10 triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là một bệnh tương đối nguy hiểm, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Dưới đây là một số triệu chứng của căn bệnh này.
Mệt mỏi: Mệt mỏi, suy nhược cơ thể là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lupus ban đỏ. Bệnh này gây đau cơ xơ hóa và các bệnh lý khác như trầm cảm và thiếu máu, dẫn đến suy nhược và đau các cơ.
Đau khớp: Bệnh lupus ban đỏ tấn công chủ yếu vào các xương và khớp trên cơ thể. Bệnh này gây đau cơ xơ hóa, mà triệu chứng chủ yếu là các cơn đau cơ và khớp dữ dội.
Sốt: Bệnh lupus ban đỏ có thể gây sốt, nhưng cơn sốt thường không cao. Nếu bạn bị sốt cao trên 39 độ C, có thể bạn đã bị nhiễm trùng.
Phát ban: Phát ban là một triệu chứng phổ biến ở bệnh này, do đó bệnh được gọi là lupus ban đỏ. Người bệnh có thể bị nổi những mảng ban đỏ hình cánh bướm ở vùng mũi và hai má.
Tổn thương da: Người bị lupus ban đỏ có thể gặp các tổn thương da khác ngoài phát ban hình cánh bướm trên mặt. Họ có thể bị nổi mẩn nhưng không ngứa ở các bộ phận khác trên cơ thể.
Rụng tóc: Rụng tóc do viêm da đầu thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh lupus ban đỏ.. Khi triệu chứng này trở nặng, người bệnh có thể rụng tóc thành từng búi nhỏ.
Video đang HOT
Các vấn đề về phổi: Bệnh lupus ban đỏ có thể gây viêm hệ hô hấp. Phổi có thể bị viêm, dẫn đến sưng các mạch máu lân cận, thậm chí sưng cơ hoành.
Viêm thận: Bệnh lupus ban đỏ còn có thể gây viêm thận, khiến thận gặp khó khăn trong việc bài tiết các độc tố ra khỏi máu. Triệu chứng viêm thận thường xuất hiện trong 5 năm đầu của bệnh lupus ban đỏ.
Các vấn đề tiêu hóa: Khi hệ tiêu hóa bị viêm, người mắc bệnh lupus có thể gặp các triệu chứng như ợ nóng hay trào ngược axit dạ dày.
Các vấn đề về tuyến giáp: Các bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp, và lupus ban đỏ không phải là ngoại lệ. Tuyến giáp giúp cơ thể duy trì hoạt động trao đổi chất lành mạnh, do đó nếu tuyến giáp bị ảnh hưởng thì tất cả các cơ quan khác cũng sẽ bị ảnh hưởng./.
CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)
Theo 10faq
Căn bệnh khiến diễn viên Phương Trang tử vong nguy hiểm như thế nào?
Ngày 12/02, diễn viên Phương Trang qua đời ở tuổi 24 vì di chứng của căn bệnh lupus ban đỏ khiến không ít người bàng hoàng, đau xót.
Đạo diễn Thanh Hiệp - người từng dạy nữ diễn viên tại lớp kịch của sân khấu Hồng Vân cho biết: Phương Trang mắc nhiều bệnh sau khi sinh con, trong đó có Lupus ban đỏ. Cô phải uống thuốc suốt 1 năm qua, sức khỏe cứ yếu dần.
Tết 2020, Phương Trang được truyền máu, các bác sĩ Đại học Y dược đã chẩn đoán để tìm ra phương cách chữa bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sau khi chụp chiếu, tiến hành xét nghiệm thì cô không qua khỏi. Những ngày cuối đời, nữ diễn viên lộ rõ sự mệt mỏi, đuối sức.
Diễn viên Phương Trang
Theo Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh Lupus ban đỏ có 2 thể chính: Lupus ban đỏ dạng đĩa (thể nhẹ) và Lupus ban đỏ hệ thống (thể nặng).
Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống mà Phương Trang mắc phải một trong các bệnh tự miễn rất hay gặp ở phụ nữ trẻ tuổi. Bệnh gây thương tổn nhiều cơ quan nội tạng như: da, niêm mạc, gan, thận, khớp, tim, phổi, thần kinh...
Nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ hệ tthống rất phức tạp, do nhiều yếu tố tham gia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hai yếu tố chính, quan trọng nhất được cho là có liên quan trực tiếp đến bệnh là di truyền và rối loạn miễn dịch.
Các ban đỏ hình cánh bướm ở hai bên má là biểu hiện thường thấy của bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Khi mắc Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh nhân luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân, sốt vừa phải trong giai đoạn bệnh tiến triển. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh biểu hiện rõ rệt trên khắp các bộ phận của cơ thể.
- Da: thương tổn da thường biểu hiện đầu tiên với các ban đỏ hình cánh bướm ở hai bên má. Các ban này rất nhạy cảm với ánh nắng. Sau một thời gian tiến triển, các thương tổn lan ra tay, chân, thân mình. Ngoài ra, các bọng nước, dát xuất huyết cũng có thể xuất hiện.
- Niêm mạc: niêm mạc miệng, hầu, họng loét nhưng không đau.
- Tóc: tóc vàng, dễ gẫy và rụng nhiều. Tuy nhiên, tóc có thể mọc lại khi khỏi bệnh.
- Thương tổn nội tạng: rối loạn chức năng gan, thận, tiêu hoá. Bệnh nhân có thể mắc viêm cơ tim, màng tim gây suy tim. Viêm phổi, màng phổi cũng hay gặp và có thể suy hô hấp.
- Viêm khớp: đây là một biểu hiện rất hay gặp, làm cho bệnh nhân khó vận động và đi lại.
- Thiếu máu: Đa số người bệnh đều có thiếu máu, từ mức độ nhẹ đến nặng với biểu hiện da xanh, niêm nhạt, môi tái, hạn chế khả năng gắng sức. Xét nghiệm huyết đồ thấy có thể giảm cả ba dòng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
- Tâm thần kinh: Một số bệnh nhân có biểu hiện rối loạn phương hướng, tri giác, trí nhớ. Đôi khi có đau đầu dữ dội. Các triệu chứng tâm thần kinh có thể nặng thêm trong trường hợp dùng Cocticoid liều cao kéo dài.
Các bọng nước, dát xuất huyết trên cơ thể xuất hiện khi mắc lupus ban đỏ hệ thống
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống diễn biến phức tạp, tiến triển thành từng đợt, đợt sau nặng hơn đợt trước và gây tổn thương gần như toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như thận, hệ tạo máu, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp,...
Trong trường hợp nặng, bệnh có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Nếu bệnh không được điều trị kiểm soát, bệnh có thể gây ra những tổn thương nặng nề ở hầu hết các cơ quan nội tạng theo các hệ cơ quan, tương xứng với các triệu chứng biểu hiện.
- Tại phổi: Bệnh nhân có thể khó thở, suy hô hấp cấp do tràn dịch màng phổi, viêm phổi.
- Tại tim: Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây viêm cơ tim, tràn dịch màng tim. Tình trạng kéo dài có thể gây suy tim mạn. Ngược lại, một số trường hợp diễn tiến tối cấp, viêm cơ tim cấp, gây suy tim cấp, người bệnh đột ngột tử vong do trụy mạch.
- Tại thận: Tổn thương lupus gây phá hủy cầu thận bằng các phản ứng viêm cầu thận, tiến triển đến suy thận.
- Tại hệ thần kinh: Bệnh nhân có thể bị co giật, rối loạn tâm thần.
- Tại hệ tạo máu: Bệnh có thể gây thiếu máu, xuất huyết. Thiếu máu diễn tiến kéo dài cũng gây ảnh hưởng hoạt động các hệ cơ quan. Đồng thời, tình trạng xuất huyết lại làm nặng thêm vấn đề thiếu máu và nguy hiểm đến tính mạng nếu gây xuất huyết trong não, chèn ép não.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp các biến chứng do điều trị thuốc ức chế miễn dịch. Hệ thống miễn dịch không còn đảm bảo chức năng vốn dĩ của nó, cơ thể dễ mắc các tác nhân lây nhiễm mà không thể chống cự lại được. Tình trạng nhiễm trùng diễn tiến nhanh, dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân dễ rơi vào sốc và tử vong.
Theo vietnamnet
Củ nghệ có thể là 'thần dược' cho người mắc bệnh tiểu đường Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nghệ là một loại gia vị có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy củ nghệ với rất nhiều lợi ích sức khỏe như chống viêm khớp, đau khớp, đau đầu, giúp ổn định đường huyết và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, theo The Healthsite. Nhiều nghiên cứu...