3 loại rau nên ăn thường xuyên để thúc đẩy quá trình giải độc gan, ngăn chặn tình trạng dư thừa cholesterol
Tưởng là khó kiếm nhưng ngờ đâu mấy loại rau sau đây lại khá quen thuộc và có thể tìm mua dễ dàng ở các khu chợ hay siêu thị tổng hợp.
Như chúng ta đã biết, gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người với nhiệm vụ giải độc, tạo máu và trao đổi chất. Nếu gan có vấn đề thì sẽ tiềm ẩn những mối nguy hiểm đối với sức khỏe của con người. Vì vậy, trong cuộc sống bình thường, việc bổ sung dinh dưỡng cho gan phải được đặt lên hàng đầu.
Ngay từ bây giờ, bạn nên cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày. Đặc biệt, hãy chủ động bổ sung 3 loại rau sau đây trong ba bữa chính mỗi ngày, bởi nó vừa có tác dụng dưỡng gan, vừa có thể “giảm cân” cho lá gan để ngăn ngừa nguy cơ dư thừa cholesterol trong cơ thể.
1. Cải bó xôi
Cải bó xôi (hay còn gọi là rau bina) là loại rau rất phổ biến, tuy không đắt nhưng lại giàu các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin K, carotenoid và khoáng chất.
Thường xuyên ăn cải bó xôi vào các ngày trong tuần không chỉ giúp tăng cường tuần hoàn gan – khí, giải tỏa ứ đọng ở gan mà còn loại bỏ lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể, từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu, dưỡng ẩm gan. Vậy nên, nếu gan không hoạt động tốt thì bạn nên ăn nhiều cải bó xôi hơn vào ngày thường để hỗ trợ tăng cường sức khỏe.
2. Rau muống
Rau muống chứa rất ít calo nhưng lại giàu vitamin nên có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, từ đó giúp gan không bị mỡ thừa bao quanh. Ngoài ra, rau muống còn có tác dụng làm đẹp da, giúp dạ dày và ruột tiêu hóa thức ăn cũng như thải độc tốt hơn.
Không chỉ vậy, rau muống thuộc loại rau có tính kiềm, chứa nhiều chất xơ và vitamin C nên có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, từ đó ngăn ngừa ung thư.
Video đang HOT
3. Đậu bắp
Theo quan điểm sức khỏe, vỏ đậu bắp chứa nguồn protein chất lượng cao và nhiều loại khoáng chất nên ăn một ít mỗi ngày có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Về lý do đậu bắp có thể bảo vệ gan, nguyên nhân là do nó có chứa một số thành phần pectin và polysaccharide nên có thể tổng hợp glycogen giúp nâng cao khả năng kháng virus của tế bào gan.
Chú ý: Vì đậu bắp là thực phẩm có tính lạnh nên bạn không nên ăn nhiều nếu lá lách và dạ dày yếu.
Chớ xem thường vết bầm tím tự phát trên da
Trẻ em rất dễ bị bầm tím khi bị ngã va vào đồ đạc hoặc va chạm khi chơi với bạn. Tuy nhiên, vết bầm tím do va đập hoặc bầm tím tự phát có thể do nguyên nhân sức khỏe.
Nguyên nhân gây bầm tím ở trẻ có thể do một số tình trạng không nghiêm trọng và tạm thời, nhưng cũng có nguyên nhân cần điều trị. Hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nếu con bạn dễ bị bầm tím.
Nguyên nhân nào khiến trẻ dễ bị bầm tím?
Các nguyên nhân có thể bao gồm:
Ngã: Trẻ nhỏ, nhất là trẻ mới biết đi khá hiếu động. Các bé thường chạy quanh nhà và thử nghiệm mọi thứ. Do đó, bé dễ bị ngã, hoặc vô tình va chạm vào đồ đạc. Điều này làm tăng nguy cơ bị thương, bị bầm tím, đặc biệt là ở khuỷu tay, ống chân và đầu gối...
Cơ thể ít mỡ: Số lượng vết bầm tím ở con bạn cũng phụ thuộc vào tỷ lệ chất béo có trong cơ thể chúng. Nếu có ít chất béo trong cơ thể, bé sẽ dễ bị bầm tím ngay cả khi bị va đập nhẹ.
Bệnh Hemophilia: Là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị bầm tím. Hemophilia là một rối loạn đông máu di truyền gây ra do thiếu hụt hoặc bất thường chức năng các yếu tố đông máu VIII/ IX.
Bệnh di truyền lặn liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính X. Người bệnh không chỉ cần được dự phòng và điều trị chảy máu mà còn phải được quản lý, theo dõi và chăm sóc bởi nhiều chuyên khoa.
Bệnh Von Willebrand (vWD): Là bệnh rối loạn đông máu do thiếu hụt hoặc giảm hoạt tính của yếu tố Von Willebrand trong máu. Hội chứng Von Willebrand được coi là tình trạng di truyền với một gene bị lỗi gây ra các vấn đề với một protein quan trọng cho quá trình đông máu.
Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP): Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) là một rối loạn có thể dẫn đến các vết bầm tím và chảy máu dễ dàng hoặc quá mức. Kết quả chảy máu là do lượng tiểu cầu thấp bất thường- các tế bào làm đông máu.
Trước đây, giảm tiểu cầu miễn dịch còn được gọi là ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. ITP có thể gây ra vết bầm tím, cũng như các chấm nhỏ màu đỏ tím trông giống như phát ban. Trẻ em có thể bị ITP sau khi bị nhiễm virus và thường hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị.
Thiếu vitamin K: Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị bầm tím. Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Số lượng tiểu cầu bị ảnh hưởng do thiếu vitamin K. Do đó, đừng quên cho con bạn tiêm vitamin K để ngăn ngừa rối loạn chảy máu.
Thiếu vitamin C: Vitamin C cần thiết cho sức khỏe; do đó, nếu thiếu chất này, con bạn có thể bị bầm tím dễ dàng. Nếu trẻ bị thiếu vitamin C, bạn cũng có thể thấy rằng các vết xước hoặc vết thương ở con bạn thường mất nhiều thời gian để chữa lành hơn.
Bệnh bạch cầu: Ở trẻ em, hầu hết các bệnh bạch cầu là cấp tính. Bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ em cũng được chia thành bệnh bạch cầu dòng lympho cấp (ALL) và bệnh bạch cầu dòng tủy cấp (AML), tùy thuộc cụ thể vào loại tế bào máu trắng được gọi là tế bào bạch huyết hoặc tủy bào, liên quan đến sự đề kháng miễn dịch. Đây là loại ung thư nghiêm trọng ở trẻ em, trong đó việc sản xuất các tế bào máu bình thường bị cản trở. Điều này khiến trẻ dễ bị bầm tím.
Giảm mức độ của các yếu tố đông máu khác nhau: Yếu tố đông máu là các protein có trong máu kết hợp với tiểu cầu để tạo thành cục máu đông tại khu vực bị thương và cầm máu. Mức độ giảm của các yếu tố đông máu có thể khiến trẻ dễ bị bầm tím. Chúng có thể giảm do nhiều lý do khác nhau như nhiễm trùng, dị tật bẩm sinh, một số loại thuốc, các vấn đề về gan,...
Da nhạy cảm: Một số nguyên nhân khác có thể gây ra dễ bầm tím ở trẻ em bao gồm da nhạy cảm có thể biến ngay cả một va đập nhẹ thành một vết bầm tím.
Khi nào vết bầm tím là dấu hiệu của bệnh?
Bầm tím cho thấy một căn bệnh tiềm ẩn khi nó xảy ra đột ngột và kết hợp với các triệu chứng bao gồm: Đổ mồ hôi / sốt; Giảm cân không chủ ý; Phát ban; Đau trong xương; Những đốm đỏ nhỏ xuất hiện trên da; Bụng to hoặc sưng lên; Bất thường về mặt hoặc xương; U máu (vết bớt lớn, màu đỏ).
Cần làm gì khi trẻ dễ bị bầm tím?
Nếu các vết bầm tím xuất hiện mà không có bất kỳ lý do rõ ràng nào, bạn cần cho trẻ đi xét nghiệm máu. Nếu trong gia đình có tiền sử rối loạn chảy máu, bạn càng nên cho trẻ đi khám sớm. Các rối loạn đông máu chỉ có thể phát hiện và xác định khi trẻ được khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Đảm bảo cho con một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
Bạn có thể thực hiện các bước sau để các vết bầm tím của trẻ mau lành:
Khi phát hiện vết bầm mới: Chuẩn bị một túi đá viên. Quấn nó vào một chiếc khăn vải hoặc khăn tắm và đắp lên vết bầm trong 10-15 phút. Không chườm đá trực tiếp lên da.
Nâng cao vùng bị bầm tím để giảm lưu lượng máu đến vùng đó. Điều này sẽ làm giảm sưng tấy.
Nếu con bạn bị đau nhiều, có thể đề nghị bác sĩ kê thuốc giảm đau an toàn cho trẻ.
Mẹ bầu bổ sung ngay loại rau này vào thực đơn để ngăn ngừa dị tật ở thai nhi Ít ai biết rằng, loại rau có nguồn gốc từ châu Âu này lại chứa dưỡng chất cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh và ngăn ngừa dị tật ở thai nhi. Măng tây giúp ngăn ngừa dị tật ở thai nhi Do có chứa nhiều folate nên măng tây rất có lợi cho thai phụ, vì folate là loại vitamin...