3 tình trạng không mong muốn trẻ có thể gặp phải nếu ăn quá nhiều, cha mẹ đừng vội mừng khi con ăn lấy ăn để
Thấy bé ăn nhiều cha mẹ cũng đừng vội mừng vì có thể gặp phải 4 tình trạng không hay này.
Cản trở sự phát triển chiều cao
Trên thực tế, việc cho trẻ ăn quá nhiều sẽ không chỉ gây béo phì mà còn cản trở sự phát triển chiều cao.
Các bà mẹ cần biết mặc dù em bé đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhanh chóng có nhu cầu cao về các chất dinh dưỡng khác nhau, nhưng ăn nhiều hơn không có nghĩa là các chất dinh dưỡng cần thiết có thể được hấp thụ hết. Trong số đó, vitamin A, D đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Vitamin D là yếu tố chính thúc đẩy sự hấp thụ canxi và cho phép canxi nhanh chóng đến xương và răng. Vitamin A thúc đẩy sự biệt hóa và cân bằng của các tế bào xương và thúc đẩy sự phát triển của xương.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vitamin A và vitamin D là những chất dinh dưỡng dễ bị thất thoát nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì vậy để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của em bé, nên bổ sung Icoxin vitamin A, D theo khuyến nghị của bác sĩ từ khi sinh em bé, tiếp tục bổ sung cho đến khi 3 tuổi.
Dễ bị sâu răng
Nhiều bậc cha mẹ không thể hiểu được tại sao bé không ăn nhiều kẹo vẫn bị sâu răng? Hóa ra nguyên nhân sâu xa là không phải chỉ bánh kẹo mà bất kỳ thực phẩm nào chứa đường hoặc tinh bột bị phân giải bởi vi khuẩn đều tạo ra axit làm hỏng men răng, từ đó gây sâu răng.
Việc bé ăn uống suốt ngày sẽ vô tình tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn trong miệng phát triển khiến cho việc vệ sinh không được thuận tiện, dễ gây ra các vấn đề răng miệng.
Khả năng vận động “tụt lại phía sau”
Bé ăn nhiều làm tăng gánh nặng của chức năng tim phổi và thậm chí làm cho bé dễ thở hổn hển và nhịp tim cao hơn trong các hoạt động, và dễ mệt mỏi hơn, dần dần trẻ sẽ lười vận động. Cuối cùng sẽ mang lại một loạt hậu quả bất lợi như khả năng miễn dịch thấp và thấp còi.
Những điều này là do các vấn đề với thói quen ăn uống của bé. Vì vậy, khi bé còn nhỏ, cha mẹ nên đảm bảo cho bé ăn uống đều đặn, nuôi dưỡng bé thói quen yêu thể thao từ khi còn nhỏ, và sự kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi sẽ khiến trẻ bị thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Trẻ em béo phì dễ nguy cơ ung thư bàng quang
Trẻ em bị thừa cân có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn khi trưởng thành, theo Annals of Human Biology.
Một nghiên cứu dựa trên hơn 315.000 trẻ em ở Đan Mạch, cho thấy, kích thước cơ thể có liên quan đến việc mắc bệnh sau này trong cuộc sống. Chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng trên mức trung bình trong thời thơ ấu, cân nặng khi sinh cao/thấp và chiều cao dưới trung bình cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.
Tiến sĩ Kathrine K Sorensen từ Bệnh viện Bispebjerg và Frederiksberg ở Đan Mạch cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thừa cân và béo phì cao hơn ở trẻ em ngày nay có thể góp phần làm tăng gánh nặng ung thư bàng quang trong tương lai.
Béo phì là nguyên nhân gây nhiều bệnh trong đó có ung thư. Ảnh: Cleantechloops.
Các phát hiện được kiểm tra liên quan đến 315.763 trẻ em sinh từ năm 1930 đến 1989 và ở độ tuổi 7- 13. Dữ liệu này gồm BMI, cân nặng khi sinh và chiều cao và được tham chiếu chéo với Cơ quan đăng ký ung thư Đan Mạch. Theo đó, số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang khi trưởng thành là 1.145, bao gồm 839 nam giới.
Nguy cơ phát triển bệnh sau này cao hơn 10% đối với một cậu bé 13 tuổi, chiều cao trung bình (154,5 cm) có BMI tăng 5,9kg so với bình thường (tương đương 42,5kg). Ngược lại, một cậu bé cùng tuổi và cao hơn trung bình 8cm (162,5 cm) có nguy cơ thấp hơn 6%, theo nghiên cứu. So với trẻ sơ sinh có cân nặng trung bình (3,5 kg), nguy cơ này cao hơn 26% ở trẻ sơ sinh có cân nặng thấp (2,5kg) và 36% ở trẻ sơ sinh có cân nặng lớn (4,5kg).
"Đối với hai cậu bé 13 tuổi có chiều cao trung bình (154,5 cm), chuyển từ cân nặng 42,5 kg lên 48,4kg tương đương với nguy cơ ung thư bàng quang cao hơn 10% ở cậu bé nặng hơn", Tiến sĩ Jennifer L Baker chia sẻ thêm.
Berger - Giám đốc Trung tâm Khoa học, Sức khỏe và Xã hội Đại học Case Western, tại Cleveland, Mỹ cũng cho rằng, béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư và khi những người béo phì mắc bệnh ung thư, họ có khả năng tiên lượng xấu hơn.
Tập thể dục khi mang thai có thể làm giảm tình trạng béo phì ở trẻ Hình thành thói quen tập thể dục không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh mà còn giúp thai nhi khỏe mạnh. Tập thể dục khi mang thai không chỉ giúp bà bầu tránh bị béo phì mà còn giảm tình trạng béo phì diễn ra ở trẻ sơ sinh. Các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo rằng khi chuẩn bị thế...