Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình.
Việc khai thác tiền điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích ‘thử nghiệm và nghiên cứu kiểm tra bảo mật’ mới được xem xét…
Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây của mình, (Ảnh: Internet)
Theo báo cáo của The Register, Microsoft đã cập nhật Điều khoản cấp phép chung cho các dịch vụ Azure và phạm vi dịch vụ trực tuyến Dynamics 365 của mình liên quan đến việc cấm khai thác tiền điện tử mà không có sự chấp thuận trước của công ty.
Video đang HOT
Phần Chính sách yêu cầu bất cứ ai cũng “không được sử dụng Dịch vụ Trực tuyến để khai thác tiền điện tử mà không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Microsoft”.
Công ty không có nhiều giải thích về lệnh cấm. Tuy nhiên, trong một bản cập nhật trên Azure (nền tảng đám mây của Microsoft), họ cho biết việc khai thác tiền điện tử bị cấm trong tất cả các dịch vụ trực tuyến như một phần của các hành động cần thiết để “bảo mật hệ sinh thái đối tác”.
Theo CoinDesk, ngành công nghiệp tiền điện tử hiện đang gặp rắc rối. Các chính phủ đang chạy đua để thực thi các quy định chặt chẽ hơn sau sự bùng nổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX, nhất là sau việc bắt giữ Sam Bankman-Fried vì tội lừa đảo và rửa tiền.
Hiện có số lượng không nhỏ các công ty khai thác tiền điện tử không có khả năng trả các khoản vay. Vì vậy, họ buộc phải giao nộp các giàn khai thác đã qua sử dụng để làm tài sản thế chấp. Với giá tài sản kỹ thuật số ngày càng giảm, khai thác tiền điện tử không còn là trò “tiêu khiển sinh lợi” hay an toàn như trước, tất cả những điều này có thể đã góp phần vào quyết định của Microsoft.
Microsoft không phải là gã khổng lồ công nghệ duy nhất cấm khai thác tiền điện tử trên nền tảng trực tuyến của mình. Google cũng có chính sách tương tựcấm khai thác mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của công ty. Google cho biết vào năm ngoái rằng hầu hết “các tác nhân độc hại” đã sử dụng các tài khoản đám mây bị xâm phạm để khai thác tiền điện tử. Chính vì vậy, đầu năm 2022, họ đã thêm dịch vụ phát hiện mối đe dọa phần mềm độc hại khai thác cho các tài khoản bị xâm phạm trong dịch vụ đám mây của mình.
AWS của Amazon cũng cấm khai thác tiền điện tử trong 12 tháng dùng thử miễn phí. Khách hàng có thể bị tính phí nếu họ chọn khai thác trên AWS và tài khoản của họ có thể bị treo.
Đầu năm nay, trò chơi điện tử Minecraft do Microsoft sở hữu đã cấm các mã thông báo không thể thay thế (NFT) khỏi trò chơi của mình để đảm bảo “người chơi có trải nghiệm an toàn và toàn diện”.
Microsoft thiết lập vùng 'ranh giới dữ liệu' cho khách hàng EU
Ngày 15/12, Tập đoàn phần mềm Microsoft thông báo, từ ngày 1/1/2023, các khách hàng sử dụng nền tảng đám mây ở Liên minh châu Âu (EU) sẽ có thể xử lý và lưu trữ một phần dữ liệu trong khu vực này.
Logo của Microsoft tại tòa nhà ở New York City, Mỹ. Ảnh tư liệu: REUTERS/TTXVN
Kế hoạch "Ranh giới dữ liệu EU" sẽ được triển khai theo giai đoạn, áp dụng cho tất cả các dịch vụ điện toán đám mây chủ lực của Microsoft gồm Azure, Microsoft 365, Dynamics 365 và Power BI.
Người đứng đầu bộ phận bảo mật của Microsoft, bà Julie Brill, cho biết Microsoft sẽ hoàn tất chuyển các dữ liệu của khách hàng vào vùng "ranh giới dữ liệu" của EU vào năm 2024. Microsoft có hơn 10 trung tâm dữ liệu trên khắp châu Âu, trong đó có Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Thụy sĩ.
Hiện phần lớn dữ liệu của châu Âu đang được lưu trữ bên ngoài lục địa, hoặc nếu được lưu trữ ở khu vực thì cũng là trên các máy chủ thuộc về các công ty ngoài châu Âu. Điều này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ rò rỉ dữ liệu bởi theo Đạo luật điện toán đám mây do chính quyền Mỹ công bố hồi năm 2018, giới chức tình báo nước này được phép tiếp cận dữ liệu đang được các công ty Mỹ lưu trữ dù cho máy chủ đang đặt tại bất cứ nước nào.
Ủy ban châu Âu (EC) đang nỗ lực thúc đẩy các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư trên không gian mạng. Năm 2018, EU ban hành Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) nhằm bảo vệ thông tin riêng tư của người dùng khỏi hành vi sử dụng dữ liệu cá nhân trái phép của các công ty hoạt động trong khối. GDPR áp dụng cho các tổ chức trong EU, cũng như các công ty đặt bên ngoài EU.
Microsoft Technology Summit 2022 Sự kiện công nghệ lớn nhất trong năm Hôm nay, Hội thảo Microsoft Technology Summit 2022 - Sự kiện công nghệ lớn nhất trong năm do Microsoft Việt Nam và các đối tác công nghệ đồng tổ chức đã diễn ra tại Vinpearl Landmark 81, TPHCM. Hội thảo Microsoft Technology Summit 2022 Đây là sự kiện công nghệ thường niên được mong chờ nhất của Microsoft, cập nhật những công nghệ...