4 nhóm người nên nói không với bún kẻo rước họa vào thân
Bún là món ăn ưa thích của nhiều người, tuy nhiên, những nhóm người sau nên nói không với thực phẩm này nếu không muốn gây hại cho sức khỏe.
Ăn bún không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe – Ảnh: Minh họa
Những nhóm người không nên ăn bún
- Phụ nữ đang mang thai
Mặc dù bún không phải là thực phẩm độc hại nhưng để tạo độ giòn, dai, không bết dính thì người sản xuất thường cho thêm hàn the vào trong quá trình sản xuất. Ăn bún có hàn the tích lũy dần trong cơ thể sẽ gây ra ngộ độc tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng tiêu chảy…
Với thai nhi, hàn the cực kỳ nguy hiểm. Nguyên nhân là bởi hầu hết đều là loại hàn the công nghiệp, lẫn rất nhiều tạp chất độc hại có thể phá vỡ quá trình phát triển của em bé.
- Người bị ốm, sốt
Đây cũng là nhóm người không được ăn bún. Bởi khi cơ thể đang yếu, ăn bún vào rất dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài. Người bị ốm, sốt nên ăn những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc soup để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá.
- Người bị dạ dày, đại tràng
Những người bị bệnh đường tiêu hóa nên kiêng bún. Nguyên do là vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày.
- Trẻ nhỏ
Bún, mì là món ăn nhanh, được trẻ nhỏ yêu thích. Song vì lợi nhuận, người sản xuất bún thường cho hóa chất trong quá trình chế biến. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên ăn bún sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Vì vậy, tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún quá sớm hoặc hạn chế món này với trẻ.
Video đang HOT
Cách lựa chọn bún không hóa chất
Thông thường, bún sạch được làm từ gạo nguyên chất sẽ có màu trắng đục, thậm chí rất đục như màu cơm. Còn bún được tẩy trắng bằng hóa chất sẽ có màu trắng sáng, óng. Khi mua, hãy sử dụng đèn cực tím chiếu vào nêu thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất Tinopal.
Ngoài ra, bún được cho hàn the thường giòn, dai, trong khi bún sạch sẽ dễ bị nát, đứt gãy khi sờ vào. Vì vậy, khi mua người tiêu dùng nên dùng tay sờ thử để xem bún có dễ nát, đứt gãy và cảm giác hơi dính hay không. Nếu có những dấu hiệu này thì đó là bún sạch. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có thể dùng que thử hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the.
"Ăn 3 thứ, uống 3 loại nước, làm 3 điều" để cơ thể luôn trẻ
Đẹp - trẻ - khỏe là những thứ mà ai cũng muốn có dù ở độ tuổi nào, thế nên không gì tốt hơn là nắm ngay công thức "ăn 3 - uống 3 - làm 3" vào mùa thu để đạt được nhanh chóng.
Y học Trung Quốc tin rằng, mùa thu là thời điểm mà cơ thể dễ mắc bệnh nhất. Bởi lúc này thời tiết thường hanh khô nên rất dễ viêm họng, viêm mũi, cảm lạnh và mắc bệnh tiêu hóa. Nếu không biết cách bảo vệ sức khỏe trong lúc này thì cơ thể sẽ dễ dàng suy yếu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nhan sắc.
Vậy vào mùa thu, chúng ta cần bảo vệ sức khỏe thế nào? Theo các chuyên gia, bệnh tật không chỉ đến từ thời tiết mà còn liên quan đến thói quen ăn uống mỗi ngày. Vậy nên nếu muốn trẻ khỏe, chị em cần nắm rõ quy tắc "ăn 3 - uống 3 - làm 3" và thực hiện thường xuyên:
Ăn 3 gồm
- Củ sen
Hầu như tất cả mọi bộ phận của sen như hoa, lá, rễ... đều có công dụng chữa bệnh, đặc biệt là củ sen. Ở Trung Quốc, người ta thường ăn thịt heo hầm củ sen để giải độc và tăng sự gắn kết trong gia đình. Ăn củ sen vào thu còn giúp dưỡng ẩm, giải nhiệt, giảm cơn khát và làm sạch tim.
Củ sen vừa ngon vừa bổ luôn là "cực phẩm" hàng đầu khi chăm sóc sức khỏe.
Bên cạnh đó, củ sen vừa không chứa nhiều calo lại còn giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nó còn điều hòa nhu động ruột và giảm cảm giác thèm ăn nên rất thích hợp với người ăn kiêng. Chị em nên thường xuyên ăn củ sen để giảm cân và điều trị da khô nứt nẻ, khô mũi họng... vào mùa thu.
- Đậu phụ
Vào thu thì chúng ta nên chọn các loại thực phẩm càng dễ tiêu càng tốt. Vì lúc này, ruột đang tương đối mỏng manh nên ăn nhiều thức ăn dầu mỡ sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa. Cho nên, hãy dùng một trong những thực phẩm đại bổ được ví là "tốt hơn yến sào" vào lúc sang thu chính là đậu phụ.
Hầu hết các loại đậu phụ đều có tác dụng tỳ vị, xua tan khí ẩm, thanh nhiệt, giải độc rất phù hợp cho thời điểm này. Đối với phụ nữ nói riêng, nó còn giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, ngừa rụng tóc và làm giảm quá trình lão hóa từ trong ra ngoài. Ngoài việc ăn như bình thường, bạn có thể chế mặt nạ từ đậu phụ để giữ độ đàn hồi da và làm căng cơ mặt.
- Nấm hương
Hay còn gọi là nấm đông cô, nấm hương là loại thực phẩm được đánh giá rất cao nhờ hương vị thơm ngon và nhiều lợi ích sức khỏe. Chúng rất ít calo và giàu chất xơ nên tốt cho tim mạch lẫn xương khớp. Học viện Nha khoa UCL Eastman (Anh) còn cho thấy, nấm hương có công dụng hệt như các loại nước súc miệng giúp chữa viêm nướu và bệnh nha chu.
Nấm hương sẽ ngon hơn nếu bạn biết cách kết hợp thêm với những thực phẩm khác.
Vào mùa thu nếu tăng cường ăn nấm hương, cơ thể sẽ dễ dàng thải độc, dưỡng khí huyết và cường tráng tỳ vị. Một vài nghiên cứu khác còn xác nhận rằng, nấm hương giúp ngăn ngừa sự phát triển của khối u dẫn đến ung thư.
Uống 3 gồm
- Nước chanh
Uống nước luôn là việc mà ai cũng phải làm hàng ngày, nhưng uống sao cho đúng cách thì không phải ai cũng rõ. Thay vì chỉ uống nước lọc, bạn hãy vắt thêm một ít chanh vào để tăng thêm lợi ích. Uống nước chanh thường xuyên sẽ giúp xóa tàn nhang, giảm cân, tăng sức đề kháng, hạ mỡ máu và huyết áp.
- Nước củ cải trắng
Không chỉ để nấu canh mà nước ép củ cải trắng còn giúp cơ thể giữ ẩm khi tiết trời khô.
Mùa thu thường khiến cho cơ thể luôn bị khô, cho nên để giữ ẩm thì không gì tốt hơn là uống nước củ cải trắng. Các nhà dinh dưỡng cho biết, nước củ cải trắng có thể thúc đẩy hệ tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn, tăng tốc độ nhu động ruột, giảm ho và giảm đờm. Càng uống thường xuyên thì bạn càng ít bị ho và dễ đi đại tiện hơn.
- Nước hoặc sữa bí ngô
Vào thu là lúc mà bí ngô ngon và bổ nhất, cho nên việc uống nước bí lúc này lại càng có lợi. Trung y cổ xưa cho rằng, bí ngô có tính ẩm và vị ngọt giúp làm ẩm ruột, nhuận tràng. Còn theo quan điểm của y học ngày nay thì nó giàu pectin, hỗ trợ cơ thể giữ nước và ngăn ngừa táo bón rất tốt. Mỗi ngày chỉ cần uống 1 - 2 ly là đã đủ dưỡng chất cần thiết rồi.
Làm 3 việc gồm
- Đi ngủ sớm
Ngủ đủ là việc đầu tiên cần phải làm để đảm bảo sức khỏe vào mùa thu. Y học Trung Quốc tin rằng, mùa hè cơ thể đã đổ mồ hôi nhiều nên rất tốn sinh lực, cho nên mùa thu là lúc mà cơ thể "tự sửa chữa". Thời tiết trời thu khá lạnh nên bạn cần phải giữ ấm nhiều hơn, ngủ trước 11 giờ để cơ thể được nghỉ ngơi và thải độc gan.
- Bảo vệ lá lách và dạ dày
Sau mùa hè nắng gắt, đa phần mọi người đều bị suy nhược tỳ vị và lạnh bụng do ăn nhiều đồ lạnh. Cho nên lúc trời chuyển sang thu, bạn cần phải chú ý bảo vệ sức khỏe lá lách và dạ dày nhiều hơn để duy trì khí huyết. Hãy chăm ăn nhiều hơn các thực phẩm như khoai lang, đậu phộng, hạt sen... và hạn chế dùng đồ lạnh.
- Bớt tức giận
Tức giận là hành vi không chỉ làm bạn xấu trong mắt người khác mà còn gây hại sức khỏe. Càng tức giận nhiều thì khí huyết trong người càng mất đi, từ đó sinh táo bón, vàng da và gây mệt mỏi. Vậy nên dù thế nào đi nữa, bạn cũng nên kiềm chế cơn tức giận và rũ bỏ những chuyện bực mình.
7 loại thực phẩm nhất quyết đừng ăn khi bụng rỗng kẻo hại dạ dày Không phải bất cứ thực phẩm nào cũng phù hợp để ăn khi đói. Nếu lựa chọn sai thực phẩm chẳng những không thể thỏa mãn cơn đói mà còn hại sức khỏe. Giáo sư Yu Kang - Khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Liên minh Bắc Kinh liệt kê những loại thực phẩm mọi người không nên ăn...