3 chốt chặn quan trọng trong cuộc chiến với Covid-19

Theo dõi VGT trên

Khi virus đã xâm nhập sâu vào cơ thể thì hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ virus trong máu.

Có thể coi hệ miễn dịch là chốt chặn cuối cùng của cơ thể chống lại virus.

“Giải mã” virus SARS-CoV-2

Virus SARS-CoV-2 là một chủng virus cúm thuộc họ Beta-coronavirus, cùng họ với virus gây hội chứng MERS và hội chứng SARS. Chúng gây bệnh trên đường hô hấp và thường gây ra hội chứng suy hô hấp.

3 chốt chặn quan trọng trong cuộc chiến với Covid-19 - Hình 1

Vì Covid-19 gây ra bởi SARS-CoV-2 thuộc họ cúm nên có những đặc tính chung như sau:

- Covid-19 chủ yếu tấn công tế bào, hệ hô hấp và điểm khởi phát đầu tiên luôn ở trên bề mặt niêm mạc khu vực khoang mũi, họng. Tại đây các hạt virus sẽ mở màng tế bào niêm mạc và gửi gen ARN của chúng vào trong để tế bào cơ thể tổng hợp nên các hạt virus mới. Các hạt virus mới sau đó phá vỡ tế bào vật chủ và tràn ra bên ngoài, một số sẽ vào hệ tuần hoàn huyết dịch đi khắp cơ thể, một số lại chui vào tế bào mới để tiếp tục tăng sinh số lượng. Các hạt virus nằm trên bề mặt niêm mạc khoang mũi họng sẽ được phát tán ra môi trường qua hơi thở, ho, hắt hơi gây ra lây nhiễm cộng đồng.

- Covid-19 nguy hiểm đến tính mạng khi nó tấn công phổi, nếu không nó cũng chỉ như cúm thường, thậm chí triệu chứng nhẹ hơn (80% bệnh nhân dương tính có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng). Tỷ lệ gây tử vong của Covid-19 tính bình quân trên toàn thế giới cho đến thời điểm này khoảng 2%, trong khi họ hàng của nó là MERS (trên 30%) và hội chứng SARS (khoảng 9,6%) tỷ lệ tử vong nhiều hơn. Tuy vậy khả năng lây nhiễm của SARS-CoV-2 lại mạnh hơn nhiều 2 chủng kia.

- Cũng như các chủng virus khác, SARS-CoV-2 không được coi là sinh vật bởi nó không có sự sống, không có bất kỳ quá trình trao đổi chất nào diễn ra trong nó. Virus không tiết ra bất cứ thứ gì và không tự sinh sản được, nó có lớp vỏ rất mỏng được cấu tạo bởi một màng phospholipid và các miếng protein trồi lên, nên rất dễ bị biến dạng bởi các chất tẩy rửa (xà phòng, chất diện hoạt), nước muối, tia UV, tinh dầu các loại… Khi lớp vỏ bị biến dạng, virus sẽ khó bám dính và khó mở khóa màng tế bào cơ thể hơn.

Từ nhận định trên chúng ta cần xây dựng nguyên tắc phòng chống Covid-19 theo các mức ưu tiên như sau:

1. Không để lây nhiễm

3 chốt chặn quan trọng trong cuộc chiến với Covid-19 - Hình 2

Thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm (Ảnh minh họa).

Ưu tiên xây dựng chốt chặn thứ nhất (tạm gọi là hàng rào chống xâm nhập) để ngăn ngừa virus bám dính vào nơi gây bệnh đầu tiên là niêm mạc khoang mũi họng. Thực hiện tốt 5K do Bộ Y tế khuyến cáo đồng thời hạn chế đến nơi đông người sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ virus lây nhiễm.

Đây là hàng rào hữu hiệu nhất để không lây nhiễm ra cộng đồng. Các mức chống lây nhiễm mạnh bạo hơn như cách ly tập trung, giãn cách hay cách ly xã hội có thể làm chậm tốc độ lây lan ra cộng đồng trong trường hợp dịch bùng phát lớn.

2. Khi đã lây nhiễm không để Covid-19 tấn công đến phổi

3 chốt chặn quan trọng trong cuộc chiến với Covid-19 - Hình 3

Khi đã lây nhiễm không để Covid-19 tấn công đến phổi (Ảnh minh họa).

Khi virus đã bám được vào niêm mạc mũi họng thì cần có chốt chặn thứ 2 được thiết lập ngay tại đây. Đó là làm giảm hoặc mất hoạt lực của virus ngay khi chúng vừa “chân ướt chân ráo” bám trụ vào niêm mạc.

Tại thời điểm mới lây nhiễm, lượng virus bám vào niêm mạc thường ở mức thấp. Sẽ thật sai lầm nếu chúng ta “mặc kệ” virus phát triển trong giai đoạn này và thụ động ngồi chờ chúng được nhân lên rồi phát tán khắp hệ hô hấp và tuần hoàn. Nếu ngay từ đầu tìm cách vô hiệu hay làm sạch các hạt virus bám trên niêm mạc khoang mũi họng thì nguy cơ lây lan ra cộng đồng cũng như nguy cơ virus tấn công phổi sẽ giảm đáng kể. Rất may là tại khoang mũi họng chúng ta hoàn toàn có thể tiếp cận virus SARS-CoV-2 bằng các chất sát khuẩn thông thường như: nước muối sinh lý hay dung dịch betadine… Thường xuyên thụt rửa khoang mũi và súc họng thật kỹ nhiều lần bằng nước muối ấm (nồng độ 0,9 đến 1%) có thể giảm đáng kể số lượng hạt virus vừa được sinh ra tại đây.

Ngoài ra, xông hơi với tinh dầu sả chanh, húng chanh, quế hay hương nhu cũng có thể làm giảm tải lượng virus đang bám trên mọi ngõ ngách ở vùng này. Theo kinh nghiệm dân gian khi bị cảm cúm nếu xông kỹ sẽ thấy thông thoáng đường thở và khỏi nhanh hơn hẳn.

Theo tôi, chúng ta cần thực hiện các nghiên cứu nhanh, xem mức độ giảm tải lượng virus trước và sau khi xông hơi với tinh dầu là bao nhiêu? Thời gian chuyển âm tính có rút ngắn không? Để từ đó hướng dẫn người dân chống dịch hiệu quả. Chốt chặn thứ hai này rất quan trọng sau khi virus đã vượt qua chốt chặn một.

3. Khi Covid-19 đã tấn công phổi thì hạn chế thấp nhất tử vong

3 chốt chặn quan trọng trong cuộc chiến với Covid-19 - Hình 4

Cần tăng cường năng lực ICU để giảm tỷ lệ tử vong (Ảnh minh họa).

Khi virus đã xâm nhập sâu vào cơ thể thì hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ virus trong máu. Có thể coi hệ miễn dịch là chốt chặn cuối cùng của cơ thể chống lại virus. Bên cạnh việc chuẩn bị tốt thiết bị và nguồn lực cứu chữa bệnh nhân nặng như máy thở, nguồn oxy, tăng cường bổ sung các đơn nguyên ICU, bổ sung thiết bị can thiệp ECMO… để làm giảm nguy cơ tử vong, chúng ta cần hướng dẫn người bệnh tập thở sâu, thở lưng để giúp tăng dung lượng của phổi.

Khi thở bình thường, mỗi lần hít vào thở ra của một người có dung lượng khoảng 500ml không khí, trong khi dung lượng tối đa mà phổi có thể sử dụng cho một lần hít vào thở ra lên đến 4.600ml. Điều này có nghĩa, bình thường chúng ta chỉ sử dụng khoảng 10% chức năng của phổi. Tập thở sâu sẽ giúp người bệnh có thể vượt qua nguy kịch khi chức năng phổi giảm. Việc tăng miễn dịch nội sinh đóng vai trò rất quan trọng. Việc tập thể dục và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời rất hữu ích cho việc tăng miễn dịch nội sinh, giúp giảm nguy cơ tử vong khi mắc bệnh.

Quan điểm của y học cổ truyền về phòng chống virus cúm

3 chốt chặn quan trọng trong cuộc chiến với Covid-19 - Hình 5

Đông y cho rằng bị cảm cúm là do nhiễm hàn lạnh. Do vậy muốn chữa khỏi thì phải trục hàn lạnh ra khỏi cơ thể bằng thực phẩm có tính dương giúp làm ấm cơ thể như ăn cháo nóng với hành, tỏi, tía tô và xông hơi các loại lá có tinh dầu. Hàng ngàn năm nay dân gian đã chứng minh nếu bị cảm cúm mà để tự khỏi thì phải mất cả tuần, nhưng nếu xông kỹ thì chỉ 1-2 ngày là dứt hoàn toàn.

Video đang HOT

Khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ giảm miễn dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng sinh các hạt virus, nhất là virus cúm. Vì vậy các dược liệu có tính cay ấm như: quế, hồi, thảo quả, gừng, tỏi, độc hoạt, địa liền, xuyên khung, tía tô, kinh giới…rất thích hợp giúp cơ thể chống lại virus corona. Cần phải tăng cường dương khí (chủ về sức nóng) để không cho hàn khí xâm nhập. Các bài thuốc phát hãn giải biểu, ôn trung khứ hàn, ôn bổ thận dương được sử dụng trong các trường hợp này và cho hiệu quả tương đối tốt.

Kiến nghị áp dụng thêm biện pháp phòng chống dịch

Qua phân tích trên có thể thấy cần phải áp dụng thật tốt cả ba chốt chặn, trong đó chốt thứ 2 và thứ 3 cần được chú trọng hết mức. Chốt chặn đầu tiên là phòng dịch thụ động, giống như việc dựng hàng rào rồi núp sau hàng rào đó và cầu mong “kẻ địch không trèo qua”. Chốt chặn thứ hai là chủ động tấn công “địch” ngay khi “địch vừa đặt chân lên đất mình, đang hạ trại và chưa ổn định đội ngũ”. Chốt chặn thứ 3 là lớp phòng thủ sau cùng, nằm sâu trọng nội địa, chiến đấu chống lại kẻ địch trên toàn mặt trận.

Ngoài thực hiện 5K chúng ta cần hướng dẫn người dân nên thực hiện thật tốt phương pháp sau:

- Rửa mũi họng thường xuyên mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc hơi ưu trương nhẹ (pha 9-10g muối tinh với một lít nước sạch, khi dùng thì cho vào lò vi sóng quay ấm khoảng 40 độ). Khi súc họng cần chú ý ngửa cổ súc thật kỹ và sâu trong cổ họng 2 đến 3 lần rồi nhổ ra đồng thời dùng nước muối bơm (hoặc nhúng mũi hít nhẹ) để thụt rửa khoang mũi, ngày rửa 2 lần sáng và tối, khi đi ra ngoài tiếp xúc người khác về nhà cần rửa ngay. Với người đang dương tính tự điều trị tại nhà thì cách 2 giờ lại thực hiện việc trên một lần để rửa sạch các hạt virus mới vừa được sinh ra và giải phóng ra bề mặt niêm mạc, làm liên tục cho đến khi test cho kết quả âm tính SARS-CoV-2.

- Mỗi tuần xông hơi ít nhất một lần: Dùng 500g sả chanh tươi kết hợp lá hương nhu, lá bưởi (nếu có) cho vào nồi rồi bật đun sôi, lấy ghế nhỏ ngồi quay mặt về hướng bốc hơi của nồi nước rồi trùm chăn để xông từ 5 đến 10 phút. Nếu có điều kiện nên mua tinh dầu sả chanh sẽ tốt và tiện lợi hơn. Người dương tính chưa có dấu hiệu khó thở nên xông ngày 1-2 lần cho đến khi test âm tính. Với người đang dương tính và có dấu hiệu khó thở, suy hô hấp, người đang sốt, nhịp tim cao, cao huyết áp, giãn tĩnh mạch cần thận trọng và xin ý kiến bác sĩ trước khi xông toàn thân.

- Ăn nhiều thực phẩm tạo năng lượng và có tính ôn ấm cơ thể (bò, dê, gà, trứng…) kết hợp các gia vị cay nóng như hành, gừng, tiêu, tỏi, tía tô, quế, hồi. Hạn chế ăn thực phẩm có tính hàn như vịt, ngan, ốc, ếch…Không để cơ thể bị nhiễm lạnh trong mùa dịch.

3 chốt chặn quan trọng trong cuộc chiến với Covid-19 - Hình 6

Tập thể dục giúp tăng cường hệ miễn dịch (Ảnh minh họa).

- Thường xuyên tập thể dục ngày ít nhất 2 lần. Tập sao cho toàn thân nóng lên và toát mồ hôi sẽ kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh nhưng cũng cần chọn bài tập phù hợp với thể trạng hiện tại.

- Tập thở sâu nhiều lần trong ngày (sáng thức dậy còn chưa ra khỏi giường, ngồi nói chuyện, tập khi đứng hoặc trước khi ngủ). Nằm, ngồi hay đứng đều để lưng thật thẳng, lưỡi chạm hàm trên. Hít vào và tập trung tâm trí tưởng tượng luồng khí từ đỉnh đầu đi dọc xương sống và đẩy dần xuống dưới xương cùng rồi đến hậu môn. Khi hít vào cơ hoành được hạ từ từ xuống dưới theo dòng khí vào, đồng thời giãn cơ mông, cơ hậu môn. Hít vào đến tận cùng rồi giữ lại 3 giây ở đó (đếm thầm 1, 2, 3). Thở ra thì co thắt hậu môn, cơ mông, cơ đùi và cơ bụng, đẩy khí từ bụng dưới đi vòng đường bụng qua rốn, lên ngực rồi qua mũi, bụng hóp lại và cơ hoành dồn hết lên trên khoang ngực đẩy kiệt khí ra ngoài rồi dừng lại 3 giây. Lặp lại các bước trên. Mỗi lần thực hiện ít nhất 20 chu kỳ thở, càng nhiều chu kỳ thở càng tốt. Trong ngày càng luyện tập nhiều đợt càng tốt. Chú ý, luôn luôn để tâm trí bám sát theo hơi thở vào ra, không để tâm trí dao động hay nghĩ ngợi lung tung.

Áp dụng thật tốt 5K và các phương cách trên sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễmgiảm tỷ lệ chuyển biến nặng, tử vong do Covid-19 gây ra. Chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh theo cách Việt Nam, giống như thế hệ cha anh đã chiến thắng Pháo đài bay B52 theo cách rất riêng, rất đặc biệt vậy.

Đối mặt Covid-19: Ăn cơm như nhai giấy và 2 lần "chết hụt" vì chủ quan

Trong giai đoạn nguy hiểm nhất của cơn bệnh, kéo dài suốt đêm, mắt tôi gần như không rời màn hình của máy đo SpO2 bởi trên đó thể hiện sự sống.

Sáng 24/7, nhận kết quả dương tính SARS-CoV-2, trong khi cả gia đình đều không ai mắc, tôi chạy ngay lên sân thượng, vào phòng chứa đồ và biến nơi đây thành "đại bản doanh" cho cuộc chiến chống Covid-19 của chính mình.

Đối mặt Covid-19: Ăn cơm như nhai giấy và 2 lần chết hụt vì chủ quan - Hình 1

Căn phòng chứa đồ được anh Bình biến thành "đại bản doanh" trong cuộc chiến với Covid-19.

Là người thường xuyên đi đây, đi đó, nhìn 4 bức tường chật hẹp của căn phòng sẽ là cả "thế giới" của mình trong vài tuần tới, tôi bất thần cảm thấy sợ.

Một giờ đồng hồ đầu tiên, tôi dành thời gian để cố nghĩ xem mình đã bị lây nhiễm từ đâu. Nhưng việc tìm kiếm câu trả lời là bất khả thi, bởi cả tháng qua, tôi không ra ngoài.

Anh Bùi Trọng Bình, 49 tuổi, hiện đang sống tại quận 7, TPHCM, là một F0 tự điều trị tại nhà. Không chỉ là trải nghiệm của chính bản thân khi đối mặt với Covid-19, những chia sẻ của anh còn là "cẩm nang" để các F0 cũng đang tự điều trị tại nhà có thể vượt qua cuộc chiến này một cách dễ dàng hơn.

Hành trang vào cuộc chiến

Ở trong "đại bản doanh" của mình, tôi chuẩn bị kha khá thứ "vũ khí" cho cuộc chiến với Covid-19. Trước hết phải kể đến các loại thiết bị theo dõi sức khỏe. Có một số loại máy rất cần thiết khi tự điều trị Covid-19, mà giá thành không phải quá khó để tiếp cận như: máy đo huyết áp, dụng cụ đo nhiệt độ, máy đo SpO2.

Đối mặt Covid-19: Ăn cơm như nhai giấy và 2 lần chết hụt vì chủ quan - Hình 2

Anh Bùi Trọng Bình, 49 tuổi, hiện đang sống tại quận 7, TPHCM, là một F0 tự điều trị tại nhà.

Tôi cũng chuẩn bị sẵn 20-30 bình oxy khẩn cấp, loại có thể dùng trong 10 phút, nhưng nếu có điều kiện thì máy tạo oxy là một lựa chọn tối ưu.

Bình nước, máy nước nóng để bất kì lúc nào cũng có nước ấm/nóng sử dụng. Tôi cũng mua thêm một loạt bình giữ nhiệt để đựng nước ấm, sữa nóng, nước gừng.

Thuốc men chuẩn bị được chia làm 2 nhóm: thuốc chữa triệu chứng (sốt, ho, tiêu chảy) và một nhóm thuốc để hỗ trợ hệ miễn dịch. Nhóm thuốc thứ 2 này, cần phải liên hệ với bác sĩ để được tư vấn theo thể trạng của từng người.

Hai lần "chết hụt" vì bị phần nổi của tảng băng đánh lừa

5 ngày đầu tiên, tôi xuất hiện đủ các triệu chứng của một người bệnh Covid-19: sốt, đau đầu, đau cơ, ho. Những triệu chứng này cũng nhanh chóng được xoa dịu bằng vài viên thuốc hạ sốt, giảm đau... Đến ngày thứ 6 tôi cũng không sốt nữa.

Tưởng như đã đặt một chân lên "vạch đích", thì ngay ngày hôm sau, tôi đột nhiên ho nhiều và khó thở, thể trạng cũng xuống dốc rất nhanh. Cả người "như đi mượn", chỉ đứng lên là đã có thể nghe thấy tiếng tim đập.

Biết không thể chủ quan với căn bệnh này, tôi liên hệ ngay với bác sĩ, uống thuốc theo chỉ định và liên tục đo SpO2 để kiểm tra sức khỏe và cập nhật tình hình cho bác sĩ.

Đối mặt Covid-19: Ăn cơm như nhai giấy và 2 lần chết hụt vì chủ quan - Hình 3

Từ ngày thứ 7 trở đi, chỉ số SpO2 của anh Bình xuống thấp rõ rệt.

Sang ngày thứ 8, sức khỏe của tôi vẫn tụt dốc. Ngay tối hôm đó, tôi tỉnh dậy trong đêm vì ho nhiều nên uống một ngụm trà gừng. Đây cũng là một sai lầm nhớ đời, bởi khi cổ họng đang bị kích thích lại gặp một chất kích thích nữa đã gây sặc.

Đứng dậy thật nhanh theo phản xạ thì cuống họng đột nhiên siết chặt lại, không thở nổi. Sau đợt ngừng thở đó, tôi bị hoảng loạn, vội nằm xuống giường và bắt đầu luyện thở. 4 tiếng đồng hồ suốt đêm hôm đó, việc duy nhất tôi làm chỉ là "thở" và "thở".

Tỉnh dậy sau khi vừa chợp mắt chỉ 1-2 giờ đồng hồ, tinh thần tôi như vỡ vụn, sụp đổ hoàn toàn. Sáng đó vào toilet, lấy nước muối sinh lý súc miệng thì lại ngay lập tức bị ho và "cơn ác mộng" quay trở lại sớm hơn tôi nghĩ.

Cổ họng như dần khép lại mặc cho tôi cố gắng hít từng hơi thật sâu. Chống tay lên bồn rửa để tìm điểm tựa, tôi giật mình khi thấy gương mặt mình trong gương: tím tái, nhăn nhó như một người sắp chết.

May mắn, sau khoảng 7 - 10 giây, tôi thở lại được. Vậy là lại dành cả buổi sáng để tập thở trên giường.

Trong giai đoạn nguy hiểm nhất của cơn bệnh, kéo dài suốt đêm, mắt tôi gần như không rời màn hình của máy đo SpO2, trên đó thể hiện sự sống. Chỉ số sinh tồn SpO2 cứ được giành giật qua lại con số 90, lằn ranh giữa thất vọng và hy vọng. Cứ mỗi khi thấy được số 93 hiện lên thì tôi lại chảy nước mắt. Mấy đêm sau này tai vẫn nghe được tiếng bíp bíp ngay cả khi máy đã tắt.

"Đừng tin vào triệu chứng", đó là điều tôi học được khi trải qua cuộc chiến với Covid-19. Chỉ cần lơ là, chủ quan là sẽ rất nguy hiểm.

Khi nhiễm virus SARS-CoV-2, bệnh nhân luôn phải trải qua 2 cuộc chiến. Cuộc chiến để chữa trị các triệu chứng bên ngoài như sốt, ho, tiêu chảy thực chất chỉ là bề nổi của "tảng băng chìm", bởi cuộc chiến ác liệt nhất và đóng vai trò quyết định lại ẩn sâu bên trong cơ thể, xảy ra giữa hệ miễn dịch và virus SARS-CoV-2.

Các loại thuốc ho, thuốc giảm đau chỉ khiến chúng ta dễ chịu nhưng không giúp khỏi bệnh và chỉ cần lơ là, không hỗ trợ cho hệ miễn dịch thì những tổn thương bên trong cơ thể sẽ "âm thầm" lan rộng ra.

Đối mặt Covid-19: Ăn cơm như nhai giấy và 2 lần chết hụt vì chủ quan - Hình 4

Trong thời kì bệnh chuyển nặng, tinh thần của anh Bình như vỡ vụn.

Tới một lúc nào đó, phổi đã bị tổn thương nghiêm trọng, không đủ cung cấp oxy cho cơ thể, sức khỏe sẽ tuột dốc không phanh.

Xuyên suốt thời kì mắc Covid-19, không có ngày nguy hiểm nhất, mà bạn phải luôn cảnh giác. Chỉ lưu ý là giai đoạn bệnh nhân chuyển nặng thường rơi vào ngày 7-10. Giai đoạn trước đó, dù không có triệu chứng/triệu chứng nhẹ, nhưng cần phải hiểu trong cơ thể luôn có một cuộc chiến.

Ăn cơm như "nhai giấy" nhưng nếu nhịn là thua cuộc

Bữa ăn với bệnh nhân Covid-19 quan trọng chỉ sau vấn đề tập thở. Nghe thì có vẻ dễ nhưng với F0, mỗi bữa ăn thực sự là một thử thách khó nhằn.

Tôi mất vị giác và khứu giác hoàn toàn vào ngày thứ 3 sau khi mắc bệnh, đây cũng là tình trạng chung của phần lớn các bệnh nhân Covid-19.

Lúc này, cảm giác khi ăn không khác gì đang nhai giấy. Không chỉ đơn giản là vấn đề ngon miệng hay không, mà cơ thể sẽ phản ứng như khi chúng ta đưa một thứ gì đó không phải đồ ăn vào và sẽ đẩy ra bằng hết.

Thế nhưng, một bệnh nhân Covid-19 phải tìm mọi cách để đưa thức ăn vào cơ thể, vì lúc này hệ miễn dịch của chúng ta đang rất cần dinh dưỡng và năng lượng, để chống lại Covid-19. Nếu ăn ít cũng đồng nghĩa với việc bạn tước đi cơ hội chiến thắng của mình.

Tôi đã dùng nhiều chiêu để đánh lừa cơ thể của mình. Trước hết là chia nhỏ bữa ăn. Khi ăn cũng không nên ngậm lâu trong miệng. Đồ ăn được chế biến theo dạng lỏng, mềm. Đang ăn nửa bữa có thể đi tắm, súc miệng rồi ăn tiếp.

Đồ ăn cũng phải để nguội để khi đưa lên miệng không phải thổi và có thể nuốt luôn. Bởi khi thổi đồ ăn, phản ứng của cơ thể lại "trỗi dậy" vì không muốn đưa thứ vô vị đó vào người.

Khi quá khó ăn có thể cho nước súp, canh vào bình giữ nhiệt và nhấm nháp như ly bia. Đối với F0, một bữa ăn kéo dài 2 giờ đồng hồ là chuyện hoàn toàn bình thường.

Mỗi ngày tôi uống thêm một viên vitamin C. Sữa nóng cũng luôn có sẵn trong bình giữ nhiệt vì nó vừa tăng dinh dưỡng, vừa xoa dịu cổ họng.

Giành lại giấc ngủ cũng là cuộc chiến sống còn

Qua 2 lần bị tắc thở đột ngột, tôi rơi vào trạng thái trầm cảm, không dám nhắm mắt vì chỉ sợ khi đi ngủ lại rơi vào tình trạng đó một lần nữa. Tôi bị mất ngủ trầm trọng suốt thời gian điều trị Covid-19 cũng là vì lý do như vậy.

Mỗi ngày tôi chỉ ngủ được một tiếng, kéo dài liên tục 10 ngày. Khi mất ngủ, nhịp sinh học của tôi bị rối loạn, dẫn đến stress và càng stress thì lại càng mất ngủ. Vòng luẩn quẩn này mài mòn dần sức lực và ý chí của bệnh nhân.

Đối mặt Covid-19: Ăn cơm như nhai giấy và 2 lần chết hụt vì chủ quan - Hình 5

Theo kinh nghiệm của anh, trước lúc ngủ cần phải đặt tất cả những vật dụng cần thiết ở ngay sát chỗ nằm để có thể lấy được ngay.

Nhiều vấn đề khác cũng phát sinh từ tình trạng này như tim đập nhanh, nhận thức không còn chính xác. Ở một mình với 4 bức tường tại phòng cách ly lại càng khiến tôi bị hoảng loạn và rồi... sụp đổ.

Qua những đêm trằn trọc, tôi vừa tìm thông tin, vừa thử nghiệm và điều may mắn là cuối cùng đã xây dựng được một công thức "ngủ ngon" cho chính mình, mà tôi tin rằng nó cũng sẽ là "phao cứu sinh" cho các bệnh nhân Covid-19 khác đang chới với trong vòng luẩn quẩn này.

Để giành lại giấc ngủ, có 3 việc cần làm:

Thứ nhất là dọn dẹp phòng, bày biện thuốc men và các vật dụng cần thiết ở ngay cạnh giường. Hãy nhớ rằng, bạn chỉ có một mình, đừng để phải hoạt động mạnh vào ban đêm. Bởi khi thức dậy vì khó thở vào giữa đêm mà phải đi tìm đồ thì cơn hoảng loạn cộng với sự bối rối càng khiến chúng ta gặp nguy hiểm.

Sát chỗ nằm của tôi trước khi đi ngủ luôn có chai nước nóng bỏ tinh dầu khuynh diệp để xông; một chai nước ấm để uống; nước trà gừng; thuốc hỗ trợ/thực phẩm chức năng và thuốc điều trị, hai loại này tuyệt đối không để chung, vì khi hoảng có thể lấy nhầm sẽ rất tai hại; máy đo nhiệt độ; máy đo SpO2 và bình oxy.

Một bài học mà tôi rút ra được từ lần ngưng thở là khi trong đêm bị tỉnh giấc vì khó thở hoặc bị ho (hoặc bất kì thời điểm nào), chỉ nên uống nước ấm và phải uống chậm, cũng không được lập tức đứng dậy mà phải luyện thở. Sau khi cảm thấy cơ thể trở về cân bằng có thể uống trà gừng hoặc sữa ấm.

Điều thứ hai là nên uống thuốc trước khi ngủ ít nhất 4 tiếng và trong vòng 4 tiếng này cũng không nên dùng bất cứ sản phẩm hỗ trợ sức khỏe nào như nước sâm, nước cốt gà. Vì cơ thể khi bị bệnh đã yếu, việc uống thêm đồ bổ dưỡng gần giờ ngủ có thể khiến hệ tiêu hóa quá tải, gây nóng gan. Gan có "ngủ" thì chúng ta mới ngủ được.

Việc thứ ba là mát xa cơ thể. Tôi nhận ra rằng ngâm chân bằng nước nóng và đấm bóp cơ thể giúp thư giãn rất nhiều. Bạn cũng nên cố gắng uống nước ấm thường xuyên và đừng gây áp lực tinh thần là phải ngủ bằng được trong đêm nay.

"Ok! Tối nay ngủ không được thì sáng mai ngủ bù", tôi vẫn thường tự trấn an mình như vậy.

Thông tin tốt cần cho người bệnh cũng như oxy để thở

Thời gian đầu bị bệnh, tôi đã từng cãi nhau to với vợ một lần vì cô ấy kể tôi nghe về người thân của bạn bè mắc Covid-19 và qua đời.

"Anh cũng muốn sống mà, đừng để anh nghe những tin đó nữa", tôi gắt lên với vợ mình vì...sợ.

Đối mặt Covid-19: Ăn cơm như nhai giấy và 2 lần chết hụt vì chủ quan - Hình 6

Thời gian đầu bị bệnh, anh Bình đã từng cãi nhau to với vợ một lần khi chị kể về người thân của bạn bè mắc Covid-19 và qua đời (Ảnh minh họa).

Với một người mắc Covid-19, áp lực từ những thông tin xấu là rất lớn. Muốn chữa bệnh, họ cần được cách ly với những thông tin tiêu cực.

Đừng nghĩ rằng, một người mạnh mẽ có thể đối mặt với những sự thật cực đoan đó. Tôi ngày thường là một người lạc quan nhưng vẫn dễ dàng sụp đổ, buông xuôi.

Vì vậy, nếu gia đình bạn có người nhà là F0, hãy bảo vệ họ trước những thông tin tiêu cực và mang tới những tin tốt, bởi nó cần cho người bệnh cũng như oxy để thở.

Tình yêu gia đình sẽ thắp lên ngọn lửa hy vọng

Đừng đơn độc trong cuộc chiến với Covid-19, bởi với sự đồng hành của gia đình, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Từ khi mắc Covid-19, vợ tôi một tay lo cho cả gia đình và thêm cả phần việc phục vụ cho người chồng F0. Mọi việc trước kia chẳng thể nào làm được thì nay "bất chấp".

Những đêm vật vã trong vô vọng, chỉ số SpO2 liên tục giảm, cô ấy trở thành chỗ dựa tinh thần của tôi.

Đối mặt Covid-19: Ăn cơm như nhai giấy và 2 lần chết hụt vì chủ quan - Hình 7

Vợ anh Bình dọn dẹp hành lang bên ngoài phòng cách ly.

"Anh ngủ được rồi em ơi. Sống với mẹ con em được rồi"; "Chồng phải cố ăn vì mẹ con em nhé", chúng tôi đã liên tục nhắn tin động viên nhau như vậy.

Khi tôi ngủ được sau cả đêm dài trằn trọc, tôi biết, cô ấy đã khóc rất nhiều. Lại có lần bệnh tình trở nặng, cả nhà gần như bế tắc, cô ấy lại sang phòng thờ để "nói chuyện" với ba và cầu mong những điều tốt lành nhất.

Mặc dù qua nhiều lớp cách ngăn nhưng gia đình muốn được gặp nhau lần nữa nên đều cùng phải cố gắng.

"Nếu mình không bị bỏ lại, thì không có lý do gì để bỏ cuộc", tôi luôn tự nhắc mình, bởi những nỗ lực của vợ không cho phép tôi ngừng cố gắng.

Tinh thần có lúc hoảng loạn, vụn vỡ vì mất ngủ và xuống sức nhanh chóng; căng thẳng lo âu, nên chỉ sau 10 ngày tóc đã bạc trắng; nhiều đêm dài chỉ chờ đến sáng để thấy mặt trời; và rồi ngọn lửa hy vọng lại được thắp lên.

Ngày 15/8, cả gia đình vỡ òa trong hạnh phúc khi tôi nhận kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2. Mặc dù phía trước còn cả một chặng đường dài để hồi phục lại cơ thể đã bị Covid-19 "tàn phá" nhưng dù sao giai đoạn khó khăn nhất cũng đã qua.

Cuộc sống đâu mong manh chỉ sợ hy vọng của chúng ta mong manh mà thôi!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Virus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịchVirus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch
20:59:50 05/02/2025
Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáoCúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo
15:05:00 06/02/2025
Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'
21:19:51 06/02/2025
Viêm tắc tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?Viêm tắc tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
08:15:54 07/02/2025
Mệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốcMệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốc
09:28:24 07/02/2025
Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?
13:12:14 06/02/2025
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xinPhòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin
14:55:22 06/02/2025
Sau khung giờ này, tốt nhất không nên tắmSau khung giờ này, tốt nhất không nên tắm
05:51:38 07/02/2025

Tin đang nóng

Bức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹBức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹ
18:37:38 07/02/2025
Mừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờMừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờ
17:12:44 07/02/2025
Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm
17:51:11 07/02/2025
Điều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến TreĐiều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
18:43:05 07/02/2025
Dậy sóng MXH: Hyun Bin lo sốt vó 1 chuyện khi Son Ye Jin mang thaiDậy sóng MXH: Hyun Bin lo sốt vó 1 chuyện khi Son Ye Jin mang thai
15:00:04 07/02/2025
Nam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nàoNam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nào
19:57:56 07/02/2025
Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3
19:48:03 07/02/2025
Cách Chu Thanh Huyền "quản" Quang Hải: "Em tính giờ, đúng giờ mà không có mặt ở nhà là mệt người"Cách Chu Thanh Huyền "quản" Quang Hải: "Em tính giờ, đúng giờ mà không có mặt ở nhà là mệt người"
15:09:33 07/02/2025

Tin mới nhất

6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

21:00:27 07/02/2025
Hầu hết trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?

Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?

09:25:15 07/02/2025
Trong đa phần các trường hợp người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bấm huyệt làm phương pháp hỗ trợ điều trị, vừa an toàn lại hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau.
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

09:02:10 07/02/2025
Các biến chứng chủ yếu là suy hô hấp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát..., thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhi mắc bệnh nền, gia tăng nguy cơ tử vong.
Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

09:00:18 07/02/2025
Triệu chứng ho khan và cảm giác nuốt nghẹn thường gặp ở nhiều bệnh lý, nhưng nếu chúng kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, như trường hợp của ông Đ., việc thăm khám và chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng.
Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi

Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi

08:58:24 07/02/2025
Người mắc cúm A sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như: sốt cao, sốt kéo dài, đau họng, viêm họng, ho nhiều và kéo dài, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, chảy nước mắt khi ra ngoài sáng. Trẻ em nhiễm bệnh rất dễ gặp tình trạng nôn mửa, hoặc tiêu...
Nhiễm cúm A nguy hiểm thế nào?

Nhiễm cúm A nguy hiểm thế nào?

08:46:40 07/02/2025
Các loại cúm A và B là các dạng nhiễm trùng phổ biến hơn, thường xuyên gây ra dịch bệnh theo mùa. Cúm loại C thường chỉ gây nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ.
Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng

Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng

06:16:31 07/02/2025
Vậy nên, để tránh gặp phải những biến chứng nắng, bác sĩ khuyến cáo những người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, người có bệnh phổi, bệnh tim mãn tính thì nên đi viện khi bị cúm mùa.
Cách phòng bệnh đau xương khớp mùa Xuân

Cách phòng bệnh đau xương khớp mùa Xuân

06:14:23 07/02/2025
Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng xoa dầu hoặc cao nóng, sử dụng túi chườm, lá ngải sao với muối... để các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông được dễ dàng đến nuôi các khớp.
Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?

Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?

06:12:17 07/02/2025
Tuy nhiên, với bất cứ bệnh lý nào đều có tỷ lệ diễn biến bất thường, bệnh cúm mùa cũng vậy, một số người mắc sẽ có biến chứng nặng. Diễn biến nặng ở cúm mùa như viêm phổi, tổn thương các cơ quan phủ tạng khác và tỷ lệ rất nhỏ dẫn đến tử...
Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng

Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng

06:10:01 07/02/2025
Các bệnh nhân cúm gia tăng trong những tháng gần đây với hàng chục ca mắc cúm; số bệnh nhân mắc cúm đến khám ngoại cũng cũng khá đông.
Gắp thành công đinh vít dài 5cm trong dạ dày bệnh nhi 15 tháng tuổi

Gắp thành công đinh vít dài 5cm trong dạ dày bệnh nhi 15 tháng tuổi

06:07:47 07/02/2025
Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Thu, nếu bệnh nhi đến chậm khoảng 1 giờ nữa thì dị vật có thể di chuyển xuống ruột, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, chảy máu... buộc phải phẫu thuật mở để xử lý.
Cẩn trọng khi cho trẻ ăn hoa quả gọt sẵn

Cẩn trọng khi cho trẻ ăn hoa quả gọt sẵn

05:48:30 07/02/2025
Vì thế, để tốt nhất cho trẻ, nếu cần ăn hoa quả gọt sẵn thì bạn nên tự tay chọn và xem trực tiếp quá trình gọt, cắt rồi cho trẻ dùng ngay sau đó.

Có thể bạn quan tâm

Đã tìm ra danh tính cô gái 2k2 sở hữu thân hình gợi cảm đấu vật với nhà vô địch SEA Games gây sốt mạng xã hội

Đã tìm ra danh tính cô gái 2k2 sở hữu thân hình gợi cảm đấu vật với nhà vô địch SEA Games gây sốt mạng xã hội

Netizen

21:05:22 07/02/2025
Mới đây trên mạng xã hội lan truyền video đấu vật tại lễ hội đầu năm tại Bắc Ninh. Cô gái sinh năm 2002 gây chú ý khi đấu vật với VĐV từng 2 lần giành HCV SEA Games.
Van Dijk chơi xấu với Richarlison nhưng không phải nhận thẻ phạt

Van Dijk chơi xấu với Richarlison nhưng không phải nhận thẻ phạt

Sao thể thao

21:03:46 07/02/2025
Rạng sáng 7/2, Van Dijk thúc cùi chỏ vào mặt Richarlison nhưng không phải nhận thẻ phạt ở bán kết lượt về Carabao Cup.
"Em gái BLACKPINK" xác nhận địa điểm tổ chức concert tại Việt Nam, netizen "la làng" vì một lý do

"Em gái BLACKPINK" xác nhận địa điểm tổ chức concert tại Việt Nam, netizen "la làng" vì một lý do

Nhạc quốc tế

21:03:30 07/02/2025
Trưa 7/2, đơn vị tổ chức concert world tour mang tên Hello Monsters của BABYMONSTER - nhóm nhạc em gái BLACKPINK tại Việt Nam đã hé lộ thông tin mới nhất.
Bị khởi tố vì mang súng quân dụng đi "nói chuyện"

Bị khởi tố vì mang súng quân dụng đi "nói chuyện"

Pháp luật

20:41:11 07/02/2025
Trước đó, ngày 2/2, Công an xã Mỹ Thuận (huyện Hòn Đất) đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ đối tượng Sáng khi đang sử dụng súng để đe dọa người khác.
Vợ Cường Đô La mang thai lần 3?

Vợ Cường Đô La mang thai lần 3?

Sao việt

20:35:17 07/02/2025
Đàm Thu Trang cho biết thời gian qua cô tăng hơn 2kg do ăn uống thoải mái dịp lễ. Tuy nhiên, điều bất ngờ là rất nhiều người đã nhắn tin hỏi thăm, thậm chí đồn đoán rằng cô đang mang thai em bé thứ 3.
Tôi được tận mắt chứng kiến 5 món đồ "đỉnh nóc, kịch trần" do một tay bố sắm

Tôi được tận mắt chứng kiến 5 món đồ "đỉnh nóc, kịch trần" do một tay bố sắm

Sáng tạo

20:23:01 07/02/2025
Về quê ăn Tết Nguyên đán, tôi lác mắt vì những món đồ bố mua: Siêu cấp tiện lợi, tiết kiệm nhiều sức nhiều tiền!
Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

Tin nổi bật

20:00:38 07/02/2025
Theo Thứ trưởng Bộ Công an, tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải, mang tính chất toàn cầu, đặc điểm của loại tội phạm này là sử dụng công nghệ cao, thủ đoạn đa dạng...
Gia tộc Trump và những dự án triệu đô ở Trung Đông

Gia tộc Trump và những dự án triệu đô ở Trung Đông

Thế giới

19:56:51 07/02/2025
Mọi người mà tôi đã nói chuyện đều thích ý tưởng Mỹ sở hữu mảnh đất đó, phát triển và tạo ra hàng nghìn việc làm với một thứ gì đó sẽ tuyệt vời , nhà lãnh đạo Mỹ cho biết thêm.
Nợ chồng chất nhưng vợ cứ lướt tiktok là đặt hàng online

Nợ chồng chất nhưng vợ cứ lướt tiktok là đặt hàng online

Góc tâm tình

17:59:48 07/02/2025
Hầu như ngày nào vợ tôi cũng có 1-2 đơn hàng gửi về nhà, hầu hết là quần áo, váy vóc, mỹ phẩm, có những cái tôi chưa thấy vợ dùng bao giờ.
Showbiz chẳng ai như mỹ nhân này: Lúc được khen đẹp như công chúa, lúc lại bị chê quê mùa kém sắc

Showbiz chẳng ai như mỹ nhân này: Lúc được khen đẹp như công chúa, lúc lại bị chê quê mùa kém sắc

Hậu trường phim

17:56:41 07/02/2025
Sina đưa tin biên kịch Vu Chính ký hợp đồng với diễn viên trẻ Triệu Tình và marketing cô là sự kết hợp giữa Triệu Lệ Dĩnh, Vương Sở Nhiên và Tống Tổ Nhi.