4 sai lầm hay gặp khi dùng kem dưỡng ẩm
Muốn có làn da mịn màng thì kem dưỡng ẩm là một sản phẩm cần thiết trong quy trình chăm sóc da.
Tuy nhiên có những hiểu lầm về sử dụng kem dưỡng ẩm khiến nhiều người sử dụng sai dẫn đến hiệu quả kém.
1. Dùng kem dưỡng ẩm hằng ngày khiến da mất đi khả năng giữ ẩm tự nhiên
Nhiều bạn lo lắng nếu hằng ngày dùng kem dưỡng ẩm sẽ khiến khả năng tự giữ ẩm của da bị giảm. Tuy nhiên, khả năng giữ ẩm tự nhiên của da bị giảm có nhiều lý do, trong đó chủ yếu là do lão hóa, do tác động của ánh nắng mặt trời hay thời tiết thay đổi khô hanh… Vì thế, kem dưỡng ẩm có vai trò cấp ẩm tránh tình trạng da ngày càng khô, nẻ và hạn chế các bệnh ngoài da phát triển.
Việc sử dụng kem dưỡng ẩm không hề khiến da mất đi khả năng cấp và giữ ẩm tự nhiên của da mà chỉ là phương pháp hỗ trợ nhằm cấp ẩm cho da.
Sử dụng kem dưỡng ẩm hằng ngày là phương pháp hỗ trợ nhằm cấp ẩm cho da, tránh cho da bị khô.
Tuy nhiên, khi sử dụng sai cách thì kem dưỡng có thể gây ảnh hưởng tới làn da. Chẳng hạn như khi lạm dụng với liều lượng quá nhiều, vượt mức ngưỡng hấp thụ của da, thì các tế bào da sẽ ngừng sản xuất phân tử đóng vai trò giữ nước của da (GAGs). Từ đó khiến da mất khả năng tự dưỡng ẩm và dần thô ráp và khô hơn. Vì thế, dùng kem dưỡng ẩm có khiến da mất đi khả năng giữ ẩm tự nhiên hay không phụ thuộc vào sản phẩm và cách sử dụng chứ không phải việc sử chúng hàng ngày.
2. Da sẽ bị “nghiện” kem dưỡng ẩm
Với type da khô hoặc da bị khô do tác động từ môi trường thì kem dưỡng ẩm là giải pháp hỗ trợ giúp khắc phục tình trạng này. Khi thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ tạo thành thói quen và có thể khiến bạn không thích cảm giác làn da không được dưỡng ẩm đầy đủ. Nhưng đây không phải là sự phụ thuộc mà chỉ là cảm giác thích dùng để cải thiện và duy trì sự mềm mại của làn da được cấp ẩm đầy đủ chứ không phải do làn da bị “nghiện” kem dưỡng ẩm.
Tuy nhiên, làn da của chúng ta có khả năng tự cấp ẩm và giữ ẩm tự nhiên nên kem dưỡng ẩm chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Chúng ta chỉ nên sử dụng vừa đủ số lượng cũng như tần suất ngày 2 lần để da hấp thu được tốt nhất và không gây ảnh hưởng đến khả năng tự cấp ẩm của da.
3. Da dầu không nên dùng kem dưỡng ẩm
Nhiều bạn có quan niệm chỉ có da khô và bong tróc mới cần được cung cấp thêm độ ẩm. Còn khi với type da dầu thường bị bóng nhờn nếu thoa kem dưỡng ẩm sẽ khiến da càng bóng nhờn hơn. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm vì làn da nào cũng có thể bị tổn thương nếu không được cấp ẩm đầy đủ.
Kem dưỡng ẩm không chỉ giúp da luôn ngậm nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố và giữ cho hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, giúp luôn ổn định để chống lại các tác nhân gây hại.
Hơn nữa, đối với làn da thừa dầu chưa chắc đã có đủ độ ẩm. Việc thiếu cấp ẩm sẽ gây tình trạng hoạt động tăng tiết dầu nhiều hơn để bù trừ, khiến da thiếu ẩm nhưng thừa nhờn. Từ đó da càng bóng hơn mà vẫn bị khô. Việc thiếu dưỡng ẩm còn có thế phá vỡ trạng thái cân bằng của da chuyển da sang type da dầu nhạy cảm hoặc da hỗn hợp.
Video đang HOT
Do vậy, da dầu vẫn phải dưỡng ẩm, nhưng chúng ta chỉ sử dụng với lượng vừa đủ, không nên bôi kem quá dày. Đối với làn da dầu, nếu sử dụng dư thừa kem dưỡng ẩm có thể gây bít tắc lỗ chân lông, dễ sinh ra mụn. Nên chọn dạng gel/lotion, có tính mỏng nhẹ, kiềm dầu và không tạo nhân mụn, giúp thẩm thấu nhanh hơn và cũng giúp hạn chế tiết dầu nhờn.
4. Chỉ dùng kem dưỡng ẩm cho da mặt
Da mặt là nơi thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Ngoài ra khi chúng ta trang điểm cũng khiến da phải tiếp xúc với hóa chất, da dễ bị khô hơn. Quá trình vệ sinh da mặt qua các bước như tẩy trang, tẩy tế bào da chết, sữa rửa mặt… có thể khiến các chất giữ ẩm cho da như ceramide, hyaluronic acid, các acid béo tự nhiên trên da bị mất, khiến da khô hơn… Do đó chúng ta thường chú trọng việc dưỡng ẩm cho da mặt sau khi vệ sinh da.
Các bước bôi kem dưỡng ẩm.
Tuy nhiên, làn da của cơ thể đều bị thiếu độ ẩm do các yếu tố tuổi tác, khí hậu, môi trường… Do đó da toàn thân cũng cần được cấp ẩm.
Các bộ phận khác nhau trên cơ thể có cần dùng các loại kem dưỡng ẩm khác nhau hay không còn phụ thuộc vào điều kiện tài chính của từng người. Ví dụ như kem dưỡng ẩm dùng cho vùng da mặt có thể sử dụng cho toàn thân, nhưng kem dưỡng ẩm cho da mặt thường có giá thành đắt đỏ hơn so với kem dưỡng ẩm body. Do đó nếu điều kiện tài chính không ổn thì bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm chuyên biệt cho từng vùng da như da mặt, da tay, body…
Những nguyên tắc cơ bản trong chu trình chăm sóc da hàng ngày
Các bác sỹ da liễu khuyên rằng nên đơn giản hóa chu trình 'skincare' hằng ngày, chỉ bao gồm ba bước thiết yếu: làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng.
Thị trường tràn ngập các sản phẩm chăm sóc da khiến người tiêu dùng bối rối. (Ảnh: The New York Times)
Đã bao giờ bạn cảm thấy việc lựa chọn sản phẩm dưỡng da trong quầy mỹ phẩm là một trải nghiệm "đau đầu?" Cũng chính vì điều đó mà nhiều người tiêu dùng hiện nay đang đặt lòng tin vào các bài "review" trên mạng xã hội.
"Không chỉ các bạn, mà chúng tôi - những bác sỹ da liễu cũng cảm thấy choáng ngợp trước lượng thông tin 'khủng' về cách chăm sóc da trên các nền tảng hiện nay," Ahmad Amin, Phó Giáo sư Da liễu tại Trường Y Feinberg (thuộc Đại học Northwestern, Mỹ) cho biết.
Các bác sỹ da liễu khuyên rằng nên đơn giản hóa chu trình "skincare," chỉ bao gồm ba bước thiết yếu: làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng.
Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản trong chu trình chăm sóc da hàng ngày mà bạn cần biết.
Làm sạch da đúng cách
Rửa mặt là một bước chăm sóc da quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng biết tại sao phải làm điều này và cách rửa mặt đúng cách.
Patricia Farris, bác sỹ da liễu ở Metairie, Louisiana (Mỹ) cho biết làm sạch da sẽ loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn, tế bào da chết, lớp trang điểm và các chất ô nhiễm từ môi trường.
Cô giải thích, sự tích tụ những thành phần trên là tác nhân làm bít tắc lỗ chân lông, gây ra mụn trứng cá. Hơn nữa các chất ô nhiễm có thể thúc đẩy sản xuất các gốc tự do và dẫn tới tình trạng lão hóa da.
"Mọi người nên rửa mặt hai lần một ngày, tuy nhiên với những làn da khô hoặc nhạy cảm thì một lần là đủ," Hope Mitchell, bác sỹ da liễu ở Perrysburg, Ohio, cho biết.
Việc rửa mặt nhiều lần trong một ngày có thể làm bong lớp da ngoài, dẫn đến mẩn đỏ, ngứa, khô và phát ban.
Bạn cần sử dụng loại sữa rửa mặt phù hợp với làn da của mình. (Ảnh: iStock)
Việc lựa chọn loại sữa rửa mặt phù hợp còn phụ thuộc vào loại da. Tiến sỹ Farris gợi ý lựa chọn loại sữa rửa mặt dưỡng ẩm cho làn da khô, sữa rửa mặt dạng gel hoặc tạo bọt dành cho da dầu và các sản phẩm nhẹ nhàng, không mùi thơm dành cho da nhạy cảm.
"Bạn không cần phải chi nhiều tiền cho các sản phẩm cao cấp," Tiến sỹ Farris cho biết, các nhãn hiệu bình dân như Neutrogena, CeraVe và La Roche-Posay đều rất tốt.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
"Dưỡng ẩm hàng ngày giúp làn da không bị khô và làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn," Farris nói thêm, "Điều quan trọng là bạn phải lựa chọn loại kem dưỡng ẩm giống như sữa rửa mặt."
Đối với làn da dầu, nên chọn loại kem dưỡng ẩm nhẹ, "oil-free" (không chứa dầu). Ngược lại, hãy sử dụng sản phẩm dạng kem có ghi "hydrating" hoặc "for dry skin" nếu bạn có làn da khô.
Những người có làn da dễ bị mụn trứng cá cần tìm loại kem dưỡng ẩm không gây mụn, không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Bác sỹ Mitchell lưu ý rằng mọi người nên dưỡng ẩm hai lần một ngày, thậm chí nhiều hơn khi thời tiết hanh khô, hoặc bất cứ khi nào làn da trong tình trạng khô ráp.
Cô nói: "Nếu bạn cảm thấy làn da của mình bị căng, đó là cảnh báo rằng da cần được cấp ẩm gấp."
Bạn có thể sử dụng chung một loại kem dưỡng ẩm cho cả buổi sáng và buổi tối. Tuy nhiên, nếu kem dưỡng ẩm ban ngày có chứa chỉ số chống nắng thì nên sử dụng sản phẩm khác trước khi đi ngủ.
Giống với sữa rửa mặt, trên thị trường có nhiều loại kem dưỡng ẩm hiệu quả với mức giá tốt.
Bôi kem chống nắng
Chống nắng là bước cần thiết trong mọi chu trình chăm sóc, bất kể loại da hay tông màu da nào. Tia cực tím từ Mặt trời có thể làm thúc đẩy sự phát triển các gốc tự do, làm tổn thương collagen và tạo ra nếp nhăn.
Việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng Mặt trời cũng làm tăng sản xuất melanin, dẫn đến các vết nám trên da. Viện Da liễu Mỹ (AAD) khuyến cáo tia UV còn có nguy cơ gây ung thư da.
Bôi kem chống nắng là bước bắt buộc trong mọi chu trình chăm sóc da. (Ảnh: iStock)
Theo khuyến nghị của AAD, hãy lựa chọn những loại kem chống nắng phổ rộng để bảo vệ làn da khỏi tia UVA và UVB với chỉ số SPF ít nhất là 30.
Farris cho biết kem dưỡng ẩm có chứa thành phần chống nắng là một lựa chọn hợp lý trong trường hợp không tiếp xúc nhiều với ánh nắng Mặt trời. "Nhiều sản phẩm như vậy lại có chỉ số SPF 15 - thấp hơn mức khuyến nghị tiêu chuẩn. Tốt hơn hết bạn vẫn nên sử dụng một loại kem chống nắng," cô nhấn mạnh.
Các bước chăm sóc da khác
Bên cạnh ba sản phẩm cơ bản, bao gồm sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và kem chống nắng, bạn có thể thêm serum, tẩy tế bào chết, kem mắt hoặc toner vào quy trình chăm sóc da. "Những sản phẩm này được thêm tùy vào mục đích chăm sóc của mỗi cá nhân," Farris lưu ý.
Cô cho biết những sản phẩm này chứa các hoạt chất như chất chống oxy hóa, retinol hoặc axit nhằm chống tia UV và chống lão hóa. Riêng với kem dưỡng mắt được sản xuất dành riêng cho vùng da nhạy cảm quanh mắt.
Tiến sỹ Farris cho biết khi sử dụng kết hợp nhiều sản phẩm, hãy thoa serum và kem dưỡng mắt sau bước rửa mặt, trước bước dưỡng ẩm và chống nắng. "Bạn nên thử từng sản phẩm một trong khoảng ba tuần trước khi sử dụng thêm sản phẩm khác."
"Không nên thoa nhiều lớp vì điều đó có thể gây kích ứng, làm khô da và thậm chí gây ra dị ứng. Nếu bạn nhận thấy những vấn đề trên, hãy ngừng sử dụng sản phẩm", cô nói thêm.
Tiến sỹ Amin cho biết: "Nếu thử một số sản phẩm chăm sóc da và không nhận được kết quả như mong muốn, hãy gặp các bác sỹ da liễu."
Các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về loại sản phẩm và thành phần có thể cải thiện làn da dựa trên nhu cầu cá nhân, đồng thời khuyến cáo những loại sản phẩm, thành phần nào được nhà sản xuất "cường điệu hóa lợi ích"./.
Thói quen chăm sóc da tốt nhất cho chị em bước sang tuổi 40 Khi chúng ta bắt đầu bước sang tuổi 40, cần đặc biệt chú ý tới việc chăm sóc da. Dưới đây là một số thói quen chăm sóc da tốt nhất cho lứa tuổi này, để duy trì vẻ đẹp và làn da sáng mịn. 1. Quy trình chăm sóc da khác nhau tùy theo độ tuổi Khác với độ tuổi 20, phụ...