ hơn.
(Ảnh: Website monngon.vn / Đồ họa: Minh Nguyệt).
Việc ăn quá nhiều vào ban đêm, hay ăn các loại đồ ăn vặt có vị cay vào sát giờ đi ngủ có thể khiến hệ thống tiêu hóa của bạn bị "quá tải" và phải làm việc liên tục, kể cả khi bạn đang nằm nghỉ ngơi.
Các chất cồn như rượu có thể làm bạn buồn ngủ, nhưng nó sẽ làm rối loạn giai đoạn giấc ngủ của bạn sau đó. Chất cồn còn khiến bạn không thể rơi vào giấc ngủ sâu, đặc biệt là giai đoạn REM - giai đoạn cần thiết nhất để giúp cơ thể được nghỉ ngơi toàn phần.
Ngoài ra, nếu uống quá nhiều nước (hoặc bất cứ loại đồ uống nào khác) trước khi đi ngủ, bạn có thể gặp rắc rối với chứng tiểu đêm.
Bác sĩ William C. Dement, giảng viên về thần kinh học của Đại học Stanford, cho biết: "Hầu hết những người từ độ tuổi trung niên trở lên đều gặp phải hiện tượng tiểu đêm. Tuy nhiên việc giảm bớt lượng đồ uống hấp thụ trước khi đi ngủ có thể giúp giải quyết một phần vấn đề".
Theo giaoduc.net.vn
5 điều tốt cho sức khỏe khi bạn ngừng ăn đường Không dễ loại bỏ đường ra khỏi cuộc sống, nhưng nếu bạn biết điều đó mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, chắc chắn bạn sẽ cố gắng làm vậy. Quyên Quân Sau đây là 5 điều tích cực sẽ xảy ra khi bạn ngừng ăn đường, theo trang tin India. Làn da trơn sạch Việc tăng cường ăn đường có...