30 điểm vẫn trượt đại học: Con cái chúng ta quá giỏi?

Theo dõi VGT trên

Mùa tuyển sinh 2021 chứng kiến nhiều kỷ lục về điểm chuẩn, không ít thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt đại học, có phải con em chúng ta ngày càng giỏi?

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có 61 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên không trúng tuyển nguyện vọng nào. Cá biệt, 3 ngành của Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), Học viện Chính trị Công an nhân dân, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) lấy điểm chuẩn 30 – 30,5. Như vậy nếu thí sinh đạt điểm tuyệt đối (30/30) mà không cộng điểm ưu tiên thì vẫn trượt đại học.

Học sinh ngày nay quá giỏi?

Là giáo viên bậc THPT, tôi cũng choáng khi điểm chuẩn một số ngành xét tuyển vào đại học năm nay tăng “phi mã”. Thời chúng tôi thi đại học (từ năm 2000), thí sinh nào đạt trên 24 điểm (3 môn chưa nhân hệ số) là có thể trúng tuyển vào những ngành “hot”, trường “top” như Đại học Bách khoa, Y khoa, Ngoại thương, Công an, Quân đội, Luật…

Ngày đó chúng tôi thi theo các khối truyền thống như khối A (Toán, Vật lý, Hóa học); khối B (Toán, Hóa học, Sinh học); khối C (Văn, Lịch sử, Địa lý); khối H (môn năng khiếu). Các môn thi đều theo hình thức tự luận, thời gian làm bài lên đến 180 phút. Chẳng hạn, đề môn Toán gồm 10 câu tự luận, môn Văn 2 câu nghị luận văn học. Nhìn chung, đề thi ngày đó khó, độ phân hóa cao nên thí sinh đạt điểm 8 rất ít, ngưỡng 9, 10 lại càng hiếm.

Thế hệ chúng tôi thi đại học không nhiều người đỗ năm đầu, trừ trường hợp học giỏi thực sự. Vậy nên, chúng tôi thi lại năm 2, năm 3, thậm chí năm 5 hoặc hơn thế cũng không phải chuyện lạ. Người có học lực khá thường phải luyện thi ít nhất 1 năm mới có thể đỗ vào các trường công lập. Còn lại, đa phần học sinh lựa chọn con đường học nghề hay đi làm sớm để mưu sinh.

Đặc biệt, thời đó các trường đại học (gồm trường dân lập, tư thục) không xét tuyển theo phương thức lấy điểm học bạ. Thí sinh cũng chỉ đăng ký tối đa 3 trường (2 trường đại học, 1 trường cao đẳng) và vài ba nguyện vọng. Vậy nên, lứa tuổi chúng tôi ngày ấy thi hỏng cũng ít ai than thân trách phận, tuyệt nhiên hiếm có trường hợp nào thi đạt điểm khá, giỏi mà lại trượt hết các nguyện vọng.

30 điểm vẫn trượt đại học: Con cái chúng ta quá giỏi? - Hình 1

Thí sinh tham gia tốt nghiệp THPT. (Ảnh minh hoạ)

Bi kịch học hành, thi cử

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay cho thấy, tỷ lệ thí sinh đạt điểm giỏi tăng gấp nhiều lần so với năm 2020 và những năm trước đó. Theo đó, môn tiếng Anh, tỷ lệ bài thi điểm từ điểm 8 trở lên năm nay chiếm 22,4%, trong khi tỷ lệ này vào năm 2020 là 6,4%, năm 2019 là 5,96% và năm 2018 là 2,7%. Điểm môn Tiếng Anh tăng kéo theo điểm chuẩn vào các ngành xét tuyển tổ hợp có môn Tiếng Anh năm nay đều tăng so với năm trước.

Video đang HOT

Hay môn Địa lý, tỷ lệ bài thi điểm từ 8 trở lên năm nay là 22%, trong khi năm ngoái là 16,5%, năm 2019 là 5,55% và 2018 chỉ 3,16%. Đáng chú ý, môn Giáo dục công dân số điểm trên 8 là 71,5%, năm 2020 là 66,2% và năm 2019 là 38,4% và 2018 là 29,2 %. GDCD cũng là môn có số điểm 10 cao nhất trong các môn thi (gần 20.000 điểm 10) và cao hơn 4,5 lần so với năm trước.

Đáng chú ý, 61 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên không trúng tuyển nguyện vọng nào. Nhưng đại diện Bộ GD&ĐT cho biết: ” Việc thí sinh bị trượt nguyện vọng 1 ở một số ngành điểm cao là đáng tiếc song cũng chỉ là hiện tượng cá biệt. Xét tuyển đại học thực chất là câu chuyện cạnh tranh, cơ hội hoàn toàn nằm ở sự lựa chọn của thí sinh”.

Thế nhưng, theo tôi, thí sinh đạt từ 29,5 trở lên (chỉ thiếu 0,5 điểm/3 môn là đạt tuyệt đối) mà trượt hết các nguyện vọng là bi kịch – bi kịch học hành, thi cử chứ không đơn thuần là “đáng tiếc”. Bởi, với cách xét tuyển như hiện nay thì thí sinh chịu nhiều may rủi trong việc lựa chọn nguyện vọng. Minh chứng là, có trường hợp “30 điểm thì trượt, 25 điểm lại đỗ” – vậy tính phân loại của một kì thi 2 trong 1 ở đâu?

Có thể lý giải tấn bi kịch của điểm chuẩn năm nay thế nào? Thí sinh điểm chuẩn 29,5 hay 30 vẫn rớt đại học, một phần là do điểm ưu tiên trong xét tuyển đại học. Điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng chính sách theo quy định của Nhà nước khiến điểm tổng (sau khi cộng điểm ưu tiên, tối đa lên đến 2,75 điểm đối với thí sinh người thiểu số ở KV1) của thí sinh vượt qua ngưỡng 30/30.

Điểm chuẩn đối với tổ hợp C00 vào ngành Hàn Quốc học của Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục đứng ở ngưỡng tối đa 30/30 điểm; điểm chuẩn ngành Sư phạm Ngữ văn chương trình chất lượng cao của Đại học Hồng Đức (Thanh Hoá) là 30,5 – cũng do điểm ưu tiên chi phối.

Thi cử sao cần điểm cộng?

Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu bỏ hoặc giảm bớt điểm ưu tiên trong xét tuyển đại học vì cách làm này còn nhiều bất cập, kể cả sự vô lý. Ngày nay, điều kiện kinh tế của nhiều vùng miền còn khó khăn, nhưng công nghệ thông tin gần như đã phổ cập, vì vậy chất lượng học tập các khu vực được rút ngắn lại.

Cùng với đó, tuyển sinh là tuyển năng lực. Mà đã ưu tiên năng lực thì làm sao có thể tuyển được người tài giỏi. Thí sinh thuộc diện đối tượng chính sách, Nhà nước cần ưu tiên cho họ về vật chất phục vụ việc học mới là việc làm thiết thực nhất.

Thiết nghĩ, đã đến lúc Bộ GD&ĐT cần tìm ra giải pháp tối ưu nhằm giúp thí sinh giỏi được vào các đại học tốt nhất, tránh “chảy máu” nhân tài như kỳ xét tuyển năm nay. Muốn vậy, cần trong đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh từ năm 2022. Trong đó, hai đại học quốc gia và các đại học vùng cần bắt tay xây dựng hệ thống các trung tâm khảo thí như theo định hướng của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.

Nếu Bộ GD&ĐT còn duy trì kì thi 2 trong 1 thì phải điều chỉnh đề thi tốt nghiệp THPT theo hướng phân hóa cao (xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học). Ngoài ra, tiếp tục đa dạng các phương thức xét tuyển để thí sinh có nhiều con đường khác nhau vào trường đại học là xu hướng được nhiều chuyên gia giáo dục đề xuất.

Ngành giáo dục cần giải bài toán "lạm phát" điểm chuẩn thế nào?

Các chuyên gia cho rằng, không có nền giáo dục nào, mỗi môn 10 điểm vẫn trượt đại học, điểm chuẩn vượt ngưỡng tối đa như mùa tuyển sinh đại học tại Việt Nam năm nay.

Mới đây, các trường đại học trên cả nước đã công bố điểm trúng tuyển năm 2021 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều đáng chú ý, năm nay nhiều ngành học có mức điểm chuẩn "khủng" lên đến trên 29, thậm chí trên 30 điểm. Nếu không có điểm ưu tiên, thí sinh xét tuyển vào 1 số ngành kể cả có đạt mỗi môn 10 điểm cũng vẫn trượt.

Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, cả nước có 61 em trên 29,5 điểm nhưng vẫn không đỗ bất cứ nguyện vọng nào. Bộ GD-ĐT cho biết, trong số 61 em này chỉ có duy nhất 1 em đăng ký 2 nguyện vọng, còn lại chỉ đăng ký duy nhất 1 nguyện vọng. Những con số trên gây ra không ít sự tiếc nuối, bên cạnh sự chủ quan khi đăng ký nguyện vọng của thí sinh, không thể không nói đến những bất thường của một kỳ thi mà thủ khoa cũng khó đỗ như năm nay.

Ngành giáo dục cần giải bài toán lạm phát điểm chuẩn thế nào? - Hình 1

Ảnh minh họa.

"Không có nền giáo dục nào 30 điểm vẫn trượt đại học, lỗi chắc chắn do khâu ra đề"

Bàn luận về vấn đề này, TS Lê Viết Khuyến, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho rằng, điểm chuẩn năm nay là sự bất ngờ lớn với thí sinh, khi đăng ký các nguyện vọng, hầu hết các em đều dựa vào điểm thi các năm trước để lựa chọn, tuy nhiên điểm chuẩn khi công bố có ngành tăng 9 điểm, có ngành lại tăng 5-6 điểm so với năm trước, khiến thí sinh hụt hẫng.

Theo TS Lê Viết Khuyến, điểm chuẩn năm nay tăng vọt do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể thấy rõ lỗi do khâu ra đề. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, số lượng câu hỏi khó giảm mạnh, độ phân hóa của đề không cao dẫn tới điểm thi tăng, đặc biệt ở môn tiếng Anh điểm thi tăng mạnh. Trên thực tế, điểm thi tiếng Anh cao không chỉ tạo ra sự bất bình đẳng với thí sinh thi các khối không có môn này mà còn có sự bất bình đẳng giữa những thí sinh cùng thi tiếng Anh nhưng ở các khu vực khác nhau. Phổ điểm thi tiếng Anh đã cho thấy rất rõ sự chênh lệch điểm giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa những thí sinh có điều kiện học ngoại ngữ và những thí sinh ở khu vực khó khăn hơn.

Ngành giáo dục cần giải bài toán lạm phát điểm chuẩn thế nào? - Hình 2

Ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao - ĐH Hồng Đức có điểm chuẩn lên đến 30,5 điểm.

"Kỹ thuật ra đề cần rút kinh nghiệm, nhưng để tạo ra những biến động trong mùa tuyển sinh năm nay còn do chính sự lộn xộn của tính đa dạng phương thức xét tuyển của các trường. Không chỉ tuyển theo điểm thi tốt nghiệp, các trường còn tuyển theo học bạ, kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ, tuyển theo các phương thức riêng gây ra sự hỗn loạn, dẫn đến chỉ tiêu dành cho xét tuyển theo phương thức dựa vào điểm thi giảm đi đáng kể, điểm tăng vọt", TS Lê Viết Khuyến nói.

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cũng cho rằng, những mức điểm chuẩn "khủng" bắt nguồn từ việc đề thi tốt nghiệp THPT năm nay quá dễ, không có khả năng phân hóa học sinh khá và giỏi, dẫn đến thang đo điểm chuẩn "co giãn" không còn chuẩn. Đặc biệt ở môn Tiếng Anh, điểm thi quá cao khiến điểm chuẩn các ngành xét theo khối thi có môn này cũng tăng vọt. Bên cạnh đó, các trường đại học sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau như xét điểm học bạ, xét kết hợp... dẫn đến giảm chỉ tiêu dành cho xét theo điểm thi.

"Nguyên tắc của tuyển sinh là nước lên thì thuyền lên, lọt sàng xuống nia, nhưng trường nào điểm cũng cao, sàng nhưng lại không lọc được, đây là lỗi của khâu ra đề thi, trách nhiệm của Bộ GD-ĐT", TS Hoàng Ngọc Vinh thẳng thắn chỉ rõ.

Còn theo thầy Lê Đức Vĩnh, nguyên Tổ trưởng Tổ Toán, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, việc nhập 2 kỳ thi tốt nghiệp và đại học làm 1 vốn không "chuẩn" bởi tính chất hoàn toàn khác nhau. Đề thi để xét tốt nghiệp dễ, phù hợp để xét tốt nghiệp nhưng các trường lại khó chọn được thí sinh phù hợp, nếu đề thi quá khó, điểm thấp lại không đáp ứng được xét tốt nghiệp.

"Đề thi dễ đến mức thí sinh 27, 29 điểm vẫn trượt đại học thì có lẽ là sai lầm của Bộ GD-ĐT. Trong bối cảnh dịch bệnh như năm nay, đáng ra có thể tạm tính đến phương án giao quyền xét tốt nghiệp cho các địa phương, Bộ vẫn tổ chức kỳ thi chung, nhưng để xét tuyển đại học là chính. Bên cạnh đó, hiện nay phần lớn các trường đại học sống được là nhờ vào học phí của sinh viên, nên bằng mọi cách phải cố gắng tuyển. Trong đó, nhiều trường xét dựa vào học bạ, dù tại Việt Nam, kết quả học bạ giữa các tỉnh, thành phố chưa hẳn đồng đều, chưa nói đến những vấn đề bất cập hơn như chạy điểm, xin cho điểm để làm đẹp học bạ. Khi chỉ tiêu cho những phương thức này cao lên, sẽ làm giảm chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp, dẫn đến điểm chuẩn cao hơn.

Đây là những bất cập Bộ GD-ĐT cần giải quyết thấu đáo, không có nền giáo dục nào 3 môn thi tối đa 30 điểm vẫn trượt, lỗi chắc chắn do đề thi ra chưa chuẩn", thầy Vĩnh nêu ý kiến.

Cần hướng đến thành lập các trung tâm khảo thí quốc gia

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, hiện nay, đề thi tốt nghiệp THPT tính phân hóa thấp, trong khi xét tuyển đại học lại cần sự phân hóa cao hơn. Như vậy sử dụng điểm thi tốt nghiệp để xét tuyển đại học đã là không phù hợp giữa mục đích và phương tiện. Các trường đại học đang dựa vào thang đo- điểm thi tốt nghiệp- được cho là chuẩn, nhưng lại không chuẩn dẫn đến tuyển sinh mất chuẩn. Về lâu dài, cần tính đến xây dựng các trung tâm khảo thí chung của cả nước, nâng cao chất lượng đề thi. Nếu trong một vài năm tới vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học thì cần có sự phân hóa rõ ràng.

Thầy Lê Đức Vĩnh kiến nghị nên giao việc xét tốt nghiệp về cho các địa phương, giao công tác tuyển sinh cho các trường đại học tự chủ. Ban đầu khó tránh khỏi một số trường chạy theo số lượng chỉ tiêu, tuyển sinh ồ ạt, nhưng nếu không chắt lọc nguồn tuyển, chất lượng đào tạo kém, trường đại học sẽ tự "khai tử" mình.

Về đề thi, thầy Vĩnh cho rằng, nên thành lập các trung tâm ra đề quốc gia, mời các chuyên gia hàng đầu về khảo thí để xây dựng ngân hàng đề thi, bên cạnh đó cũng chỉ nên có từ 1-2 trung tâm, tránh việc xuất hiện tràn lan các trung tâm khảo thí.

"Tại Mỹ, để tổ chức kỳ thi SAT, phải có đến hàng nghìn chuyên gia làm đề, cả nước cũng chỉ có 1-2 trung tâm, trung tâm này cũng nên do nhà nước thành lập và quản lý, tránh việc giao cho 1-2 trường tự thành lập, tổ chức", thầy Vĩnh nói.

Để gỡ bài toán mỗi môn 10 điểm vẫn trượt đại học như năm nay, TS Lê Viết Khuyến lại cho rằng, chưa thể bỏ thi tốt nghiệp và giao về cho các địa phương tự xét, bởi căn bệnh thành tích trong giáo dục vẫn còn khá nặng. Trong tương lai xa hơn, khi đã hình thành được văn hóa thực chất trong giáo dục, mới có thể xem xét bỏ thi tốt nghiệp. Trước mắt, các trường đại học, đặc biệt là các trường top trên nên sử dụng kết quả kỳ thi này như vòng sơ tuyển, sau đó tiếp tục tổ chức một bài thi đánh giá riêng như vòng chung khảo, tùy vào đặc điểm, yêu cầu từng ngành học. Hiện nay một số trường đã thực hiện phương thức này, nhưng chủ yếu là các khối ngành nghệ thuật, báo chí./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hiện trường vụ con gái 16 tuổi bỏ nhà đi trốn theo bạn trai bị bố mẹ bắt tại trận gây xôn xao MXHHiện trường vụ con gái 16 tuổi bỏ nhà đi trốn theo bạn trai bị bố mẹ bắt tại trận gây xôn xao MXH
14:31:01 20/12/2024
Đại gia truyền thông tuyên bố gây sốc: Sẽ cưới vợ mới nếu 18 ngày không hàn gắn được với bà xã diễn viênĐại gia truyền thông tuyên bố gây sốc: Sẽ cưới vợ mới nếu 18 ngày không hàn gắn được với bà xã diễn viên
13:49:07 20/12/2024
Toàn cảnh lễ đính hôn của tiểu thư Quận 3 và "Chủ tịch" 9X: Visual dâu rể sáng bừng, sính lễ ngộp thởToàn cảnh lễ đính hôn của tiểu thư Quận 3 và "Chủ tịch" 9X: Visual dâu rể sáng bừng, sính lễ ngộp thở
15:28:37 20/12/2024
Bức ảnh gây sốc của Lý Dịch Phong sau khi bị "đuổi" khỏi showbiz vì 1 đoạn clip 7 giâyBức ảnh gây sốc của Lý Dịch Phong sau khi bị "đuổi" khỏi showbiz vì 1 đoạn clip 7 giây
13:58:12 20/12/2024
Midu tung ảnh đính chính 1 tin đồn, để lộ thông tin đặc biệt liên quan chồng thiếu giaMidu tung ảnh đính chính 1 tin đồn, để lộ thông tin đặc biệt liên quan chồng thiếu gia
14:44:49 20/12/2024
Câu trả lời cực khéo của Lưu Diệc Phi khiến netizen tâm đắc: Đọc nhiều sách quả thật có ích lợiCâu trả lời cực khéo của Lưu Diệc Phi khiến netizen tâm đắc: Đọc nhiều sách quả thật có ích lợi
13:52:15 20/12/2024
Sao Việt 20/12: Hương Giang đọ sắc cùng Kỳ DuyênSao Việt 20/12: Hương Giang đọ sắc cùng Kỳ Duyên
12:51:43 20/12/2024
NSƯT Thành Lộc: "Hữu Châu quát một cái, tôi im luôn"NSƯT Thành Lộc: "Hữu Châu quát một cái, tôi im luôn"
13:55:03 20/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chia tay, cô gái đòi bạn trai trả lại 1 tỷ đồng

Chia tay, cô gái đòi bạn trai trả lại 1 tỷ đồng

Netizen

17:39:17 20/12/2024
Theo South China Morning Post, người đàn ông họ Li và người phụ nữ họ Xu gặp nhau vào năm 2018 rồi nhanh chóng tiến tới hẹn hò.
HOT: Han So Hee và G-Dragon lộ bằng chứng hẹn hò, chàng còn đưa nàng tới 1 nơi đặc biệt?

HOT: Han So Hee và G-Dragon lộ bằng chứng hẹn hò, chàng còn đưa nàng tới 1 nơi đặc biệt?

Sao châu á

17:38:04 20/12/2024
Trưa 20/12, tờ Xportnews đưa tin 2 ngôi sao hàng đầu của làn sóng Hallyu G-Dragon (BIGBANG) và Han So Hee hiện đang dính nghi vấn hẹn hò.
Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Sức khỏe

17:29:41 20/12/2024
Cả hai trường hợp đều là những người bệnh còn khá trẻ, không có bệnh lý nền. Tai biến xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột, để lại hậu quả nặng nề và đe dọa tính mạng. Những trường hợp này có thể tránh được nếu biết cách phòng ngừa...
"Siêu chiến đội" IG lập thành tích khủng nhưng khiến nhiều người "nhớ T1"

"Siêu chiến đội" IG lập thành tích khủng nhưng khiến nhiều người "nhớ T1"

Mọt game

17:04:23 20/12/2024
Demacia Cup 2024 là một giải đấu khá đặc biệt của LPL khi nó diễn ra ngay sau một kỳ chuyển nhượng vô cùng ồn ào và nhiều drama .
Lý giải nguyên nhân tần suất bão dày đặc hơn

Lý giải nguyên nhân tần suất bão dày đặc hơn

Thế giới

16:33:24 20/12/2024
Ngoài ra, nghiên cứu cho biết thêm rằng tình trạng mất nhiệt do lượng băng giảm có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông của đại dương và hệ thống khí hậu nói chung.
4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi

4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi

Phim châu á

16:31:27 20/12/2024
Đây là những bộ phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất trong năm 2024. Các tác phẩm này quy tụ dàn diễn viên thực lực chất lượng, sở hữu kịch bản có chiều sâu và đáng suy ngẫm.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt

Hôm nay nấu gì: Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt

Ẩm thực

16:28:17 20/12/2024
Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt. Đều là các món ăn quen thuộc nhưng chế biến ngon miệng khiến ai thưởng thức cũng thích.
Louis Phạm dính nghi vấn chia tay bạn trai Việt kiều?

Louis Phạm dính nghi vấn chia tay bạn trai Việt kiều?

Sao thể thao

16:22:36 20/12/2024
Ngày 19/12, cựu VĐV TDDC Phạm Như Phương (hay còn được biết đến với nickname Louis Phạm) thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi đăng dòng trạng thái: Tạm biệt và hẹn gặp lại .
Superman tung trailer đầu tiên: Siêu Nhân gục ngã ngay trong màn chào sân DCU

Superman tung trailer đầu tiên: Siêu Nhân gục ngã ngay trong màn chào sân DCU

Phim âu mỹ

15:26:36 20/12/2024
Sau nhiều tuần liên tục được nhá hàng bởi chủ tịch DC Studios kiêm đạo diễn James Gunn, cuối cùng thì trailer chính thức của Superman, thuộc vũ trụ DCU, cũng đã chính thức ra mắt.
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 44: Bị bố con Kiều "bơm vá", Hùng sắp phản Kiên

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 44: Bị bố con Kiều "bơm vá", Hùng sắp phản Kiên

Phim việt

15:23:46 20/12/2024
Thấy Kiên và Quân bàn bạc với nhau kế hoạch và có vẻ cho mình ra rìa, Hùng rất bực tức. Hùng mang tâm sự về nhà nói chuyện trong bữa ăn với gia đình Kiều.
Tuyên án đường dây mua bán trái phép hóa đơn trị giá 14 ngàn tỷ đồng

Tuyên án đường dây mua bán trái phép hóa đơn trị giá 14 ngàn tỷ đồng

Pháp luật

15:06:29 20/12/2024
Ngày 20/12, TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án đối với 55 bị cáo trong đường dây mua bán trái phép hóa đơn có sự tiếp tay, bảo kê của cán bộ thuế.