12 cách đơn giản giúp chăm sóc cơ thể hiệu quả
Đầu tư công sức, thời gian để chăm sóc bản thân chính là điều tốt nhất bạn nên làm cho chính mình.
Tuổi thọ của bạn phụ thuộc vào cách chăm sóc cơ thể. Bạn có cho rằng mình là người có lối sống lành mạnh? Với những người trả lời “có”, điều quan trọng cần biết là sống lành mạnh không đơn giản chỉ là tập luyện thường xuyên và ăn uống khoa học.
Bạn cũng không cần phải bỏ ra một số tiền lớn để đến phòng gym, thuê huấn luyện viên riêng hay mua thực phẩm hữu cơ trong siêu thị. Rất nhiều cách rẻ hơn bạn có thể làm như ra ngoài trời, ngủ một giấc thật ngon – những thứ không tốn một đồng nhưng rất hữu hiệu.
Dưới đây là những điều tốt nhất bạn có thể làm cho chính mình. Hãy biến chúng thành hoạt động thường ngày và theo dõi sự thay đổi của cơ thể:
1. Tập luyện
Tập luyện không chỉ đem lại cho bạn cơ thể rắn chắc, quyến rũ mà còn có vô số lợi ích đối với sức khỏe. Tập luyện thường xuyên giúp chống lại bệnh tật, cải thiện tâm trạng, giúp bạn ngủ ngon hơn và kiểm soát được cân nặng. Theo Mayo Clinic – Khoa dịch vụ Con người và sức khỏe Mỹ – bạn nên dành 150 phút mỗi tuần để tập những hoạt động có cường độ trung bình như đi bộ, bơi, hoặc 75 phút mỗi tuần cho những hoạt động có cường độ cao. Ngoài ra, mỗi tuần nên có 2 ngày luyện độ dẻo dai. Đây chính xác là những gì bạn cần để duy trì sức khỏe.
Theo đuổi một môn thể thao lâu dài rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Body Wisdom.
2. Thiền
Thiền chưa bao giờ thiếu trong danh sách những việc cần làm nếu bạn muốn sống khỏe, sống hạnh phúc. Thiền giúp điều hòa cảm xúc, cải thiện sức khỏe nói chung. Thiền giúp giảm stress, đau buồn, lo lắng, cải thiện hệ miễn dịch, khả năng tập trung cũng như tâm trạng.
Thiền hàng ngày còn được chứng minh là giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
3. Ngủ
Ngủ giúp cải thiện trí nhớ, chống nhiễm bệnh, giảm stress, giúp kiểm soát cân nặng cũng như rối loạn cảm xúc. Theo một cuộc nghiên cứu của tổ chức Giấc ngủ quốc gia Mỹ, thanh thiếu niên (14-17 tuổi) nên ngủ 8-10 tiếng mỗi đêm, người trưởng thành là 7-9 tiếng và người già (trên 65 tuổi) là 7-8 tiếng.
Uống nước chanh ấm mỗi sáng giúp bạn thải độc, hỗ trợ hệ tiêu hóa, đem lại làn da trắng sáng, làm sạch gan, cải thiện tâm trạng.
5. Ăn uống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh là điều quan trọng để cơ thể hoạt động đúng chức năng. Điều đó đồng nghĩa với việc nạp vào cơ thể lượng protein, carbohydrates chất lượng cao, chất béo tốt cho tim mạch, vitamin, chất khoáng và nước, hạn chế đồ ăn đã qua chế biến, chất béo bão hòa và chất cồn.
Video đang HOT
6. Uống thuốc đúng liều
Nếu bạn đang bị ốm và có đơn thuốc của bác sĩ, hãy tuân theo những gì được chỉ dẫn. Theo một cuộc nghiên cứu năm 2006, gần 75% người Mỹ không thực hiện theo đơn thuốc. Thuốc có tác dụng cứu người, không phải là thứ khiến bạn phải đau đớn.
7. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc có hại cho sức khỏe. Theo Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ, thuốc lá là nguyên nhân có thể phòng được nhưng gây ra cái chết và bệnh tật nhiều nhất ở Mỹ. Hàng năm, có tới 480.000 người Mỹ chết vì thuốc lá.
8. Uống nước đầy đủ
Miệng bạn khô? Bạn cảm thấy mệt mỏi? Bạn bị đau đầu? Đây đều là những dấu hiệu của việc mất nước. Cơ thể sẽ không thể hoạt động đúng chức năng khi thiếu nước. Nước giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, giảm huyết áp cao, chống ngất xỉu, loại bỏ rối loạn tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa.
Không những thế, nước còn giúp giảm cân. Theo trang tin về sức khỏe Natural Society, đói thường là dấu hiệu cho biết cơ thể đang cần nước. Do đó, nên uống nước trước và nếu bạn vẫn thấy đói thì hãy ăn.
9. Ăn sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Theo thông tin trên cổng thông tin sức khỏe lớn nhất thế giới WebMD, rất nhiều cuộc nghiên cứu đã tìm ra mối liên kết giữa ăn sáng và sức khỏe tốt, như cải thiện trí nhớ và sự tập trung, giảm nồng độ cholesterol xấu, giảm nguy cơ béo phì, bệnh tim.
Khởi đầu một ngày mới với chiếc bụng no sẽ giúp bạn khởi động hệ trao đổi chất và có nguồn năng lượng dồi dào.
10. Yoga
Hãy thử bắt đầu ngày mới bằng các bài tập yoga để tạo ra nguồn năng lượng tích cực cho cả ngày. Yoga có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể. Về mặt tinh thần, yoga giúp kiểm soát stress. Về thể chất, yoga giúp cản thiện độ dẻo dai, làm săn chắc cơ và duy trì hệ trao đổi chất cân bằng.
Tập yoga tốt cho cả thể chất lẫn tinh thần. Ảnh: Sportscene
11. Đánh răng, dùng chỉ nha khoa, súc miệng
Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho chính mình là chăm sóc răng miệng. Hãy nhớ thường xuyên đi khám nha sĩ và đảm bảo dùng chỉ nha khoa để xỉa răng, đánh răng và súc miệng hàng ngày.
Một khoang miệng không mạnh khỏe có thể dẫn đến những tổn thương trên mặt, gây ra vấn đề về tim và tiêu hóa.
12. Ra ngoài trời
Không khí trong lành ở ngoài trời có rất nhiều tác dụng với cơ thể. Đầu tiên có thể kể đến là việc ở dưới ánh nắng mặt trời giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D, hỗ trợ hấp thụ calcium và phosphorous, tạo hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tập luyện ngoài trời được chứng minh giúp tránh bệnh tim, đột quỵ và béo phì.
Ngay cả khi chỉ ngồi ngoài trời đọc sách cũng giúp cải thiện nồng độ serotonin và chống trầm cảm.
Ý Linh
Theo Zing
Ăn uống ra sao trong mùa nóng?
Mùa nắng nóng, nhiệt độ lên cao có thể tới 38-39 độ C, khiến cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nhiều nước và các chất điện giải.
Trong những ngày nắng nóng, chế độ ăn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, cân bằng, hợp lý, thực phẩm đa dạng, cung cấp chất béo có chừng mực, uống đầy đủ nước và ăn nhiều hoa quả tươi nguyên.
Về dinh dưỡng của các loại thực phẩm
Thịt: Chứa nhiều axit amin quý (thiết yếu và không thiết yếu) với tỷ lệ khá cân đối. Đặc biệt,thịt bò, dê có chứa nhiều chất sắt cần thiết cho cấu tạo hồng cầu và các mô khác trong cơ thể. Nên ăn thịt ở mức vừa phải, trung bình khoảng 1,5kg/người/tháng.
Các chuyên gia của Hội Tim Mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo nên ăn các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt, không nên ăn các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt chó. Một nghiên cứu năm 2017 của Hội Thận học Mỹ cho thấy ăn thịt đỏ sẽ làm gia tăng bệnh thận giai đoạn cuối và suy thận lên rất nhiều lần.
Nên ăn các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt mà không nên ăn các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt chó.
Cá: Có nguồn đạm (protid) rất quý với đầy đủ các axít amin cần thiết (isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan, valine, histidine) trong đó hàm lượng tyrosine, lysine, cysteine, tryptophan, methionin cao hơn cả thịt. Chất đạm của cá tươi dễ tiêu hóa, dễ hấp thu hơn so với thịt. Nguồn chất béo trong cá bao gồm lipid và lipoid. Thành phần lipid của cá chủ yếu là các axít béo không no (hay còn gọi là không bão hòa).
Bên cạnh các axít béo không no, các lipoid của cá còn có nhiều chất sinh học quan trọng như serebrorid, sterid, phosphatid... Phosphatid có ở khắp các tế bào trong cơ thể, tập trung chủ yếu ở bề mặt nguyên sinh chất của tế bào, tham gia vào quá trình chuyển hóa của tế bào.
Phosphatid còn tham gia tích cực vào quá trình chuyển hóa mỡ, điều hòa chuyển hóa cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy quá trình bài xuất cholesterol ra khỏi cơ thể. Trong các loại cá, đặc biệt ở đầu cá, có chứa nhiều axít béo chưa no omega-3 có hoạt tính sinh học cao. Axít béo omega-3 hạ thấp cholesterol, triglyceride máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và huyết áp cao, giảm nguy cơ lão hóa não, tăng cường hoạt động của trí nhớ. Các loại cá có chứa axít béo omega-3, nhiều nhất là cá hồi, cá thu, cá trích.
Cá còn là nguồn cung cấp vitamin rất quan trọng. Mỡ cá, nhất là mỡ gan cá, có nhiều vitamin A, vitamin D. Lượng vitamin nhóm B, B1, B2, B12 ở cá tương tự như ở thịt. Cá có nguồn chất khoáng quý hơn thịt, cá sống ở biển chứa nhiều khoáng chất hơn cá nước ngọt. Ví dụ trong 100 g cá diếc có 70 mg calcium, trong 100 g cá dầu có 527 mg calcium, trong 100 g cá trạch có 109 mg calcium và ở cá quả là 90 mg calcium. Tỷ số calcium/phosphate ở cá cân đối hơn thịt.
Ở cá, các nguồn chất khoáng vi lượng như kẽm, cobalt, đồng, iốt... rất phong phú. Đặc biệt, lượng iốt ở một số loài các biển rất cao, rất cần cho sự tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp T3,T4. Ngoài ra, trong cá còn có chất DHA đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của các tế bào não và hệ thần kinh.
Theo Tạp chí Nutrition 2017, ăn cá thường xuyên sẽ giảm viêm khớp và cải thiện chứng trầm cảm.
Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên chúng ta nên ăn cá ít nhất 3-4 bữa mỗi tuần để đem lại sức khỏe tốt, thỉnh thoảng ăn cá nhỏ nhai nguyên xương...
Theo Tạp chí Nutrition 2017, ăn cá thường xuyên sẽ giảm viêm khớp, và cải thiện chứng trầm cảm.
Gạo: Nhóm thức ăn cơ bản cung cấp chất bột đường. Nên cung cấp từ 200-400 g/ngày/ người lớn.
Dầu mỡ: Cần cân đối lượng dầu - mỡ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nên chọn dầu phụng, dầu ô liu, dầu vừng, dầu mè, dầu hướng dương vì có chứa nhiều axít béo không no như axít omega-3, omega-6 giúp phòng chống xơ vữa động mạch, giảm bệnh tim mạch, cải thiện chức năng trí não, hỗ trợ điều trị viêm đa khớp dạng thấp, hỗ trợ điều trị ung thư vú cho các phụ nữ sau mãn kinh (theo báo cáo tại Hội nghị Phòng chống Ung thư vú châu Âu 2016). Không nên dùng dầu cọ, dầu dừa vì chứa nhiều cholesterol có hại cho sức khỏe. Vào mùa nắng nóng nên cung cấp khoảng 600 g dầu mỡ/ người/tháng.
Sữa các loại: Sữa mẹ là thức ăn quý nhất cho trẻ dưới 24 tháng tuổi. Trong sữa có chứa nhiều calcium rất cần thiết cho người có tuổi để đề phòng chứng loãng xương. Đặc biệt, trong sữa đậu nành có chứa isoflavon (estrogen thực vật) giúp giảm các triệu chứng của phụ nữ tiền mãn kinh (40-50 tuổi), mãn kinh như bốc hỏa, chóng mặt, bứt rứt khó chịu, nóng nảy, khô teo âm đạo, giao hợp đau...
Rau quả các loại: Mùa hè nóng nên tăng lượng rau xanh trong bữa ăn. Nhu cầu: 300-400 g rau xanh/ngày.
Rau xanh cung cấp nhiều vitamin C (tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, trợ tiêu hóa...), chất xơ (đặc biệt là pectin, một polysaccharid, có tính hòa tan, tăng độ nhớt và khối lượng phân có tác dụng phòng táo bón, giảm hấp thu cholesterol và glucosse từ ruột do đó phòng ngừa bệnh tim mạch béo phì gan nhiễm mỡ và đái tháo đường).
Rau muống và rau dền đỏ cung cấp nhiều chất sắt, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thiếu máu. Trước khi ăn sống cần rửa sạch rau trong nước muối pha loãng, hay nước tím KMnO4 pha loãng để diệt các mầm bệnh.
Thời tiết nóng nên ăn các loại quả như dưa hấu hay cà chua (cung cấp nước, carotenoid như lycopen... giúp chống lão hóa), thanh long ruột đỏ hay ruột trắng (giúp giải khát rất tốt). Một ly nước mía sạch cung cấp nhiều năng lượng. Cam, chanh, quýt cung cấp nhiều chất xơ , vitamin C, các axít hữu cơ, khoáng tố cần thiết cho cơ thể.
Rau gia vị: Để kích thích ăn ngon miệng, nên dùng các loại rau gia vị như tía tô, kinh giới, thìa là, rau ngổ, hành hoa, giấp cá...
Cung cấp đủ nước và các chất điện giải
Nhu cầu: 1,8-2 lít nước/người trưởng thành/ngày. Hè nắng nóng hoặc hoạt động nhiều, chơi thể thao thì càng uống thêm nhiều nước.
Nên uống các loại nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước suối, nước hoa quả tươi. Các loại nước trái cây: cam, chanh, dưa hấu, táo, lê..., các loại nước từ rau: rau má, diếp cá xay... giúp giải nhiệt rất tốt. Nước chè xanh, nước vối giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể và cung cấp các chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa các bệnh mạn tính như ung thư... Ăn chè đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu ván... vừa bổ dưỡng và giải nhiệt độc rất tốt.
Nên ăn như thế nào?
Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, đủ 4 nhóm: đạm, đường bột, béo, vitamin và muối khoáng. Nên thay đổi kiểu bữa ăn và cách chế biến mỗi ngày để dễ ăn và dễ hấp thu, đặc biệt là ở người già và trẻ em (do biếng ăn và kém hấp thu trong trời nắng nóng).
Mỗi bữa nên có canh như canh mồng tơi, canh cải nấu tôm, canh cà chua nấu thịt bò, canh bầu nấu tôm, canh chua...để dễ ăn và cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất.
Theo BS Ngô Văn Tuấn/Sức Khỏe Và Đời Sống
5 nguyên tắc cơ bản nhất về sức khỏe và tập luyện Chỉ một chút thay đổi nhỏ trong cách sống sẽ giúp bạn thay đổi toàn diện sức khỏe. Trên thực tế, duy trì sức khỏe tốt không phải là một việc quá khó hay đòi hỏi nhiều công sức. Dưới đây là 5 nguyên tắc được Michael Joyner - chuyên gia sức khỏe và tập luyện thuộc công ty chuyên về y tế...