3 phương thuốc kết hợp hỗ trợ trị bệnh ôn dịch (COVID-19)
Thực tế cho thấy chứng “ôn dịch” trong Y học cổ truyền tương đồng với bệnh COVID-19. Người bệnh có các triệu chứng sốt, thường lúc đầu 38-39 độ, có hắt hơi, ho, đau họng, tức ngực…
Bệnh nặng thêm dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, nhiều đờm đặc, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh ôn dịch thường gặp khi thời tiết thay đổi thất thường, ủ bệnh vào mùa đông, khi gặp phong khí của mùa xuân, có mưa ẩm thấp, phát tác thành dịch. Xin giới thiệu 3 phương thuốc kết hợp trị bệnh.
Người mắc bệnh ôn dịch (cũng như COVID-19) thường có các triệu chứng sốt, hắt hơi, ho, đau họng, tức ngực… Bệnh nặng thêm dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi,…
Trị các triệu chứng của bệnh ôn dịch ban đầu, như sốt cao, ho, đờm, tức ngực… Dùng phương “Ngân kiều giải độc”: kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g, bạc hà 12g, kinh giới tuệ 6g, đạm đậu xị 12g, ngưu bàng tử 12g, cát cánh 12g, đạm trúc diệp 12g, cam thảo 6g. Công dụng: tân lương giải biểu, thanh nhiệt giải độc. Trị cảm mạo phong nhiệt kèm phát sốt, sợ phong hàn, nhức đầu, ho nhiều, khô miệng, họng đau.
Kim ngân hoa là vị thuốc trong bài “Ngân kiều giải độc” trị ôn dịch khi mới mắc với các triệu chứng của bệnh ôn dịch, ban đầu, như sốt cao, ho, đờm, tức ngực…
Khi bệnh phát triển nặng đi sâu vào phổi, gây viêm phế quản, viêm phổi… Kể cả những trường hợp nặng như viêm phổi do virus, dùng phương “Tang cúc ẩm gia vị”: tang diệp 12g, cúc hoa 8g, bạc hà 12g, cát cánh 12g, lô căn 12g, hoàng cầm 12g, bạch cương tằm 12g, thuyền thoái 6g, cát căn 12g, liên kiều 12g. Công dụng: tuyên phế, khứ phong, tân lương, thấu biểu. Trị phong nhiệt bế ở phổi (viêm phổi).
Cúc hoa là vị thuốc trong bài “Tang cúc ẩm gia vị” trị ôn dịch khi bệnh nặng, gây viêm phế quản, viêm phổi… Kể cả những trường hợp nặng như viêm phổi do virus.
Trị viêm phổi kéo dài, kết hợp phương “Sa sâm sơn dược thang” gồm 2 vị sa sâm 15g, hoài sơn 15g. Công năng: bổ ích phế khí, kiện tỳ hóa đờm. Trị phế khí hư tổn, vệ khí không vững, ngoại tà xâm nhập, hỏa nhiệt đốt nóng phần âm, sinh đờm nhiệt, gây viêm phổi.
Sa sâm là vị thuốc trong bài “Sa sâm sơn dược thang” trị ôn dịch khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, viêm phổi kéo dài.
Sau khi lược bỏ một số vị trùng nhau, ta được phương kết hợp để trị bệnh ôn dịch: kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g, bạc hà 12g, kinh giới tuệ 6g, đạm đậu xị 12g, ngưu bàng tử 12g, cát cánh 12g, đạm trúc diệp 12g, cam thảo bắc 6g, tang diệp 12g, cúc hoa 8g, lô căn 12g, hoàng cầm 12g, bạch cương tằm 12g, thuyền thoái 6g, cát căn 1 g, sa sâm 15g, hoài sơn 15g. Công dụng chung của phương là thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt táo thấp, bổ ích phế khí, kiện tỳ, hóa đờm. Trị, sốt cao, sợ lạnh, hắt hơi, ho nhiều, đờm vàng, sánh, khó thở, người mệt mỏi hoặc những trường hợp viêm phổi do virus hay viêm phổi kéo dài dẫn đến tình trạng suy kiệt cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng.
Video đang HOT
Cách chế biến các vị thuốc
Kim ngân hoa (Flos Lonicerae japonicae): nụ hoa kim ngân, cây mọc hoang và được trồng ở khu vực phía bắc, thu hái khi hoa chưa nở, phơi khô hoặc sấy khô.
Liên kiều (Fructus Forsythiae suspensae) là quả liên kiều, hiện còn phải nhập. Chỉ lấy 2 mảnh vỏ khô, sao vàng làm thuốc.
Bạc hà (Herba Menthae arvensis): bộ phận trên mặt đất của cây bạc hà, hiện đã được trồng nhiều ở một số tỉnh phía bắc, thu hái xong phơi khô hoặc sấy nhẹ, cắt đoạn, vi sao.
Kinh giới tuệ (Herba Elsholtziae ciliatae): ngọn có hoa của cây kinh giớii, được trồng ở nhiều nơi, cắt lấy ngọn hoa phơi khô hoặc sấy nhẹ.
Đạm đậu xị (Semen Vignae cylindricae praeparatae): hạt đậu đen nấu chín, ủ lên men, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.
Ngưu bàng tử (Semen Arctii lappae): hạt cây ngưu bàng, sao vàng.
Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori): rễ cây cát cánh, đã được trồng nhiều nơi ở nước ta, phơi khô, thái mỏng, sao vàng.
Đạm trúc diệp (Herba Lophateri): toàn cây cắt đoạn của cây đạm trúc diệp, dùng tươi hoặc khô.
Cam thảo bắc (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) thái phiến mỏng, sao vàng.
Tang diệp (Folium Mori albae): lấy lá bánh tẻ bỏ cuống của cây dâu, phơi khô, vi sao.
Cúc hoa (Flos Chrysanthemi indici): hoa của cây cúc hoa vàng, phơi khô hoặc sấy nhẹ, vi sao.
Lô căn (Rhizoma Phragmitis): rễ của cây lau, thái phiến, sao vàng.
Hoàng cầm (Radix Scutellariae): rễ của cây hoàng cầm, thái phiến, sao vàng.
Bạch cương tằm (Bombyx Botryticatus): con tằm chết trắng bởi nấm, phơi hoặc sấy khô.
Thuyền thoái (Periostracum Cicadae): xác ve sầu bỏ chân, bỏ đầu.
Cát căn (Radix Puerariae thomsonii): rễ sắn dây, phơi khô, thái phiến sao qua.
Sa sâm (Radix Glehniae): rễ của cây bắc sa sâm, thái mỏng, sao vàng.
Hoài sơn (Tuber Dioscoreae persimilis) là rễ của cây củ mài, phơi khô, thái mỏng, sao vàng.
Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang, sắc 3 lần, trộn đều nước sắc lại rồi chia 3 lần uống trước bữa ăn 1 giờ. Lưu ý: các vị bạc hà, kinh giới, cúc hoa cho vào sắc ở nước thứ 3 để tránh bị mất các chất tinh dầu.
Để phục vụ cho số đông người, có thể tiến hành bào chế dưới dạng cốm tan. Để thu được tối đa hoạt chất, những vị thuốc chứa tinh dầu như bạc hà, kinh giới cúc hoa, đem cất lấy riêng phần tinh dầu. Phần bã cho vào sắc chung với các vị thuốc còn lại. Sau khi cô được cao, làm bột, thì tiến hành phun tinh dầu vào bột, làm cốm.
5 thói quen xấu vào mùa hè mà cơ thể sợ nhất, đặc biệt là cái đầu tiên rất nhiều người mắc phải hàng ngày
Mùa hè đến, nhiệt độ cũng tăng dần lên tạo cho những thói quen mới mà chỉ riêng mùa hè mới có. Tuy nhiên, đôi khi chúng lại là các hành động khiến cơ thể bạn cực kỳ sợ hãi.
Nhiều người yêu thích mùa hè bởi đó là thời gian gắn liền với những chuyến du lịch, sự thư giãn bên hồ bơi, đắm mình trong vị ngọt mát của miếng dưa hấu hay đơn giản là bạn có thể tự tin diện các bộ cánh tôn lên vóc dáng. Nhưng bên cạnh đó, thực tế mùa hè cũng sẽ đi kèm với nhiệt độ cao, nóng nực, dễ bị dịch bệnh tấn công.
Ngoài ra, mùa hè cũng tạo ra cho chúng ta những thói quen xấu mà chỉ riêng mùa này mới có. Dưới đây là 5 thói quen xấu mà cơ thể sợ nhất vào mùa hè, tốt nhất bạn nên tránh xa.
1. Uống nước quá nhanh
Do nhiệt độ cao và mồ hôi ra nhiều, tỷ lệ mất nước của cơ thể cũng sẽ tăng lên. Do đó, việc bổ sung nước kịp thời cho cơ thể và giải tỏa cơn khát là vô cùng thiết yếu.
Tuy nhiên, nếu bạn uống nước quá nhanh, nước sẽ nhanh chóng đi vào máu và được hấp thụ trong ruột, làm cho máu loãng hơn, lượng máu tăng lên. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu ở tim, dễ bị tức ngực, khó thở và các triệu chứng khác.
Vì vậy, mỗi khi uống nước, bạn không nên uống quá nhanh, hãy uống một lượng nhỏ và chia thành nhiều lần. Mỗi lần chỉ nên uống 100-150ml để cơ thể hấp thụ tốt hơn, nên hạn chế uống nước lạnh, nước ấm là tốt nhất cho cơ thể.
2. Đôi mắt sợ nắng nhất
Dưới cái nắng gay gắt, đôi mắt là cơ quan dễ bị tổn thương nhất. Mắt ưa lạnh, sợ nóng, không chú ý chống nắng sẽ dễ bị lão hóa trước tuổi và gây ra các bệnh về mắt.
Do đó, nếu bạn ra ngoài từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, tốt nhất là bạn nên đeo kính râm, đội mũ hoặc mang ô (dù) che nắng. Màu sắc của kính râm nên là nâu hoặc xanh lá cây nhạt để có tác dụng chống tia cực tím tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm bổ mắt như dâu tây, khoai mỡ, cà rốt, việt quất... Vi khuẩn sinh sôi nhanh vào mùa hè, vì vậy bạn cũng nên tránh dụi mắt bằng tay.
3. Bụng sợ lạnh nhất
Mùa hè là thời kỳ dễ mắc các bệnh về đường ruột. Vi khuẩn, vi rút và thực phẩm không sạch đều là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, ví dụ: hải sản như tôm, cua chưa được nấu chín kỹ; các món ăn và hoa quả lạnh... có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính nếu chúng không được làm sạch.
Ngoài ra, trong môi trường nhiệt độ cao, thức ăn bảo quản không đúng cách sẽ nhanh hỏng, nếu ăn uống không cẩn thận có thể xảy ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Tốt nhất, vào mùa hè, bạn nên ăn ít đồ lạnh (chẳng hạn như đồ uống có đá), đặc biệt là khi bạn thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối. Mặc dù thời tiết nắng nóng có thể khiến bạn kém ăn, nhưng không nên bỏ bỏ bữa, ăn bất cứ khi nào khi tự nhiên có cảm giác thèm ăn, nhịn ăn, ăn uống thất thường sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi ăn đồ có tính lạnh (sashimi, sushi), bạn cũng có thể cho thêm một ít gừng để làm ấm bụng và khử trùng.
4. Cột sống cổ sợ "thổi" nhất
Vào mùa hè, một số người thích làm việc hoặc nghỉ ngơi trong phòng điều hòa, nhưng nếu điều hòa thổi trực tiếp vào cột sống cổ, các mô mềm xung quanh dễ bị tổn thương, gây ra tình trạng đau mỏi cổ, lưng liên tục.
Ngoài ra, việc ngồi quá lâu cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn vận động cột sống cổ, khiến các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ trở nên trầm trọng hơn.
Nhiệt độ điều hòa trong nhà không được thấp hơn 26 độ C, bạn không nên để điều hòa thổi gió trực tiếp vào cơ thể (đặc biệt là phần gáy). Nếu không thể tự điều chỉnh nhiệt độ điều hòa, bạn có thể choàng khăn choàng lên vai và chườm ấm lên vai vào ban đêm.
5. Trong nhà sợ nhất là vi khuẩn
Giao mùa xuân - hè là thời điểm có tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng cao, những loại vi khuẩn, vi rút khác nhau luôn chực chờ cơ hội để tấn công cơ thể bạn. Nhiều người nghĩ rằng dị ứng đến từ ngoài trời, thực tế trong nhà cũng có rất nhiều vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Những loại phổ biến nhất là nấm mốc trong nhà bếp, mạt bụi trong phòng ngủ và phấn hoa trên ban công.
Do đó, vào mùa hè, tần suất dọn dẹp nhà cửa nên được tăng lên, ít nhất 2-3 ngày một lần. Bạn có thể sử dụng máy lọc không khí để giảm thiểu vi khuẩn, vi rút trong nhà tốt hơn.
Uống quá nhiều 'thuốc bổ' này có thể gây ngừng tim Các chất bổ sung nhằm giúp cơ thể đảm bảo đủ lượng vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng tối ưu cần thiết để hoạt động tốt nhất. Uống quá nhiều magiê có thể dẫn đến ngừng tim - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Nhưng không có nghĩa là uống quá nhiều sẽ tốt, mà nếu uống quá nhiều, có thể ảnh hưởng nghiêm...