Da khô gây lão hóa nhanh, cách khắc phục bằng các nguyên liệu tại nhà
Da khô nếu không được cải thiện, có thể thúc đẩy nhanh quá trình da lão hóa, khiến da chảy xệ, nhăn nheo…
Có thể khắc phục tình trạng này bằng những ‘bí quyết’ nằm ngay trong gian bếp của bạn…
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khô da như: Thói quen tắm rửa hàng ngày không đúng cách, thời tiết hay da thiếu dầu tự nhiên (khi già đi)… Cân nhắc kết hợp biện pháp khắc phục tại nhà vào quy trình chăm sóc da sẽ giúp khắc phục tình trạng da khô.
Trong trường hợp có tình trạng da tiềm ẩn gây khô da như: Bệnh vẩy nến, hồng ban… cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu, trước khi thử bất kỳ biện pháp khắc phục tại nhà nào, để giúp tránh tình trạng da khô trở nên tồi tệ hơn.
1. Dầu ô liu giúp giảm khô da
Dầu ô liu có thể giúp dưỡng ẩm và làm dịu da khô. Nếu bạn cần bổ sung độ ẩm nhanh chóng, dùng vài giọt dầu ô liu nguyên chất như một giải pháp thay thế cho kem dưỡng ẩm, trong tình trạng cấp bách.
Dầu ô liu có chứa vitamin E, chất chống oxy hóa, squalene và các đặc tính khác giúp phục hồi làn da bị tổn thương. Tuy nhiên, đây lại không phải là một lựa chọn tốt cho làn da dễ bị mụn trứng cá, vì nguy cơ làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
2. Mặt nạ bơ giàu dưỡng chất
Mặt nạ bơ giúp dưỡng ẩm cho da khô, nứt nẻ.
Mặt nạ bơ tự chế cũng giúp làm dịu da khô. Mặt nạ này chứa chất chống oxy hóa thúc đẩy làn da sáng khỏe. Nên kết hợp ½ quả bơ với ¼ cốc sữa chua Hy Lạp nguyên chất, vài giọt mật ong và một thìa cà phê bột nghệ, trộn đều. Thoa hỗn hợp lên da sạch và để yên trong 5 đến 10 phút rồi rửa sạch. Hỗn hợp này còn có tác dụng chống viêm và cải thiện các triệu chứng của tình trạng viêm da như chàm.
Ngoài ra, ăn quả bơ mỗi ngày cũng giúp tăng độ đàn hồi và săn chắc cho da.
3. Hỗn hợp tẩy tế bào chết bằng đường và dầu dừa tự nhiên
Để xử lý các tế bào da chết có thể khiến da bạn bị khô và thô ráp, có thể cân nhắc sử dụng hỗn hợp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng bằng hỗn hợp đường tự chế.
Có thể kết hợp 1 cốc đường nâu hoặc đường hạt với ½ cốc dầu dừa. Nếu muốn, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu như hoa oải hương (tạo hương thơm tự nhiên). Hoa oải hương cũng giúp thư giãn và giảm lo lắng. Trộn đều tất cả các nguyên liệu này.
Nhẹ nhàng chà hỗn hợp tẩy tế bào chết này lên da trong tối đa 30 giây, rồi rửa sạch bằng nước ấm. Sau đó, nên sử dụng kem dưỡng ẩm bôi lên làn da mới được tẩy tế bào chết để tăng thêm lợi ích.
Video đang HOT
Lưu ý, không nên sử dụng đường tẩy tế bào chết trên da nhạy cảm, da bị kích ứng…
4. Tẩy tế bào chết bằng mặt nạ mật ong, bột yến mạch
Bột yến mạch cũng là một chất tẩy tế bào chết hoặc làm mặt nạ. Trộn 2 thìa yến mạch với 1 thìa mật ong và một chút nước. Bạn có thể sử dụng để tẩy tế bào chết và rửa sạch ngay hoặc để yên trong 15 đến 20 phút như một loại mặt nạ dưỡng ẩm, làm dịu.
Mật ong có thể có các đặc tính kháng khuẩn cũng có thể giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
Mật ong có tác dụng làm mềm và giữ ẩm có thể làm mềm da và giúp da giữ ẩm.
5. Thoa dầu dừa trước khi đi ngủ
Dầu dừa là một phương pháp điều trị tại nhà phổ biến để có làn da và mái tóc khỏe mạnh. Có thể sử dụng dầu dừa như một loại kem dưỡng ẩm trước khi đi ngủ hoặc bất cứ lúc nào.
Vào mùa đông, đối với gót chân và bàn tay nứt nẻ, hãy thoa dầu, sau đó đi tất dày hoặc găng tay không cao su.
6. Đắp nha đam lên da khô, kích ứng
Mặc dù thường được cho là có tác dụng giảm cháy nắng, nhưng gel lô hội cũng có thể hữu ích cho da khô. Lô hội làm giảm mẩn đỏ và kích ứng liên quan đến tình trạng khô da quá mức, thậm chí có thể làm giảm các dấu hiệu lão hóa, cũng như mụn trứng cá và tổn thương da.
Tuy nhiên, một số người bị viêm da tiếp xúc dị ứng khi tiếp xúc với lô hội, vì vậy hãy thử nghiệm trước khi bôi lô hội lên một vùng da rộng.
7. Sử dụng mật ong điều trị tại chỗ cho các mảng da khô
Mật ong có tác dụng làm mềm và giữ ẩm có thể làm mềm da và giúp da giữ ẩm. Đây cũng là một phương pháp điều trị thay thế cho nhiều tình trạng da khác nhau, bao gồm viêm da, bệnh vẩy nến và gàu.
Mật ong cũng có hiệu quả trong việc chữa lành vết thương. Nó có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, giữ ẩm cho vùng da bị ảnh hưởng và có độ đặc cao hoạt động như một rào cản chống nhiễm trùng.
Do đó, có thể làm mặt nạ mật ong như một phương pháp điều trị hiệu quả cho các mảng da khô, bị kích ứng. Để có kết quả tốt nhất, hãy thoa một lượng nhỏ mật ong lên mặt. Để yên trong vài phút trước khi rửa sạch.
8. Đắp trà túi lọc để làm dịu chứng viêm
Các loại trà thảo dược như hoa cúc, hoa nhài cũng như trà xanh và đen (có chứa caffein). Túi trà đen và trà xanh có tác dụng làm mát và chống viêm trên da. Trà đen có thể giúp cân bằng độ pH tự nhiên của da.
Caffein trong những loại trà này có thể giúp giảm quầng thâm mắt. Nên đắp một túi trà ướt mát dưới mỗi mắt trong 5 đến 10 phút.
Trà hoa cúc có thể làm giảm viêm và kích ứng, giúp thư giãn các mô da bị kích thích và có thể được sử dụng để giảm ngứa da, phát ban và da bong tróc. Nên đắp trà hoa cúc đã ủ, sau đó làm mát túi trà và đắp lên da trong tối đa 30 phút. Trà hoa nhài rất tốt cho mụn trứng cá.
Sau khi phục hồi độ ẩm cho da, hãy làm theo các bước sau để bảo vệ da và giữ cho da không bị khô trở lại:
- Thực hiện dưỡng ẩm trở thành một phần của thói quen chăm sóc da hàng ngày:Ngay sau khi tắm xong, hãy thoa lotion dưỡng ẩm lên da (loại càng đặc thì càng giàu dưỡng chất). Đối với da khô hơn, hãy cân nhắc dạng mỡ hoặc kem.
- Không tắm nước nóng: Nên tránh tắm nước nóng, đồng thời giới hạn tổng thời gian tắm trong khoảng từ 5 đến 10 phút. Xà bông thông thường có thể chứa các thành phần như nước hoa và chất bảo quản có thể gây kích ứng da, vì vậy hãy chọn loại sữa rửa mặt dịu nhẹ hoặc sữa tắm dạng lỏng để thay thế.
- Tránh để da tiếp xúc với hóa chất mạnh: Vì những thành phần này có thể làm da khô trở nên tồi tệ hơn và thậm chí gây bỏng trong một số trường hợp.
- Uống nhiều nước: Uống đủ nước không chỉ giúp cho da không bị mất nước mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Cách dùng dầu ô liu dưỡng da
Dầu ô liu là một loại thực phẩm không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe trong chế độ ăn uống, mà còn rất tốt cho làn da...
Dầu ô liu rất giàu vitamin, chất chống oxy hóa và giúp cải thiện độ ẩm cho da, chống lão hóa và giảm tác hại của ánh nắng mặt trời. Dầu ô liu có thể được sử dụng riêng trên da hoặc là một phần của các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt hoặc kem dưỡng da...
1. Lợi ích của dầu ô liu đối với da
Dầu ô liu chứa nhiều vitamin, chất béo và chất chống oxy hóa lành mạnh. Những thành phần này có thể góp phần mang lại làn da khỏe mạnh hơn, giúp giữ ẩm cho da bằng cách khóa độ ẩm và chất chống oxy hóa có thể giúp cải thiện các dấu hiệu lão hóa da.
- Dưỡng ẩm cho da : Dầu ô liu có chứa squalene và vitamin E. Squalene hỗ trợ duy trì độ ẩm cho da, trong khi vitamin E làm tăng khả năng hấp thụ và giữ nước của da.
- Giảm các dấu hiệu lão hóa :Dầu ô liu rất giàu chất chống oxy hóa. Các hợp chất này có thể chống lại stress oxy hóa, có liên quan đến lão hóa da. Chúng cũng có thể làm tăng collagen trong da.
- Giúp làm sạch da : Dầu oliu có thể dùng để hòa tan chất nhờn còn sót lại trên da. Điều này cho thấy, nó có thể được sử dụng để loại bỏ một số loại trang điểm, đặc biệt là các sản phẩm không thấm nước.
- Thúc đẩy chữa lành vết thương :Dầu ô liu cũng có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, có thể hỗ trợ chữa lành vết thương. Các nghiên cứu cho thấy rằng, dầu ô liu có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét ở chân do đái tháo đường và ngăn ngừa loét do tì đè.
Dầu ô liu có thể được sử dụng riêng trên da hoặc là một phần của các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt hoặc kem dưỡng da.
2. Sử dụng dầu ô liu trong chăm sóc da như thế nào?
Có hai cách để bắt đầu kết hợp dầu ô liu vào quy trình chăm sóc da của bạn:
Dùng các sản phẩm có thành phần chính là dầu ô liu trong các dản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, xà phòng và kem dưỡng ẩm...
Sử dụng dầu ô liu có trong gian bếp của bạn.
Lưu ý , thành phần của dầu ô liu có thể thay đổi nếu tiếp xúc với ánh sáng hoặc nhiệt, vì vậy hãy để chai dầu ở nơi khô ráo, thoáng mát. Trước khi dùng nên thử phản ứng bằng cách nhỏ một vài giọt lên một vùng da nhỏ và quan sát. Nếu không nhận thấy bất kỳ phản ứng nào trên da trong một đến hai ngày, bạn có thể thử trên một vùng da lớn hơn.
Để sử dụng dầu ô liu như một loại kem dưỡng ẩm cho da, cần chọn loại dầu ô liu nguyên chất, chất lượng cao không có chất phụ gia hóa học.
- Kem dưỡng ẩm da mặt: Dầu ô liu có thể được sử dụng như một phần của chế độ chăm sóc da hàng ngày hoặc khi da bị khô. Thoa một lớp mỏng để dưỡng ẩm da mặt sau khi rửa mặt. Dầu ô liu giúp khóa ẩm, vì vậy có thể sử dụng sau khi thoa kem dưỡng da và trước khi trang điểm.
Nếu bạn thoa kem chống nắng hàng ngày vào mỗi buổi sáng, hãy nhẹ nhàng thoa một lớp dầu ô liu mỏng ngay trước kem chống nắng và lau sạch phần dầu thừa.
- Kem dưỡng ẩm tay:Một lựa chọn khác là thoa một lượng nhỏ dầu ô liu lên bất kỳ vùng da khô nào, chẳng hạn như bàn tay. Ví dụ, bạn có thể nhỏ vài giọt dầu lên tay sau khi rửa bát đĩa.
- Tẩy trang:Dầu ô liu cũng có thể được sử dụng để giúp tẩy sạch lớp trang điểm cứng đầu vào cuối ngày. Nó loại bỏ lớp trang điểm trên da một cách tự nhiên, làm cho sữa rửa mặt thông thường của bạn hiệu quả hơn.
Có một số lợi ích tiềm năng cho da của dầu ô liu khi thoa ngoài và nó có thể được sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm da tự nhiên hoặc tẩy trang. Khi sử dụng, luôn lau sạch dầu thừa.
Mặc dù dầu ô liu có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó không dành cho tất cả mọi người. Dầu dư thừa trên da có thể dẫn đến lỗ chân lông bị tắc và mụn trứng cá và đôi khi nó cũng có thể gây kích ứng da.
Dầu ô liu nên được sử dụng thận trọng đối với làn da nhạy cảm. Không dùng cho da trẻ sơ sinh vì nó có thể cản trở hàng rào bảo vệ da.
Mùa hè có cần dưỡng ẩm cho da hay không? Trong quá trình dưỡng da, bước bôi kem dưỡng ẩm là không thể quả bỏ. Bởi đây là công đoạn giúp da trở nên căng mướt, tràn đầy sức sống, chống lại các dấu hiệu lão hóa. Mùa hè có cần dùng kem dưỡng ẩm hay không? Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet Theo giải đáp của các chuyên gia da liễu: mùa...