“4G vẫn là mạng viễn thông chủ đạo trong 3 năm tới”
Ông Đào Xuân Vũ, CEO Viettel Networks cho biết, trong giai đoạn 3 năm tới, Viettel vẫn coi 4G là mạng viễn thông chủ đạo và tiếp tục đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa để nâng trải nghiệm của khách hàng.
Trong giai đoạn 3 năm tới, Viettel vẫn coi 4G là mạng viễn thông chủ đạo và tiếp tục đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa để nâng trải nghiệm của khách hàng.
Nhu cầu về dữ liệu 4G sẽ tăng 5 lần
Ông Đào Xuân Vũ cho biết, chính thức cung cấp dịch vụ từ tháng 4/2017, đến nay, Viettel đang có 40.000 trạm thu phát sóng và hơn 26 triệu thuê bao 4G trên toàn quốc. Tốc độ tăng trưởng của lưu lượng data và thuê bao 4G Viettel tăng gấp đôi qua mỗi năm. Tỷ trọng lưu lượng data 4G trên tổng lưu lượng data toàn mạng Viettel tăng từ 77% trong 6 tháng cuối năm 2019 lên 82% trong 6 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, thuê bao 2G và 3G đang có xu hướng giảm rõ rệt từ 5 – 15%. Đây là sự chuyển dịch tất yếu của người dùng từ dịch vụ viễn thông truyền thống như thoại, tin nhắn sang dịch vụ dữ liệu như truy cập Internet, sử dụng mạng xã hội, video call, livestream, OTT…
Theo thống kê của Viettel, hiện nay, số lượng thiết bị đầu cuối 4G trên mạng Viettel đạt 39,3 triệu máy, chiếm gần 70% tổng số đầu cuối di động. Trong khi đó, lượng máy 3G chỉ còn 3,5 triệu, tương đương 6% toàn mạng và trung bình mỗi quý giảm tự nhiên khoảng 1,2 triệu đầu cuối 3G.
Số liệu phân tích từ Viettel Networks cho thấy, trong 3-5 năm tới, nhu cầu dùng dữ liệu và dịch chuyển thuê bao từ công nghệ cũ 2G và 3G lên 4G tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Dự kiến năm 2020, Viettel có thêm 10 triệu khách hàng 4G. Đến năm 2023, mạng 4G của Viettel sẽ đạt 45 triệu người dùng, hành vi thuê bao tăng khoảng 2,5 lần, từ 7-8 GB/tháng lên 18-20 GB/tháng.
Video đang HOT
“Lưu lượng phát sinh trên mạng 4G của Viettel vào năm 2023 sẽ tăng 3 lần so với hiện tại, đến năm 2025 sẽ gấp tới 5 lần. Do đó, 4G vẫn là một trong những công nghệ chủ đạo của Viettel, bên cạnh sự xuất hiện của các công nghệ mới như 5G, IoT, NG-PON”, ông Đào Xuân Vũ phân tích.
Cũng theo ông Vũ, hiện nay, trên mạng Viettel có khoảng 22.000 thiết bị đầu cuối hỗ trợ công nghệ 5G, song số lượng máy 5G sẽ tăng khá nhanh trong thời gian tới. Thách thức lớn nhất là hệ sinh thái các ứng dụng cần tới sức mạnh của công nghệ 5G còn chưa phổ biến tại Việt Nam như xe tự lái, VR, AR, nhà máy thông minh,…
Lời giải cho bài toán thiếu tài nguyên nhưng yêu cầu cao về chất lượng
Ông Đào Xuân Vũ cho hay, trước xu thế tăng trưởng của mạng 4G và bối cảnh chưa có tần số chính thức cho công nghệ này, Viettel vẫn coi mở rộng dung lượng và nâng cao chất lượng mạng 4G là công việc then chốt, thường xuyên và duy trì liên tục trong 3-5 năm tới.
CEO Viettel Networks nói: “Khi quy hoạch mạng lưới hàng năm, định hướng về cả kỹ thuật và kinh doanh, chúng tôi vẫn đặt ưu tiên hàng đầu cho mạng 4G bởi nhu cầu cả về lượng và chất đối với dịch vụ này còn rất lớn và cấp thiết”. Về giải pháp, ông Đào Xuân Vũ chia sẻ Viettel phải “đi nhiều chân” và “làm toàn diện” để đảm bảo chất lượng mạng.
Về phần cứng, từ năm 2017 – 2019, mỗi năm Viettel phát sóng thêm 1.500 – 2.000 trạm 4G, đến năm 2020, số trạm 4G phát triển mới sẽ là 5.000 trạm. Nhà mạng chủ động lựa chọn đầu tư các thiết bị hiện đại, tích hợp đa công nghệ, đa băng tần; ăng ten búp sóng kép (twin beam); ăng ten 4T4R (4 thu 4 phát)… để mở rộng vùng phủ, tăng dung lượng của trạm phát sóng. Hàng nghìn trạm 3G cũ được chuyển đổi sang công nghệ SDN (Software Defined Network) có khả năng hỗ trợ đồng thời cả mạng 3G và 4G.
Về phần mềm, lực lượng kỹ sư của Viettel liên tục nghiên cứu, tối ưu hệ thống để tìm ra bộ tham số tốt nhất giúp mạng lưới phát huy năng lực hiệu quả nhất với tài nguyên hiện có. Các nhân sự Viettel đã tính toán dịch chuyển tần số 1.800Mhz, 2.100Mhz sang khai thác, nâng cao chất lượng mạng 4G và tránh lãng phí tài nguyên. Hiện tại, Viettel đã tự xây dựng và sở hữu bộ công cụ phần mềm ưu việt, ứng dụng công nghệ xử lý dữ liệu lớn, có thể tự động giám sát 24/7, tối ưu chất lượng dịch vụ 4G. Mục tiêu là tối ưu cá thể hóa đến mỗi khách hàng, mỗi cuộc thoại, mỗi lượt truy cập dữ liệu, thậm chí là từng block, từng khoảng thoại, từng phiên data của người dùng.
“Chúng tôi xây dựng các chương trình hiện đại hóa mạng lưới hàng năm. Riêng với 4G, Viettel áp dụng nhiều công nghệ mới vào mạng 4G để cung cấp những dịch vụ tiện ích trên nền tảng này như LTE-Advanced, VoLTE, chia sẻ phổ tần (spectrum sharing), CRAN, LTE-M, IoT… Việc nâng cấp và tạo bước tiến mới cho mạng 4G sẽ góp phần thay đổi diện mạo mạng viễn thông – CNTT của Việt Nam, cùng với 5G mang lại hạ tầng số, phục vụ kiến tạo xã hội số”, ông Đào Xuân Vũ khẳng định.
Không chỉ tập trung vào thành phố, khu đô thị, khu công nghiệp, trường học, bến tàu, nhà ga… Viettel đang đẩy mạnh hoạt động tăng cường chất lượng mạng 4G cho vùng nông thôn, biên giới, biển đảo trên toàn quốc, đặc biệt là tuyến du lịch trên biển, khu vực có ngư dân đánh bắt cá, vận tải hàng hải, tuần tra, cứu hộ cứu nạn.
Về chính sách kinh doanh, để thúc đẩy khách hàng chuyển lên sử dụng mạng 4G, Viettel đang phối hợp với các nhà cung cấp smartphone 4G để hỗ trợ giá cho khách hàng và triển khai nhiều gói cước data đa dạng.
CEO Viettel Networks cho biết, Viettel đã tổ chức bộ máy đo kiểm độc lập để đánh giá chất lượng mạng và sử dụng nhiều phương pháp đo khác nhau. Từ năm 2019, Viettel áp dụng thêm thang điểm của Umlaut (P3) theo chuẩn của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI). Theo kết quả đo ở 22 tỉnh miền Bắc và miền Trung, dịch vụ data của Viettel đạt 507/600 điểm và cải thiện rõ rệt so với năm 2019 ở tất cả các loại địa hình. Quý 1/2020, hệ thống đo chất lượng truy cập Internet thuộc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã ghi nhận mạng data của Viettel có tốc độ tải xuống, tải lên trung bình tương ứng là 41.45 Mbps và 32.70 Mbps, cao nhất trong các nhà mạng.
Tuy nhiên, ông Đào Xuân Vũ cho rằng những nỗ lực về mặt kỹ thuật để nâng cao chất lượng mạng 4G là giải pháp tạm thời, là bước đệm để đáp ứng nhu cầu đang bùng nổ trong bối cảnh chưa có tài nguyên tần số chính thức cho 4G.
“Cùng với các công nghệ mới dần xuất hiện, 4G vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về dữ liệu, không chỉ đơn thuần là đọc báo, nghe nhạc, xem video clip, dùng mạng xã hội mà còn là thói quen mua sắm, giải trí, học tập, làm việc… đang ngày càng phổ biến”, CEO Viettel Networks nhận định và bày tỏ đề xuất với các cơ quan quản lý Nhà nước hỗ trợ các nhà mạng về chính sách nhập khẩu thiết bị đầu cuối, thay đổi gói cước… nhằm khuyến khích người dân sử dụng thiết bị thông minh, tiếp cận công nghệ mới, qua đó cải thiện chỉ số tốc độ Internet của Việt Nam trên bản đồ viễn thông – CNTT thế giới.
FPT công bố lãnh đạo mới mảng công nghệ
FPT vừa thực hiện một số thay đổi trong nhân sự quản lý cấp cao của tập đoàn. Trong đó, ông Vũ Anh Tú - Phó tổng giám đốc Công ty CP Viễn thông FPT sẽ đảm nhiệm vị trí Giám đốc Công nghệ FPT.
Ông Vũ Anh Tú hiện đảm nhiệm vị trí Giám đốc Công nghệ FPT
Việc bổ nhiệm và luân chuyển này nằm trong chương trình "Quy hoạch và Luân chuyển lãnh đạo FPT" nhằm tạo sự trải nghiệm đa dạng các mảng kinh doanh, nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành cho các cán bộ lãnh đạo cấp cao, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ các mảng công nghệ lõi của chuyển đổi số.
Cụ thể, tân Giám đốc Công nghệ FPT Vũ Anh Tú chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, định hướng công nghệ của FPT; chỉ đạo các dự án phát triển sản phẩm, dịch vụ mới Made by FPT đáp ứng chiến lược kinh doanh dài hạn của tập đoàn; xây dựng chính sách, nguồn lực công nghệ cho toàn tập đoàn.
Ông Vũ Anh Tú sinh năm 1978, là 1 trong 4 cán bộ công nghệ cấp cao nhất của FPT và là "tiến sĩ Cisco" khi sở hữu các chứng chỉ cao cấp nhất về mạng và an ninh thông tin như CCIE, CISSP... Gia nhập FPT IS năm 2001, ông Vũ Anh Tú đã chỉ huy triển khai nhiều hệ thống mạng viễn thông, bảo mật quan trọng cho các cơ quan Chính phủ, ngân hàng lớn tại Việt Nam, hỗ trợ các đơn vị này số hóa dịch vụ công, dịch vụ ngân hàng, như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vietcombank, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan.
Các dự án có tính bước ngoặt của FPT Telecom như chuyển đổi số hay chuyển đổi hạ tầng mạng viễn thông đều có sự tham gia của ông Tú với vai trò chủ chốt. Năm 2013, FPT Telecom là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình, internet trên mạng lưới cáp quang quy mô toàn quốc đầu tiên tại Việt Nam. Hiện tại, hơn 8.000 nhân viên công ty đang thực hiện các nghiệp vụ bán hàng, hỗ trợ kỹ thuật hoàn toàn trên nền tảng mobile.
Với năng lực lãnh đạo, cùng những thành tích nổi bật nói trên, ông Vũ Anh Tú góp phần đưa FPT Telecom đạt được các giải thưởng lớn như Doanh nghiệp Chuyển đổi số của năm 2016 (IDC), Nhà cung cấp Dịch vụ Trung tâm dữ liệu Việt Nam của năm 2019 (Frost & Sullivan).
Ngoài ra, ông Lê Hồng Việt - Giám đốc Công nghệ FPT sẽ nhận nhiệm vụ Tổng giám đốc Công ty TNHH FPT Smart Cloud - công ty thành viên mới nhất của tập đoàn. Thành lập ngày 13.8, Công ty TNHH FPT Smart Cloud tập trung kinh doanh mảng điện toán đám mây (Cloud) và trí tuệ nhân tạo (AI) - các công nghệ cốt lõi thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, giúp các tổ chức, doanh nghiệp tối ưu vận hành, đột phá hiệu suất. Công ty tham vọng dẫn đầu thị trường trong 5 năm tới bằng việc tập trung xây dựng nền tảng công nghệ vững chắc, phát triển hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, mở rộng kết nối toàn cầu.
Bên cạnh đó, ông cũng thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái sản phẩm công nghệ đa dạng, ứng dụng các công nghệ mới như Blockchain, Big Data, Cloud... trong toàn tập đoàn.
Nhà mạng phải dùng biện pháp kỹ thuật để chặn cuộc gọi lừa đảo Cục Viễn thông đã yêu cầu các nhà mạng sử dụng biện pháp kỹ thuật để chặn cuộc gọi giả mạo các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Ngân hàng... lừa đảo, hù dọa nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Cục Viễn thông yêu cầu nhà mạng sử dụng biện pháp kỹ thuật để chặn cuộc gọi giả mạo chiếm...