4 triệu chứng chính cho thấy bạn đang bị viêm âm đạo
Để điều trị hiệu quả bệnh viêm âm đạo nhanh chóng, chị em cần tỉnh táo nhận ra các dấu hiệu khả nghi càng sớm càng tốt.
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến thường gặp ở chị em phụ nữ, nhất là những người đã có quan hệ tình dục, vệ sinh kém hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm…
Bệnh viêm âm đạo có nhiều cấp độ, ở thể nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau khi được giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. trong trường hợp nặng, chị em cần đi khám để được các bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Trong trường hợp nặng, viêm âm đạo có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ, thậm chí còn dẫn đến vô sinh.
Nguyên nhân gây ra viêm âm đạo thường là do nhiễm nấm candida (albican hay non-albican), trùng roi trichomonas và tạp khuẩn (bacterial vaginosis). Môi trường âm đạo không phải là môi trường vô khuẩn, viêm âm đạo thường xảy ra trong trường hợp vi khuẩn thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào (nhiễm vi sinh từ ngoài) hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động. Ngoài ra, viêm âm đạo còn do sử dụng các thuốc điều trị bệnh như kháng sinh, thuốc nội tiết hay do chưa biết cách thụt rửa âm đạo, dùng dụng cụ tránh thai, đang có thai…
Để điều trị hiệu quả bệnh viêm âm đạo nhanh chóng, chị em cần tỉnh táo nhận ra các dấu hiệu khả nghi càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa
Các triệu chứng của viêm âm đạo không phải lúc nào cũng rõ rệt nhưng cũng có thể được nhận thấy với các biểu hiện là dịch âm đạo mỏng, màu trắng và có mùi hôi. Ngoài ra, khi bị viêm âm đạo, chị em có thể bị ngứa hoặc bị dị ứng ở “vùng kín”, kèm theo cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Để điều trị hiệu quả bệnh viêm âm đạo, chị em cần tỉnh táo nhận ra các dấu hiệu khả nghi càng sớm càng tốt.
Video đang HOT
Dưới đây là những triệu chứng của bệnh viêm âm đạo mà chị em không thể bỏ qua vì nó có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
- Có mùi hôi ở phần bộ phận sinh dục: Mùi lạ ở “vùng kín” thường xuất hiện khi các bệnh viêm nhiễm đã trở nên nặng và đối với từng loại viêm, chị em có thể nhận ra mùi khác nhau ở khu vực này. Nếu thấy có mùi tanh, nhiều khả năng chị em bị viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra. Nếu “vùng kín” có mùi hôi, đây là một bệnh lý gây nhiễm trùng, xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập qua âm đạo và tràn vào tử cung, dẫn đến viêm vùng chậu. Còn nếu thấy có mùi khó thở thì là do nhiễm nấm âm đạo.
- Sau khi quan hệ tình dục, mùi càng nặng hơn: Viêm âm đạo chủ yếu do sự phát triển quá mức của các vi khuẩn gây hại tạo ra. Vì vậy, sau khi quan hệ tình dục, một lượng vi khuẩn khác sẽ xâm nhập từ bên ngoài vào âm đạo, góp phần làm cho sự mất cân bằng môi trường bên trong âm đạo tăng lên, từ đó càng tạo ra mùi khó chịu ở “vùng kín”.
- Nóng rát, xót khi đi tiểu: Nếu thấy các triệu chứng này thì rất có thể chị em bị viêm âm đạo do trùng roi hoặc nấm candida gây ra. Trong trường hợp bị viêm đường tiết niệu, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng trên.
- Dịch âm đạo thay đổi màu sắc: Nếu bị viêm âm đạo do vi khuẩn, khí hư sẽ loãng và có màu nâu sẫm. Nếu là viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas), bạn sẽ thấy lượng khí hư ra nhiều, có màu trắng sữa hoặc màu vàng đôi khi khí hư có mủ có mùi và có bọt, trường hợp viêm nặng chất tiết âm đạo kèm theo máu. Nếu viêm âm đạo do nấm candida, triệu chứng có thể gặp là huyết trắng loãng hoặc đặc, màu trắng đục, kèm theo cảm giác nóng, ngứa âm đạo hoặc đau khi làm “chuyện ấy”.
Để phòng tránh bệnh viêm âm đạo các bạn nên thực hiện tốt khâu vệ sinh mỗi ngày bằng nước sạch và các dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng có độ pH cân bằng với nồng độ pH âm đạo.
Theo VNE
Điều chị em cần làm khi bị viêm âm đạo
Bình thường khi đặt thuốc chữa viêm âm đạo, bạn nên kiêng "quan hệ" hoặc nếu có quan hệ tình dục phải sử dụng bao cao su vì khi quan hệ thuốc sẽ giảm hoặc mất tác dụng.
Em đi khám phụ khoa thì bác sĩ nói em bị viêm âm đạo và đã kê đơn thuốc uống và thuốc đặt, kèm theo nước rửa vệ sinh. Em đã uống và đặt thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Em cũng đã hỏi có phải kiêng gì không thì bác sĩ nói là không phải kiêng gì hết nên em nghĩ chắc cũng không phải kiêng chuyện chăn gối. Nhưng 2 vợ chồng em sau khi quan hệ xong thì thấy lo, lỡ "dính" bầu trong lúc đặt thuốc thì lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Em mong bác sĩ tư vấn giúp em trường hợp này. Nếu em có bầu thì có sợ ảnh hưởng của thuốc đến con không? Em xin cảm ơn! (Phan Thanh)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Phan Thanh thân mến,
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa khá phổ biến và nhiều chị em thường gặp. Thông thường, nếu viêm nhẹ, bệnh có thể tự khỏi nếu chị em biết cách vệ sinh "vùng kín"bằng nước sạch, không lạm dụng dung dịch vệ sinh nào. Còn trong trường hợp nặng, chị em cần đi khám phụ khoa để được làm xét nghiệm nếu cần thiết và kê đơn thuốc cho nhanh khỏi.
Bình thường khi đặt thuốc chữa viêm âm đạo, bạn nên kiêng "quan hệ" hoặc nếu có quan hệ tình dục phải sử dụng bao cao su. Ảnh minh họa
Bình thường khi đặt thuốc chữa viêm âm đạo, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên kiêng "quan hệ" hoặc nếu có quan hệ tình dục phải sử dụng bao cao su vì khi quan hệ thuốc sẽ giảm hoặc mất tác dụng. Hơn nữa, nếu không dùng bao cao su bảo vệ, virus gây bệnh có thể lan sang người kia hoặc bản thân người bệnh sẽ nhận thêm nhiều virus từ "đối tác" làm cho tình trạng bệnh nặng thêm do nhiễm trùng chéo.
Bản thân, viêm âm đạo không hẳn được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng có một số nguyên nhân gây viêm âm đạo (mầm bệnh) lại có thể truyền từ người nữ sang người nam, khu trú ở cơ quan sinh dục của người nam và sau đó truyền ngược trở lại cơ quan sinh dục của nữ qua hoạt động tình dục, khiến cho việc điều trị viêm âm đạo không dứt điểm hoặc tái phát.
Trong thư bạn cũng không nói rõ đã dùng thuốc trong thời gian nào của chu kì kinh và em có dùng hết liều không nên rất khó để nhận biết mức độ ảnh hưởng của thuốc đến đâu. Ngoài ra, tùy từng loại thuốc sẽ có những tác động khác nhau đến sức khỏe của bạn cũng như thai nhi nếu không may bạn có bầu.
Vì vậy, tốt nhất, vợ chồng bạn nên cố gắng kiêng cứ "chuyện vợ chồng" cho tới khi bệnh khỏi hẳn hoặc là dùng bao cao su để bảo vệ cả hai khỏi lây nhiễm bệnh.
Bạn cũng nên đi khám lại sau khi dùng hết thuốc hoặc trong quá trình điều trị có những dấu hiệu đặc biệt phát triển để được điều trị theo hướng tích cực hơn.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo VNE
5 cách phòng chống viêm âm đạo trong kỳ nguyệt san Trong những ngày 'đèn đỏ', sức đề kháng của XX giảm, sẽ rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm nếu không vệ sinh đúng cách. Dưới đây là lời khuyên giúp bạn gái phòng chống bệnh phụ khoa trong kỳ nguyệt san, theo 39 1. Thực phẩm cấm kỵ Những thực phẩm cơ bản XX cần kỵ trong kỳ nguyệt san để tránh viêm...