15 mẹo để vợ chồng cùng nhau “tiết kiệm không khó, theo đó mà giàu”
15 mẹo này sẽ giúp vợ chồng bạn tiết kiệm tiền cho mọi thứ, từ chi tiêu hàng ngày đến những buổi hẹn hò lãng mạn; điều chỉnh tài chính để có thể dành nhiều hơn cho tương lai của mình.
Nếu bạn và vợ/chồng của mình muốn cắt giảm chi tiêu, tiết hiệm hiệu quả, sẽ tốt hơn khi hai bạn làm điều đó cùng nhau. Cùng nhau tìm cách tiết kiệm tiền, cùng nhau thực hiện, vợ chồng bạn sẽ dễ dàng đạt được các mục tiêu tài chính hơn.
Dưới đây là những lời khuyên tiền bạc đã được các chuyên gia tài chính cá nhân và tiết kiệm đúc rút về cách cắt giảm chi phí và tăng cường tiết kiệm đối với các cặp vợ chồng. 15 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền cho mọi thứ, từ chi tiêu hàng ngày đến những buổi hẹn hò lãng mạn; điều chỉnh tài chính để có thể dành nhiều hơn cho tương lai của mình.
1. Tạo cuộc thi tiết kiệm
Tiết kiệm tiền thực sự có thể mang lại niềm vui cho vợ chồng bạn nếu bạn biến nó thành một cuộc thi đầy hào hứng. Đó là những gì Grayson Bell, chủ của blog Debt Roundup và vợ đã làm để kiểm soát chi tiêu hiệu quả.
Bell chia sẻ: “Chúng tôi sẽ xem ai có thể tiết kiệm được nhiều tiền nhất trong thời gian 30 ngày và người thua phải đãi bữa tối. Chúng tôi căn cứ vào tỷ lệ phần trăm tiết kiệm được tính trên thu nhập thay vì số tiền tiết kiệm được vì thu nhập của mỗi người là khác nhau. Chúng tôi nhận thấy những cuộc thi như này rất hiệu quả và thúc đẩy chúng tôi tìm ra những cách mới để tiết kiệm tiền.”
2. Đặt mục tiêu chung
Regina Conway, chuyên gia tiêu dùng cho rằng, thật khó để tiết kiệm tiền nếu bạn và đối tác của mình không có cùng ưu tiên về các vấn đề tài chính.
“Việc hạn chế ăn ngoài và tự nấu ăn ở nhà sẽ dễ dàng hơn khi bạn biết rằng mình đang hướng đến đạt được một mục tiêu gì đó và cả hai đều chung một lòng”, nữ chuyên gia chia sẻ.
3. Tạo ngân sách
Barry Choi, chuyên gia tài chính cá nhân của MoneyWeHave.com cho biết: “Rất khó để bạn có thể tiết kiệm nếu bạn không biết tiền của mình đã đi đâu. Khi bạn biết và hiểu về thói quen chi tiêu của mình, bạn có thể điều chỉnh chi tiêu và tăng tiết kiệm. Đừng quá căng thẳng nghĩ rằng đó là lập ngân sách cầu kỳ, hãy đơn giản nghĩ rằng bạn đang lập kế hoạch chi tiêu ưu tiên tiết kiệm cho mình”.
4. Sử dụng ứng dụng lập ngân sách
Việc bám sát ngân sách gia đình hay kế hoạch chi tiêu đã đặt ra có thể gặp khó khăn nếu cả hai không cùng nhau theo dõi cách bản thân và đối phương tiêu tiền. Tin vui là các ứng dụng công nghệ có thể giúp bạn làm điều đó dễ dàng hơn.
Bạn có thể tải các ứng dụng theo dõi ngân sách và đồng bộ điện thoại của hai người. Bạn sẽ biết đối phương đang chi tiêu ra sao và có thể rà soát lại vấn đề cần thay đổi khi vượt quá ngân sách.
5. Không giấu chi tiêu
Một cuộc khảo sát của CreditCards.com cho thấy 1/5 những người Mỹ đang trong mối quan hệ tình cảm đã chi 500 đô la trở lên mà không nói với nửa kia của mình. Việc chi tiêu không công khai như này có thể phá huỷ nỗ lực tiết kiệm của các cặp vợ chồng.
Sẽ tốt hơn khi bạn và vợ/chồng chia sẻ với nhau các khoản chi tiêu, ngoại trừ những món quà muốn dành sự bất ngờ cho đối phương. Việc nói ra khiến bạn cảm thấy mỗi đồng mình chi cần đúng đắn hơn và sẽ hạn chế việc chi tiêu linh tinh cho thứ không thực sự cần thiết.
Video đang HOT
6. Sống bằng thu nhập của một người, tiết kiệm khoản thu nhập còn lại
Khi hai vợ chồng bạn đều có thu nhập, cả hai sẽ chi tiêu thoải mái hơn và dễ chi tiền cho những thứ không thực sự cần thiết. Tuy nhiên, đây cũng là điểm cộng lớn giúp bạn có cơ hội tiết kiệm đáng kể cho tương lai.
Hai bạn có thể bàn tính với nhau để bắt đầu sử dụng mọi chi tiêu trong khoản thu nhập của một người và tiết kiệm khoản thu nhập còn lại. Việc tạm “quên” đi mình còn 1 nguồn thu nhập khác và chỉ chi tiêu trong một nguồn thu nhập sẽ giúp vợ chồng bạn tiết kiệm nhanh hơn, chi tiêu đúng đắn hơn cho thứ mình thực sự cần thiết.
7. Tận dụng lợi thế của giảm trừ thuế
Chỉ để ý một chút, vợ chồng bạn sẽ có khoản khấu trừ thuế thu nhập cá nhân có lợi hơn. Ví dụ với gia đình có 2 người con trong diện người phụ thuộc được khấu trừ thuế, sẽ tốt hơn khi vợ chồng bạn khai giảm trừ thuế cho người có thu nhập cao hơn thay vì chia đều.
8. “Đổi gió” vào những tối giữa tuần
Nhớ rằng tiết kiệm không có nghĩa là bạn phải sống một cuộc sống thực sự kham khổ. Bạn vẫn có thể để một khoản trong ngân sách cho những buổi “đổi gió” với vợ/chồng mình để tình cảm thêm gắn kết.
Thông thường, các cặp đôi thường chọn tối thứ 6 hoặc cuối tuần để hẹn hò, đi chơi song đó cũng là ngày mà các nhà hàng thường đông đúc hơn và có thể tính giá cao hơn. Sẽ tốt hơn khi bạn đặt chỗ cho các ngày giữa tuần. Bạn sẽ được phục vụ chu đáo hơn và số tiền phải bỏ ra cũng ít hơn. Điều này cũng nên áp dụng cho những hoạt động vui chơi, giải trí khác như xem phim chẳng hạn.
9. Lên kế hoạch cho các bữa ăn
Có rất nhiều cách giúp vợ chồng bạn tiết kiệm tiền khi đi siêu thị, đi chợ và một trong những cách đơn giản nhất chính là lên kế hoạch cho các bữa ăn. Việc lên trước thực đơn theo tuần không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian suy nghĩ cũng như đi chợ nhiều lần mà còn giúp bạn giảm được việc chi tiêu bốc đồng và tận dụng nguồn nguyên liệu tốt hơn.
Ban đầu, vợ chồng bạn có thể cảm thấy khá ngại khi bắt tay vào xây dựng thực đơn song chỉ với một cú nhấp chuột, bạn có thể tham khảo rất nhiều thực đơn được cung cấp sẵn trên mạng internet. Bạn sẽ không còn những chiều đi làm về vội vội vàng vàng qua chợ, đang nấu thì phát hiện quên mua một vài thứ và cũng hạn chế việc phải vứt đi rau củ vì hỏng. Rất nhiều người đã áp dụng điều này và giảm được tới 30% chi phí cho thực phẩm.
10. Cùng nhau tập luyện ở nhà
Nếu chi phí để bạn tập một tháng ở phòng tập là 300 nghìn đồng thì bằng cách cùng nhau tập ở nhà, vợ chồng bạn đã có thể tiết kiệm được 600 nghìn đồng hết sức dễ dàng.
Bạn có thể tìm cách clip hướng dẫn tập ở nhà và cùng nhau tập luyện vào mỗi buổi sáng, tối hay bất kỳ lúc nào có thời gian. Hai bạn sẽ có động lực hơn khi cùng nhau tập luyện và cũng dễ thúc đẩy, tạo động lực cho nhau hơn khi một trong hai người không muốn tập.
11. Tìm cách giải trí miễn phí
Bạn không cần phải chi tiền để có những khoảng thời gian chất lượng cùng nhau. Có rất nhiều cách để vợ chồng bạn giải trí, “hẹn hò” vui vẻ mà không hề tốn tiền.
Vợ chồng bạn có thể cùng nhau xem phim, thưởng thức những món ăn vặt tự chế biến hay cùng nhau nấu ăn, làm những món đồ trang trí, đồ nội thất.
12. Chia sẻ các món ăn tại nhà hàng
Chỉ đơn giản là chia sẻ với nhau các món ăn tại nhà hàng, bạn và vợ/chồng mình sẽ tiết kiệm được kha khá tiền mỗi năm. Sẽ thật tuyệt khi bạn và nửa kia cùng nhau chia sẻ và thử món mà đối phương yêu thích. Việc này sẽ giúp hai bạn giảm thiểu được việc lãng phí đồ ăn và thưởng thức được nhiều hơn.
13. Giảm chi phí trông trẻ
Nếu vợ chồng bạn đã có con, rất có thể bạn phải trả nhiều tiền hơn để nhờ người trông ngoài giờ khi vợ chồng bạn về muộn hoặc muốn đi đâu “đổi gió”. Một cách có thể giúp bạn giảm thiểu được chi phí này chính là cùng những gia đình trẻ gần nhà mình chia sẻ việc trông con với nhau. Bạn có thể trông các bé trong các ngày rảnh và gửi con cho nhà hàng xóm kia vào những ngày có việc. Bằng cách này, bạn sẽ không phải trả thêm tiền để gửi con ngoài giờ.
14. Hạn chế tặng quà
Bạn nghĩ sao về việc hạn chế những món quà dành cho nhau trong các ngày lễ và thay vào đó dùng số tiền ấy để làm điều gì đó mà cả hai vợ chồng bạn đều thực sự muốn làm? Đó có thể là mua chiếc máy giặt mới hay góp tiền cho chiếc robot lau dọn giúp giảm tải công việc nhà… Bằng việc bỏ qua những bó hoa đắt đỏ hay món quà mà đối phương chưa chắc đã thực sự cần, hai bạn đang tạo nên những điều có ý nghĩa lâu dài hơn.
15. Rà soát lại tình hình hàng tuần
Những buổi trò chuyện về tài chính hàng tuần sẽ giúp bạn và bạn đời của mình nhìn rõ hơn về bức tranh tài chính của gia đình.
Hãy đưa ra những ghi chép về chi tiêu của cả hai và cùng nhau xem xét có khoản chi nào nên điều chỉnh tăng hay giảm không. Bạn cũng có thể cùng vợ/chồng mình bàn bạc về các chi phí sắp tới hay bất kỳ giao dịch mua nào sắp thực hiện. Khi chia sẻ và cùng nhau bàn bạc, bạn sẽ dễ đạt được mục tiêu tài chính hơn.
Chuyên gia tài chính tiết lộ 3 câu hỏi về tiền bạc được quan tâm nhất sau 1 năm "đảo điên" vì Covid-19: Chuẩn bị cho tương lai bao nhiêu cũng là không đủ
Việc bạn chi tiêu và tiết kiệm như thế nào bây giờ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này.
Đại dịch Covid-19 đã khiến cho hàng tỷ người trên thế giới lâm vào cảnh khốn khó vì giảm lương và mất việc. Chính lúc này, mọi người mới nhận ra tầm quan trọng của quỹ tiết kiệm dự phòng để dùng trong trường hợp nguy cấp.
Chỉ khi gặp căng thẳng về mặt tài chính, mọi người mới tự hỏi làm thế nào để quản lý tiền bạc và chuẩn bị cho tương lai.
Lorna Kapusta - trưởng phòng bộ phận tương tác khách hàng của Fidelity Investment - đã tiết lộ 3 câu hỏi phổ biến nhất về tiền bạc mà bà nhận được từ khách hàng của mình trong vòng 12 tháng qua.
1. Tôi nên tiết kiệm bao nhiêu tiền trong tài khoản?
Theo Kapusta, mọi người nên tiết kiệm khoảng 3-6 tháng chi tiêu cho các trường hợp dự phòng.
Điều quan trọng là kế hoạch tài chính của bạn phải phù hợp với bạn và nhu cầu của bạn. Nếu bạn cảm thấy cần tiết kiệm hơn cho các trường hợp dự phòng khẩn cấp và có đủ điều kiện để làm vậy, đừng ngại ngần làm vậy.
"Cái bạn cần là một con số phù hợp giúp bạn có thể ngủ ngon mỗi đêm", Kapusta lưu ý. Số tiền này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái khi biết rằng mình có thể sống được cho dù có chuyện gì xảy ra.
Thậm chí, có những người cẩn thận còn tiết kiệm một số tiền mặt đủ để chi tiêu trong 1 năm. Dù vậy, giữ tiền quá lâu trong tài khoản ngân hàng không phải là quyết định khôn ngoan nhất. Trong một số trường hợp, các chuyên gia tài chính sẽ khuyên bạn nên đầu tư để thu về khoản lợi nhuận lớn hơn.
2. Làm thế nào để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo mình tiết kiệm đủ tiền?
Theo Kapusta, quy luật 50-10-5 là cách đơn giản nhất để quản lý thu nhập. Nhờ vậy, bạn có thể phân bổ khoản tiền mình kiếm được ngay khi vừa cầm trên tay. Một kế hoạch tiết kiệm chuẩn sẽ gồm các bước sau:
- 50% thu nhập nên được dành cho các khoản chi tiêu thiết, ví dụ như tiền nhà, đồ ăn, chăm sóc y tế, trả nợ và chăm sóc con cái,...
Đây là khoản để dành quan trọng nhất, nhưng không phải trong trường hợp nào chúng ta cũng có thể chi trả hết các khoản thiết yếu chỉ với 50% thu nhập. Ở một số thành phố lớn, người dân phải để dành nhiều tiền hơn.
- 15% thu nhập nên để dành để đóng lương hưu.
Tại Việt Nam, tất cả những hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên thì đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Người lao động, cán bộ, công chức khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu.
Số tiền đóng BHXH sẽ được trích 17,5% từ chi phí doanh nghiệp và 8% từ lương của người lao động.
- 5% thu nhập nên để dành để xây dựng quỹ dự phòng
Sau khi trừ đi mọi khoản tiền đã để dành, bạn sẽ còn lại khoảng 30% thu nhập. Đây là khoản chi tiêu bạn có thể tùy ý sử dụng sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Bạn có thể tận dụng thêm khoản 30% này nếu các các chi tiêu thiết yếu chiếm hơn một nửa ngân sách mà bạn đề ra. Ngoài ra, bạn có thể dùng để xây dựng quỹ dự phòng nhanh hơn, đầu tư hoặc tiết kiệm cho các mục tiêu ngắn hạn khác.
3. Tôi nên làm gì với số tiền dư ra sau khi đã trừ đi các khoản chi tiêu thiết yếu và tiết kiệm hưu trí?
Sau khi chi trả các khoản phí cơ bản và tiết kiệm đủ cho tương lai, có những người may mắn còn dư ra một khoản tiền đủ lớn.
Nếu ở trong trường hợp đó, bạn sẽ tự hỏi mình nên làm gì với số tiền còn thừa? "Liệu mình có nên mang tiền đi đầu tư?", "Liệu mình có nên tiết kiệm thêm cho lúc về già?"
Thật không may, chẳng có giải pháp nào là toàn vẹn đối với tất cả mọi người. Việc làm gì với khoản tiền dư ra phụ thuộc vào ưu tiên của mỗi người. Theo Kapusta, bạn nên dùng tiền sao cho phù hợp với các kế hoạch trong tương lai của bạn, dù đó là tương lai gần hay xa.
Khi cân nhắc về các ưu tiên của mình, hãy thử nghĩ xem mình sẽ tiêu gì trong vòng 5, 10 hay 20 năm nữa. Điều này sẽ thay đổi thói quen tài chính của mọi người. Mục tiêu của bạn có thể là mua nhà, tổ chức đám cưới lớn, hoặc chi trả tiền học phí đại học cho con cái.
Ngoài ra, Kapusta cho biết, nhờ chuyên gia tài chính tư vấn cũng sẽ giúp bạn ít nhiều. Một người hiểu rõ về tiền bạc sẽ giúp bạn cân bằng ngân sách để đạt được mục tiêu đề ra, dù đó là gì đi chăng nữa.
3 cách cắt giảm chi tiêu vẫn sống thoải mái bất chấp thu nhập Nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch khiến thu nhập mỗi người cũng có những ảnh hưởng nhất định. Càng trong hoàn cảnh đó, việc chi tiêu ra sao, tiết kiệm thế nào càng trở nên quan trọng. (*) Bài viết là chia sẻ của blogger người Mỹ, Elizabeth Aldrich, người chuyên viết về chiến lược tài chính cá nhân, cách...