1.000 ngày đầu đời là giai đoạn duy nhất giúp tăng trưởng chiều cao khi trưởng thành
Ngày 15-4, Vụ Sức khỏe bà mẹ – trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Mạng lưới các tổ chức xã hội vì dinh dưỡng Việt Nam tổ chức hội thảo thúc đẩy triển khai chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực người Việt Nam”.
Bổ sung vitamin A để tăng cường phát triển thể chất cho trẻ.
Theo kết quả của Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc (năm 2019-2020), tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc là 19,6% – được xếp vào mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Video đang HOT
Mục tiêu mà chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực người Việt Nam” đặt ra là đến năm 2030, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 19%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 10,5%.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ – trẻ em cho biết, hiện nay, nhiều địa phương chưa có kế hoạch thực hiện chương trình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời. Do đó, để đẩy nhanh tốc độ giảm suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ, nâng cao tầm vóc cho người Việt Nam, các tỉnh cần triển khai nhanh kế hoạch, từ đó đưa ra những chiến lược chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất cho bà mẹ, trẻ em.
Còn theo GS. TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), ở Việt Nam, cứ 5 trẻ có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Như vậy, nước ta còn số lượng lớn trẻ bị nhẹ cân. Trẻ sinh ra càng bé thì chiều cao khi trưởng thành càng thấp.
Thêm vào đó, khi lên 2 tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi thì chiều cao khi trưởng thành cũng sẽ thấp. Do đó, cần nâng cao hơn nữa hiểu biết về tầm quan trọng của 1.000 ngày đầu đời của trẻ.
GS.TS Lê Danh Tuyên khuyến cáo, 1.000 ngày đầu đời là giai đoạn duy nhất giúp trẻ có thể tăng trưởng chiều cao trên 10cm/năm. Thậm chí, nếu các bà mẹ chăm sóc con tốt, chiều cao của trẻ có thể tăng 12-14cm/năm. Do đó, các chị em phụ nữ ngay từ giai đoạn tiền thai kỳ cần ăn uống đầy đủ theo tháp dinh dưỡng mà Bộ Y tế đã phê duyệt, đồng thời, bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng như: Sắt, kẽm, vitamin A, canxi…
Người thành phố đang tiêu thụ quá nhiều thịt
Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia dinh dưỡng năm 2021 - 2030 đã được Viện Dinh dưỡng quốc gia tổ chức ngày 30.3.
Ảnh: Shutterstock
Theo GS-TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, các điều tra dinh dưỡng cho thấy, trong 10 năm qua (2010 - 2019), tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi từ 29,3% xuống còn 19,6%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng gầy còm từ 7,1% xuống còn 5,2%.
Tuy nhiên, tại một số tỉnh miền núi, tình trạng suy dinh dưỡng ở nhóm trẻ này vẫn ở mức cao như: Hà Giang 31,7%; Cao Bằng 30,4%; Kon Tum 33,4% và Gia Lai là 32%.
Theo GS Tuyên, chiến lược can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trên toàn quốc giai đoạn tới (2021 - 2030) sẽ tập trung can thiệp phòng suy dinh dưỡng cho vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. Đồng thời, cần có các giải pháp truyền thông đến người dân về dinh dưỡng hợp lý.
Đơn cử, mức tiêu thụ thịt trung bình của người VN hiện là 134 gr/người/ngày; riêng khu vực các thành phố lớn hiện ở mức 154 gr/người/ngày là quá cao so với mức khuyến nghị nên tiêu thụ ở mức 50 - 80 gr thịt/người ngày, tùy theo cân nặng và cường độ lao động.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn quá nhiều thịt, trong đó có thịt đỏ (ảnh), là một trong những yếu tố được khuyến cáo làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Ăn quá nhiều thịt là gánh nặng cho thận; gia tăng rối loạn chuyển hóa (tăng a xít uric máu, gây bệnh gout).
Chiều cao trung bình nam thanh niên 18 tuổi đạt 168,1cm Báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho thấy, chiều cao của nam thanh niên Việt 18 tuổi năm 2020 đạt 168,1 cm tăng 3,7 cm so với năm 2010 (164,4 cm). Chiều cao của nữ thanh niên 18 tuổi đạt 155,6 cm tăng 0,6 cm so với năm 2010 (154,8 cm). Ảnh minh họa Đây là những con số...