3 bệnh hầu hết ai cũng mắc trong mùa hè, bác sĩ khuyên thực hiện 3 điểm này để giữ gìn sức khỏe
Mỗi mùa trong năm đều ẩn chứa những nguy cơ gây bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe. Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, cơ thể con người thường mắc 3 loại bệnh dưới đây, cảnh báo mọi người nên chú ý.
Vào mùa hè, làn da của con người bị kéo căng ra, tuyến bã nhờn tiết ra mạnh mẽ, tiết nhiều mồ hôi hơn nên da chúng ta sẽ trong tình trạng rất ẩm và nhờn.
Khi nhiệt độ tăng, để cơ thể người cung cấp đủ năng lượng thoát mồ hôi, cơ thể chúng ta sẽ tăng tốc độ trao đổi chất cơ bản, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa đường, chất béo và chất đạm, đồng thời quá trình chuyển hóa vitamin cũng tăng lên.
Ảnh minh họa
Đổ mồ hôi quá nhiều cũng có thể làm tăng tình trạng mất các vitamin tan trong nước như vitamin C. Trong điều kiện nhiệt độ cao, nó cũng sẽ có tác động lớn đến các cơ quan khác nhau của cơ thể con người như hệ tiêu hóa, tim mạch, mạch máu não, hô hấp.
Vào mùa hè, các mạch máu của da trên cơ thể giãn ra, làm tăng lưu lượng máu. Lúc này, các mạch máu của các cơ quan nội tạng sẽ bị co lại, do đó lượng máu đến các cơ quan nội tạng bị giảm sút, chức năng của toàn bộ cơ thể cũng tương đối suy yếu.
Nhiệt độ cao cũng sẽ làm giảm tiết axit dịch vị, do đó, khả năng tiêu hóa và miễn dịch của con người sẽ tương đối suy yếu vào mùa hè. Chán ăn hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Thời tiết nắng nóng, cơ thể con người thường mắc 3 loại bệnh dưới đây:
1. Bệnh chàm da
Ảnh minh họa
Với sự xuất hiện của thời tiết nóng và ẩm ướt, nhiều người bị mắc bệnh chàm. Khi bị chàm, da sẽ nổi những mụn nước nhỏ, ban đỏ da, da tiết dịch, bong vảy và thậm chí da dày lên. Không chỉ ngứa ngáy, nếu chẳng may làm trầy xước da còn dễ dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.
2. Tiêu chảy
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Vào mùa hè, nhiệt độ cao thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm nên thức ăn rất chóng hư hỏng… Ngoài ra, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến… sinh sôi nảy nở nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa qua thực phẩm và nước uống. Một trong những bệnh thường gặp khi mùa hè đến là bệnh tiêu chảy.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, trong đó có nguyên nhân do virus, vi khuẩn, nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (còn gọi là bệnh tả). Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của con người.
Tiêu chảy vào mùa hè dễ gây mất nước và không cung cấp đủ năng lượng, trong trường hợp nặng có thể bị sốc nhiễm trùng hoặc bệnh não nhiễm độc.
Nếu đi ngoài ra phân nhiều nước và số lượng phân lên đến 10 lần trong ngày thì nên đến bệnh viện kịp thời.
3. K ích ứng đường hô hấp do ngồi máy lạnh nhiều
Ảnh minh họa
Mùa hè thời tiết nắng nóng, nhiều người làm việc và sinh hoạt trong môi trường điều hòa, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Ở trong môi trường bật điều hòa lâu ngày, không khí lạnh sẽ gây kích ứng đường hô hấp, nhẹ thì có triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, nặng thì nhiễm trùng như viêm phổi, viêm phế quản… Do phòng máy lạnh đóng kín cửa, không khí không được lưu thông sẽ dẫn đến việc lây lan vi khuẩn.
Gợi ý: Sau 3 tiếng bật điều hòa nên mở cửa thông gió một lần, mỗi lần thông gió ít nhất là 15 phút.
Bệnh điều hòa không chỉ là bệnh về đường hô hấp mà sự kích thích của nhiệt độ thấp cũng có thể khiến mạch máu bị co lại khiến cho quá trình lưu thông máu ở các khớp bị tắc nghẽn, hậu quả là các khớp thắt lưng và khớp gối bị cứng, đau, lạnh và tê ở bàn tay và bàn chân.
Vì vậy, những người ở lâu trong phòng điều hòa nên bảo vệ các khớp quan trọng của mình và tránh bị cảm lạnh.
Làm 4 việc sau để giữ gìn sức khỏe trong mùa hè:
1. Chế độ ăn uống thanh đạm
Ảnh minh họa
Vì mùa hè tiết axit dịch vị giảm, cộng với việc uống nhiều nước làm loãng axit dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa của cơ thể, vì vậy chế độ ăn uống cần thanh đạm. Tuy thanh đạm nhưng không phải là ăn chay hoàn toàn, nếu ăn chay trong thời gian dài, cơ thể con người cũng sẽ thiếu nhiều chất cần thiết, làm mất cân bằng dinh dưỡng.
2. Uống nhiều nước để cơ thể không bị thiếu nước
Mùa hè ra nhiều mồ hôi, đừng đợi đến khi khô miệng mới uống, nhất là đối với người cao tuổi, một khi đã cảm thấy khát nghĩa là cơ thể đã rơi vào trạng thái mất nước. Cơ thể con người thiếu nước sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, đồng thời lượng máu nuôi toàn cơ thể cũng giảm, lượng máu về tim cũng giảm theo, dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim, gây tổn thương cơ tim. Uống nước lọc đun sôi để nguội là tốt nhất, không sử dụng các loại đồ uống thay thế.
3. Đảm bảo ngủ đủ giấc
Ảnh minh họa
Vào mùa hè, ban ngày dài ra, đêm ngắn lại, cơ thể con người trao đổi chất mạnh, tiêu hao nhiều, dễ cảm thấy mệt mỏi, vì vậy, đảm bảo ngủ đủ giấc trong mùa hè có lợi cho sức khỏe, có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và hiệu quả của công việc và học tập.
Chàng trai 26 tuổi không dám nắm tay bạn gái vì mồ hôi tay "tuôn như suối", đây là hội chứng 300 người mới có 1 người mắc phải
Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng dễ đổ mồ hôi không chỉ khiến cơ thể có mùi khó chịu mà còn là cơn ác mộng của những người bị ra nhiều mồ hôi ở tay, chân.
Một chàng trai họ Giang, 26 tuổi, sống tại Thiểm Tây (Trung Quốc) chia sẻ anh đã phải chung sống với chứng ra mồ hôi tay mất kiểm soát hơn 20 năm.
Tình trạng trên diễn ra quanh năm, tuy nhiên nó trở nên cực kỳ nghiêm trọng vào mùa hè và những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao. Ngoại trừ lúc đã ngủ say, cứ thức dậy là mồ hôi nhỏ thành giọt, cứ vừa lau xong 1 vài giây sau tay lại ướt đẫm, anh khổ sở vô cùng.
Anh Giang kể rằng từ nhỏ anh đã bị mọi người coi là "kẻ lập dị" và gặp rất nhiều khó khăn vì căn bệnh kỳ lạ này. Khi còn đi học, cứ hè đến là tay ướt đến mức không cầm chắc được bút, sách vở luôn ướt nhẹp, rách nát. Bài thi đại học của anh cũng không được điểm cao vì chữ vô cùng xấu, giấy nhàu nát vì anh không dám dùng tay chạm vào giấy thi.
Ngay cả khi trưởng thành, ra ngoài làm việc, bất cứ khi nào động đến giấy bút, anh phải mang găng tay hoặc mặc áo dài tay, lấy giấy ăn để lót tay. Chứng bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và giao tiếp của anh, anh luôn cố gắng giữ bí mật với tất cả mọi người.
Khủng khiếp nhất là lúc hẹn hò với người khác giới anh luôn cảm thấy bất tiện và tự ti, thậm chí khi có bạn gái, anh chỉ dám nắm tay cô ấy mỗi khi mát trời hoặc trời mưa vì tay ít đổ mồ hôi hơn.
Lúc đầu, anh Giang nghĩ rằng đó là do sức khỏe của mình yếu ớt, "bệnh cơ địa" thì không chữa được, nhưng sau đó đi khám thì được chẩn đoán mắc chứng hyperhidrosis. Mặc dù anh đã thử uống thuốc bắc, điện trị liệu và các phương pháp điều trị khác nhưng cũng chỉ thuyên giảm chứ không thể chữa khỏi, cuối cùng, anh quyết định tiến hành phẫu thuật để chấm dứt "nỗi ám ảnh 26 năm" này.
Rất may, ca phẫu thuật thành công tốt đẹp, anh Giang được xuất viện sau đó 2 ngày, chứng ra mồ hôi tay đã được giải quyết dứt điểm, anh hối hận vì đã không tìm đến bác sĩ sớm hơn.
BOX: Hyperhidrosis là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều trên toàn bộ cơ thể hoặc một phần da, phổ biến nhất là bàn tay và bàn chân. Ngay cả khi người bệnh không làm việc hoặc vận động, ở trong phòng điều hòa cũng sẽ ra mồ hôi, trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến công việc và đời sống xã hội, gây gánh nặng về tâm lý và thể chất.
Tỷ lệ mắc chứng hyperhidrosis đang tăng nhanh, nhất là ở người trẻ
Jing Baoli, Trưởng khoa Phẫu thuật tại Bệnh viện Chữ thập đỏ Tây An (Trung Quốc) chỉ ra rằng chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) là một chứng rối loạn tiết mồ hôi bất thường không rõ nguyên nhân, không liên tục và khó dùng thuốc để chữa dứt điểm. Cứ 300 người thì có 1 người mắc chứng bệnh này, biểu hiện chính là các dây thần kinh giao cảm hoạt động không bình thường.
Bác sĩ Cai Wenxing, Trưởng khoa Y học Cổ truyền Trung Quốc (Chi nhánh Côn Minh của Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Hoa Thống Nhất, Đài Bắc) cũng đã nhiều lần chia sẻ trên chương trình truyền hình Sức khỏe 2.0 về chứng bệnh này.
Ông cho biết khi hệ thần kinh tự chủ bị rối loạn và hệ thần kinh giao cảm bị hưng phấn quá mức sẽ khiến tuyến mồ hôi tiết ra quá nhiều và gây ra hiện tượng tăng tiết mồ hôi. Hyperhidrosis không chỉ thường gặp ở những người dễ bị căng thẳng, công việc áp lực, quá cầu toàn hay bị vẹo cột sống mà còn mắc nhiều hơn ở nam giới, những người trẻ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, thường thức khuya.
Trong một cuộc phỏng vấn tờ báo Sky Post (Hồng Kông), bác sĩ da liễu nổi tiếng Chen Houyi cho biết, theo kinh nghiệm lâm sàng cho thấy số bệnh nhân mắc chứng hyperhidrosis đã tăng từ 20-30% trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nếu bạn mắc chứng bệnh này cũng có thể do các bệnh khác gây nên, chẳng hạn hormone thyroxine cao và các khối u.
Chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra mức độ nghiêm trọng của chứng hyperhidrosis bằng khăn giấy. Ví dụ, dùng 1 chiếc khăn giấy thấm sạch mồ hôi và không ra thêm trong 1 khoảng thời gian thì bạn đang ở mức độ nhẹ, mất đến 2 chiếc khăn giấy thì bạn ở mức độ vừa, số lượng khăn giấy trên 3 và thời gian ướt lại dưới 5 phút là tình trạng nặng, cần phẫu thuật, hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất để điều trị kịp thời.
Nguồn và ảnh: Sky Post, Asia One, Healthline
Mùa nắng nóng nên uống nước gì, uống như thế nào cho tốt? Mùa nóng cơ thể cần nhiều nước tuy nhiên uống nước không đúng cách có thể gây ra những tác hại. Uống nước gì và uống như thế nào, hãy tham khảo những chia sẻ này. Mùa hè với những cơn nóng khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi khiến cơ thể bị mất nước trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, người...