4 lý do tại sao chị em không nên mang thai sau 35 tuổi
Chị em hãy tham khảo những “khó khăn” khi mang thai sau 35 tuổi như dưới đây nhé.
Bạn thường được khuyên nên có con trong tuổi đôi mươi và không nên có thai sau tuổi 35 bởi lý do phụ nữ lớn tuổi khi mang thai sẽ có những rủi ro và biến chứng cao hơn so với phụ nữ trẻ tuổi.
Chị em hãy tham khảo những “khó khăn” khi mang thai ở tuổi sau 35 như dưới đây nhé.
1. Phụ nữ sau tuổi 35 có nhiều thay đổi về sinh lý
Trải qua nhiều năm, cơ thể một người phụ nữ có nhiều thay đổi. Đặc biệt, khi người phụ nữ bước qua tuổi 35, sự cân bằng hormone, chất lượng trứng, chu kì rụng trứng có thể đã bắt đầu có sự lão hóa nên không còn hoạt động hiệu quả như khi còn trẻ. Điều này khiến chị em có thể gặp khó khăn trong việc thụ thai hoặc khi mang thai, khả năng bị sẩy thai hoặc các biến chứng cũng cao hơn.
2. Phụ nữ sau tuổi 35 dễ mắc nhiều bệnh
Với nhiều người không biết giữ sức khỏe cho mình thì sau 35 tuổi là thời điểm hệ miễn dịch, sức đề kháng đã có dấu hiệu suy giảm, do đó, phụ nữ dễ mắc các bệnh như loãng xương, tiểu đường, răng miệng, huyết áp, cholesterol cao… Những bệnh này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai cũng như chất lượng thai kì của họ.
Đó chính là lý do vì sao phụ nữ mang thai sau 35 tuổi có tỉ lệ mắc những bệnh như bệnh tiểu đường thai kì, tăng huyết áp, tiền sản, thai ngoài tử cung, nhau bong non, rau tiền đạo… cao hơn so với phụ nữ trẻ.
Phụ nữ lớn tuổi khi mang thai sẽ có những rủi ro và biến chứng cao hơn so với phụ nữ trẻ tuổi. Ảnh minh họa
3. Mang thai sau 35 tuổi có nhiều khả năng phải sinh mổ
Video đang HOT
Mang thai ở tuổi sau 35, sản phụ có nguy cơ gặp các biến chứng cao nên khả năng sinh mổ cũng cao hơn. Đặc biệt, phụ nữ sinh con càng muộn càng có nguy cơ gặp biến chứng nhau tiền đạo – tình trạng nhau thai chặn ở cổ tử cung khiến cho việc sinh thường gặp rất nhiều khó khăn. Trong trường hợp này, bác sĩ bắt buộc phải theo dõi cẩn thận và tiến hành mổ lấy thai khi cần thiết.
4. Mang thai sau 35 tuổi, thai nhi có nguy cơ bị dị tật cao hơn
Khi có tuổi, chất lượng trứng cũng như nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ không còn tốt như khi còn trẻ, chính vì vậy, khả năng xuất hiện những bất thường nhiễm sắc thể trong quá trình thụ thai, phát triển thai nhi cũng cao hơn. Do vậy, những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ gặp các vấn đề về nhiễm sắc thể nhất định, như hội chứng Down (chứng thiểu năng) cao hơn so với con của những bà mẹ trẻ.
Tỷ lệ rủi ro bất thường khi mang thai sau độ tuổi 35 là1/180, trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chỉ là 1/500. Ngoài ra, nguy cơ trẻ mắc hội chứng Down khi phụ nữ sinh con sau 35 tuổi là 1/350, trong khi phụ nữ dưới 30 tuổi tỷ lệ chỉ là 1/1100.
Theo Trí Thức Trẻ
1 giờ đầu sau sinh 10 điều PHẢI biết!
Những chia sẻ của mẹ Devan McGuinness dưới đây sẽ giúp chị em bầu hiểu hơn về những vấn đề ngay sau sinh nở.
Khi tôi sinh đứa con đầu lòng hơn 8 năm về trước, tôi không hề có một chút kiến thức nào về sinh nở. Khi đó, tôi đã hỏi mẹ tôi rất nhiều câu hỏi ngu ngơ từ việc đau đẻ sẽ như thế nào, rồi rặn đẻ làm sao, phải bế con như thế nào... Mẹ chính là người đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi mang bầu và đặc biệt ngày đầu tiên sau ca sinh nở. Dù vây, sau khi bé Jacker chào đời, có rất nhiều điều khiến tôi thực sự bất ngờ, mẹ tôi cũng không hề đề cập đến trước đó.
Nếu bạn cũng sinh con lần đầu, cũng vụng về như tôi 8 năm về trước thì tôi khuyên bạn nên nghe những lời chia sẻ của tôi, có thể sẽ giúp ích cho bạn đấy!
1 giờ đầu sau sinh sẽ vô cùng mệt mỏi
Mệt mỏi không có nghĩa là bạn đã có một ca sinh thường kéo dài cả 3 ngày liền, bạn đã đau đẻ kinh khủng... Đương nhiên nếu bạn có ca sinh nở như thế thì mệt mỏi không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu bạn có ca đẻ thường nhanh chóng, thậm chí là sinh mổ thì bạn vẫn sẽ mệt mỏi bởi bạn phải sử dụng sức mạnh của cơ bắp hoặc đau vết đau do mổ đẻ. Khi đó tất cả các bộ phận trên cơ thể đều bị tổn thương. Hãy chuẩn bị tâm lý để đối mặt mẹ nhé.
1 giờ đầu sau sinh, mẹ không được nhìn thấy bé ngay
Tôi đã luôn nghĩ rằng ngay sau khi con được lọt lòng mẹ là sẽ được ôm con trong lòng nhưng thực tế không phải như thế. Sau khi ra đời, bác sĩ đứa bé ra một khu vực khác để vệ sinh và chỉ đưa đến tầm nhìn của tôi một giây rồi đưa đi ngay sang phòng ủ ấm. Phải 3 giờ sau khi sinh nở, tôi mới chính thức được nhìn rõ mặt con.
Nếu mẹ đang mong đợi các cơn co thắt sẽ kết thúc sau khi bé chào đời thì mẹ đã nhầm. (ảnh minh họa)
1 giờ đầu sau sinh vẫn đau đẻ
Nếu mẹ đang mong đợi các cơn co thắt sẽ kết thúc sau khi bé chào đời thì mẹ đã nhầm. Đừng ngạc nhiêu sau khi bé được sinh ra mà mẹ vẫn thấy những cơn đau đẻ. Những cơn co thắt này thực tế là tốt để giúp sản phụ tống sản dịch ra ngoài và giúp cổ tử cung co dần. Theo các chuyên gia khoa sản, sau 4-6 tuần, tử cung mẹ sẽ dần trở về kích thước ban đầu. Tuy nhiên, nếu thấy quá đau, mẹ nên báo với bác sĩ chuyên khoa.
Dù sinh mổ, mẹ vẫn bị chảy máu âm đạo
Tôi rất ngu ngơ thắc mắc với mẹ rằng sao tôi vừa sinh mổ mà âm đạo đã chảy máu luôn. Đó là sản dịch cần phải tổng ra ngoài. Vì vậy, dù sinh mổ mẹ vẫn phải dùng bỉm khoảng 10-15 ngày. Tuy nhiên, mẹ sinh mổ sẽ ra ít máu hơn so với mẹ sinh thường.
Sữa sẽ không về ngay
Tôi đã nghĩ rằng cứ đẻ xong là sữa về ngay nhưng thực tế không phải thế. Có những mẹ đẻ xong cả 2-3 ngày thậm chí 1 tuần mới có sữa. Đó là do cơ địa cũng như chế độ ăn uống, cách kích thích sữa của mỗi người.
Mẹ sẽ đổ mồ hôi
1 giờ đầu sau sinh, đừng bất ngờ khi thấy mồ hôi của mẹ tóa ra như tắm. Nguyên nhân là do các kích thích tố và chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Mẹ nên thay quần áo khi thấy mồ hôi ra quá nhiều để tránh bị nhiễm lạnh.
Bụng mẹ vẫn như bụng bầu
Nếu mẹ nghĩ rằng sau khi bé chào đời, bụng mẹ sẽ thon gọn ngay, đừng có mơ nhé! Sau ca sinh nở, hầu hết các mẹ đều như vẫn đang mang bầu 5 tháng. Tuy nhiên tử cung sẽ dần dần co lại và mẹ đừng quá lo lắng nhé.
Sau ca sinh nở, hầu hết các mẹ đều như vẫn đang mang bầu 5 tháng. (ảnh minh họa)
Giây phút bé chào đời không long trọng như bạn nghĩ
Bạn có thể đang khá căng thẳng chuẩn bị cho sự ra đời của con yêu, một sự kiện chắc chắn là vô cùng thiêng liêng và quan trọng đối với bạn nhưng xung quanh bạn, các y tá vẫn có thể vui vẻ tán dóc về những chuyện chẳng hề liên quan như họ vừa khám phá một nhà hàng với đồ ăn cực ngon hay một cửa hàng quần áo đang bán phá giá. Bạn chớ nên ngạc nhiên hay tức giận về điều này vì có thể đối với bạn đây là khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa nhưng đối với họ đây chỉ là một công việc hàng ngày mà thôi. Các y tá cũng có thể sẽ cố gắng bắt chuyện với bạn, tâm sự để hiểu bạn hơn, giúp bạn phần nào vui vẻ hơn, quên đi mệt mỏi và nỗi đau đớn của việc đau đẻ.
Bạn cũng nên nhớ rằng nếu các nhân viên trong ê kíp đỡ đẻ của bạn có thể thoải mái cười đùa với nhau, đó cũng là một dấu hiệu cho thấy rằng họ là một nhóm khá ăn ý và việc đỡ đẻ có vẻ như không phải là một công việc quá khó khăn đối với họ.
Đầu của bé thật lạ!
Chắc bạn đã hình dung đầu em bé trông thật tròn trịa, xinh xắn và hồng hào? Nếu đầu của con bạn trông hơi lạ và hơi có chóp, đó là vì đầu bé có thể đã phải trải qua nhiều giờ len qua xương chậu của bạn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Cấu trúc hở của hộp sọ cho phép đầu bé có thể phần nào linh hoạt điều chỉnh hình dạng để có thể chui lọt qua khe sinh, giúp bảo vệ hộp sọ của bé khỏi bị nứt vỡ và não bé khỏi bị tổn thương trong quá trình sinh tự nhiên.
Một số "tì vết" khác cũng có thể tồn tại trên cơ thể bé như những vết tích tạm thời của quá trình sinh nở. Chẳng hạn, cách mũi của bé có thể hơi xẹp một chút; chất lỏng dưới da khiến mắt bé trông như đang sưng. Bé thậm chí còn có cả những vết bầm nhỏ trên người nếu trong quá trình sinh bác sĩ sử dụng các dụng cụ kẹp và nong để có thể lấy bé ra. Nhưng đừng lo, rồi bé sẽ xinh đẹp như thiên thần sớm thôi mà.
Theo Khampha
Bầu bí, tăng cân càng nhiều càng tốt? Có rất nhiều quan điểm sai lầm về chuyện bầu bí mà chị em cần tránh xa. Nếu bạn đang mang thai, chắc chắn bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ bạn bè, người thân... Tuy nhiên, không phải bất cứ thông tin gì cũng đúng. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, người mẹ cần sáng suốt lựa...