Bồi dưỡng cho phụ nữ sau sinh
Ngoài chế độ ăn uống thích hợp, đủ dinh dưỡng, trong dân gian, nhiều cây thuốc, vị thuốc đã tạo thành những phương thuốc đơn giản và có tác dụng bồi bổ tốt cho phụ nữ sau sinh.
Sau khi sinh, phụ nữ thường bị suy yếu, mệt mỏi, kém ăn, đau nhức, ít sữa hoặc mất sữa, đôi khi dẫn đến sản hậu. Để khắc phục tình trạng này, ngoài chế độ ăn uống thích hợp, đủ dinh dưỡng, trong dân gian, nhiều cây thuốc, vị thuốc đã tạo thành những phương thuốc đơn giản và có tác dụng bồi bổ tốt cho phụ nữ sau sinh.
Thuốc làm tăng tiết sữa
Bài 1: rau đay 150-200g, nấu canh ăn hàng ngày trong tuần đầu tiên sau khi sinh, các tuần sau cứ mỗi tuần ăn 2 lần với liều 200-250g.
Bài 2: lõi thông thảo 10-20g bào mỏng thành sợi, chân giò lợn 1 cái hoặc móng giò lợn 2-5 cái, gạo nếp 30-50g. Chân giò hoặc móng đem chặt nhỏ, nấu thật nhừ rồi cho thông thảo và gạo nếp vào. Tiếp tục nấu trong một giờ đến khi nhừ nhuyễn, thêm gia vị để nguội, ăn trong ngày. Dùng 3-5 ngày.
Bài 3: hoa chuối hột (phần đầu ngọn của hoa chưa nở hết gọi là bắp chuối) rửa sạch, thái nhỏ, luộc chín hoặc trộn với muối vừng, lạc làm nộm để ăn. Dùng vài ngày.
Bài 4: lá sung có tật (lá sung vú, lá vã) 100g, chân giò lợn 1 cái, quả mít non 50g. Quả đu đủ non 50g, hạt mùi 5g để sống, gạo nếp 50-60g. Tất cả thái nhỏ, trộn đều, nấu thành cháo cho thật nhừ, ăn làm 1-2 lần trong ngày. Dùng 2-3 ngày. Nếu không có đủ các vị, có thể dùng lá sung, đu đủ và chân giò cũng được.
Thuốc phòng và chống sản hậu
Bài 1: gà ác 1 con 0,5kg, làm thịt, bỏ phủ tạng, rồi nhồi vào bụng các dược liệu: hạt sen 50g, hoài sơn 20g, đương qui 20g đã thái nhỏ cùng với ít muối. Ninh cho thật nhừ. Ăn cả cái lẫn nước trong 1 ngày.
Gà ác tốt cho phụ nữ sau sinh
Bài 2: thanh ngâm 100g, sâm đại hành 100g, nghệ vàng 200g. Thanh ngâm thái nhỏ, sắc lấy nước đặc, sâm và nghệ sấy riêng từng thứ, tán bột, rây mịn. Ngày uống 20g bột sâm và 20g bột nghệ với nước sắc thanh ngâm.
Video đang HOT
Bài 3: mần tưới, mạch môn, mỗi vị 20g, ngải cứu 10g, nhân trần 6g, rẻ quạt 4g, vỏ bưởi đào 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: rễ bướm bạc, lá chuối, mỗi vị 4g, củ gấu (hương phụ), chỉ xác ( sao) mỗi vị 3g, hạt tía tô (sao) 2g, trần bì (bỏ màng trắng) 2g, riềng sống 3 lát. Sắc uống làm 1 lần vào sáng sớm.
Bài 5: vỏ thân hoặc rễ hồng bì 30g, rễ bồ quân, 2 cành khế rừng tuốt bỏ lá, rửa sạch (cành nhỏ để nguyên, cành to chỉ dùng vỏ) thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Khi dùng, lấy 20-40g dược liệu giã nhỏ, hãm với nước sôi, uống đều hàng ngày thay nước chè trong vài tuần (kinh nghiệm của dân tộc Tày và Dao).
Bài 6: nghệ vàng 300g, giã nát trộn với 3-4 lít nước, ngâm trong vài giờ, thỉnh thoảng khuấy đều rồi gạn lấy nước. Lấy 1kg gạo nếp đã vo kỹ ngâm vào nước nghệ trong 5-7 ngày đêm (ngày phơi đêm ngâm), vớt gạo ra, hong khô, rang giòn, tán bột, rây mịn. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê.
Bài 7: cá diếc 1 con, hoàng kỳ, khởi tử, mỗi vị 20g, thêm rượu vang, gừng sống, hành, hồ tiêu, giấm và đường, lượng vừa đủ, nấu thành món ăn-vị thuốc rồi ăn cái, uống nước. Thuốc có tác dụng dưỡng da làm cho da hồng hào, sắc mặt tươi tắn.
Theo Đời Sống Pháp Luật
12 lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe sau khi sinh
Không kiểm tra sức khỏe sau sinh, hay uống trà, thường xuyên ăn socola, tắm nước lạnh... sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
1. Không kiểm tra sức khỏe sau sinh
Nếu không kiểm tra sức khỏe sau khi sinh, bạn sẽ không phát hiện sớm các biến chứng hoặc dấu hiệu bất thường để được chữa trị kịp thời, rất dễ để lại hậu quả về sau. Vì thế, 6 - 8 tuần sau khi sinh, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe tổng thể để biết cơ thể và đặc biệt cơ quan sinh sản đã trở về trạng thái như lúc trước khi mang thai chưa. Trong trường hợp nhận thấy cơ thế có cảm giác khó chịu đặc biệt, bạn có thể đến bệnh viện sớm hơn khoảng thời gian trên.
2. Thường xuyên ăn socola
Chất theobromine có trong socola có thể thâm nhập vào cơ thể bé sơ sinh thông qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng không tốt cho tim và hệ thống thần kinh của bé, dẫn đến chứng khó tiêu, ngủ không ngon giấc, hay khóc không ngừng. Ngoài ra, ăn nhiều socola khiến phụ nữ sau sinh giảm cảm giác thèm ăn.
3. Hay uống trà
Một số loại trà có tác dụng kích thích cơ thể người mẹ tiết sữa nhưng nói chung trong lá trà có chứa axit tanic gây ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, khiến sản phụ dễ bị thiếu máu sau sinh. Hơn nữa, trong trà còn chứa caffein khiến không chỉ mẹ khó ngủ, cản trở quá trình phục hồi thể chất mà còn khiến bé bị đau bụng đột ngột và khóc không rõ lí do.
4. Chỉ uống canh, không ăn thịt
Một số mẹ bầu cho rằng khi ninh thịt, sườn để nấu thành canh thì chỉ cần uống canh không cũng đủ chất dinh dưỡng và thúc đẩy quá trình tiết sữa. Điều này chỉ đúng một phần vì nhiều chất dinh dưỡng có trong thịt không hoàn toàn "tiết" ra trong quá trình chúng ta nấu canh. Vì vậy, nếu chỉ chú ý đến món canh mà bỏ qua sườn, thịt sẽ ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể.
5. Ăn nhiều trứng trong một ngày
Dù trứng gà rất giàu protein, có hàm lượng dinh dưỡng cao và phù hợp làm thức ăn của mẹ bầu sau sinh nhưng không phải cứ ăn càng nhiều càng tốt. Bởi khi ăn quá nhiều trứng gà trong một ngày, cơ thể có thể không hoàn toàn hấp thụ hết các chất dinh dưỡng, thay vào đó còn tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất dinh dưỡng khác và không có lợi cho việc tiết sữa.
6. Ăn quá nhạt
Một số bà mẹ cho rằng ăn thức ăn có muối trong vài ngày đầu sau khi sinh sẽ làm tổn hại đến dạ dày, không có lợi cho sự hồi phục sức khỏe. Quan niệm như vậy không đúng, bởi mẹ bầu thường bị đổ mồ hôi rất nhiều trong quá trình vượt cạn, cộng thêm với việc tiết sữa nên cơ thể thường dễ bị thiếu nước. Vì thế nếu không ăn muối hoặc ăn quá nhạt sẽ càng làm tăng nguy cơ mất nước của cơ thể, không có lợi cho sức khỏe sản phụ.
7. Ăn quá cay
Cơ thể phụ nữ sau khi sinh thường "nóng" hơn người bình thường nên nếu ăn đồ cay sẽ có cảm giác khó chịu, dễ bị lở loét miệng, táo bón, thậm chí gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, đồ cay sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé thông qua sữa mẹ. Vì thế, trong vòng 1 tháng sau sinh, sản phụ không nên ăn đồ ăn có tỏi, ót, hạt tiêu, thì là và các loại thực phẩm cay nóng khác.
8. Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng
Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng không phải là tốt, bởi nó khiến sản phụ béo lên, gây cản trở cho quá trình lấy lại dáng sau sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và đặc biệt có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa chất béo, bệnh tim mạch...
9. Đứng hoặc ngồi quá lâu
Sau khi sinh, đặc biệt là trong tháng đầu tiên, sức khỏe và cơ quan sinh sản của phụ nữ chưa thể hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường như trước khi mang thai. Vì thế, nếu đứng, ngồi quá lâu hoặc vận động quá mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan sinh sản.
10. Buộc tóc khi còn ướt
Buộc, cặp tóc, đi ngủ ngay sau khi gội đầu hoặc khi tóc còn ướt là nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu, đau cổ cho sản phụ vào những ngày sau đó.
11. Tắm nước lạnh
Các bà mẹ sinh con vào mùa hè thường có xu hướng muốn tắm nước lạnh để có cảm giác thoải mái. Tắm nước lạnh có thể "giải nhiệt" tạm thời cho sản phụ nhưng sẽ mang lại nhiều rắc rối sau đó, như gây cản trở cho máu huyết lưu thông, dẫn đến sản dịch không được bài tiết ra khỏi cơ thể một cách thuận lợi, khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức hoặc kinh nguyệt không đều trong tương lai.
Các bác sĩ sản khoa khuyên các bà mẹ dù trong ngày nắng nóng vẫn nên tắm với nước có nhiệt độ thấp nhất là 37 độ C.
12. Mặc đồ lót bó sát
Mặc đồ lót bó sát cơ thể không có lợi cho sự phục hồi của cơ thể sau khi sinh, đặc biệt là với những sản phụ sinh mổ. Các bác sĩ cho rằng tốt nhất là 1 tháng sau khi sinh bạn mới nên sử dụng nội y bó sát cơ thể.
Theo Trí Thức Trẻ
Cách ăn hoa quả 'sai bét' của mẹ bầu Xin mách các mẹ cách ăn hoa quả để nạp dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể và thai nhi. Chúng ta đều biết rằng hoa quả rất cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày đặc biệt với mẹ bầu bởi chúng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. Tuy nhiên để tận dụng được tối đa các lợi ích của nó,...