10 món ngon Sài Gòn tên nghe kỳ quặc nhưng “danh bất hư truyền”, ai ai cũng thích
Bạn sẽ không thể bỏ qua những món đặc sản “ngon khó cưỡng” này khi đến Sài Gòn
Cứ nhắc đến Sài Gòn là ai ai cũng nghĩ tới một thiên đường ẩm thực với hằng hà sa số những món ăn ngon lành tràn từ các hàng quán cho đến vỉa hè, ngõ hẻm. Dưới đây là danh sách 10 món ngon Sài Gòn “danh bất hư truyền”, không ai có thể bỏ qua
1. Cơm tấm “bãi rác”
Có nhiều quán cơm tấm “đỉnh cao” ở Sài Gòn và khi nhắc đến, không thể không liệt kê vào đó hàng cơm tấm bãi rác trứ danh ở trên con đường nhỏ Lê Văn Linh, phía sau khu chợ Xóm Chiếu (Quận 4).
Cơm ở đây đúng chuẩn hạt gạo tấm, thức ăn đi kèm từ sườn nướng, gà rán, bì sợi, chả thịt cho đến trứng ốp, xúc xích, thịt kho, tôm rim, mực nhồi, xíu mại… món nào món nấy bày biện đẹp mắt, màu sắc óng ả mỡ màng.
2. Xôi “nhà xác”
Sở dĩ có cái tên gọi rùng rợn này là do xe xôi được đặt ngay đối diện nhà tang lễ trên đường Nguyễn Tri Phương (Quận 5). Xôi được để trong lá chuối, khi cầm nóng rẫy cả tay. Một gói xôi gồm một miếng xôi trắng bằng lòng bàn tay, phủ lên trên có pate mỏng, lạp xưởng, chà bông, đậu phộng và rưới chút mỡ hành phi… nhìn vô cùng hấp dẫn.
3. Bánh mì “ô môi”
Từ lâu, Sài Gòn đã được xem là nơi sinh ra món bánh mì kẹp thịt kiểu Việt nổi tiếng và nếu có địa chỉ bánh mì Sài Gòn nào được nhiều trang mạng quốc tế đề cập và giới thiệu nhiều nhất, có lẽ đó chính là hàng bánh mì “huyền thoại” nhiều người quen gọi là “bánh mì ô môi” nằm trên đường Lê Thị Riêng (Quận 1).
Video đang HOT
Với giá bán lên đến 30.000đ/ổ, nhưng mỗi buổi chiều tối đến tận đêm khuya, lúc nào cũng có một đoàn người với hàng chục xe máy ô tô lớn nhỏ đứng chật dười lòng đường Lê Thị Riêng để xếp hàng mua bánh.
4. Vịt dữa
Thực chất, “vịt dữa” không hề tồn tại trên đời. Món ăn này có cái tên chính xác là “vịt vữa”. Loại trứng này về cơ bản là bị ung, nên khi luộc lên sẽ khá nặng mùi, hơi khai và thối. Tuy nhiên, một số người lại “nghiện” cái mùi và vị của trứng vịt ung này, cho rằng nó có vịt ngậy ngậy, béo béo, không bị nghẹn như ăn trứng gà tươi. Vịt dữa được bán trên những xe hàng rong khắp mọi ngóc ngách Sài Thành.
5. Chè Cam
Chè Cam tên nghe lạ nhưng thực chất là cách gọi chung của các món chè có xuất xứ từ người Campuchia sống tại Sài Gòn. Chè Campuchia có nhiều điểm khác biệt với chè Việt, trong đó, đặc trưng nhất phải kể đến việc tất cả các vị chè đều được chế biến từ đường thốt nốt chứ không phải đường phèn hay đường kính trắng.
Những nguyên liệu nấu kèm khác cũng rất đặc sắc và lạ mắt như bí chưng, chuối xào dừa, mì trứng sợi vàng, sầu riêng cốt dừa… Bạn có thể thưởng thức chè Cam tại khu chợ Lê Hồng Phong (Quận 10, Tp.HCM).
6. Mì muối ớt
Nguyên liệu chế biến một tô mì muối ớt chủ yếu là mì tôm được chiên sẵn. Mì được nhúng trực tiếp vào nồi nước dùng đang sôi trên bếp than. Sau đó, những sợi mì được vớt ra, bỏ vào tô và điểm thêm miếng giò, nêm các loại gia vị hành phi, tiêu, ớt, mắm,…
Đặc biệt, món mì này không thể thiếu muối ớt. Khi ăn, người thưởng thức sẽ trộn mì với muối ớt để tạo lên một tô mì màu đỏ hấp dẫn thị giác. Món ăn lạ miệng này được bán trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Kế Xương (quận Phú Nhuận, Tp.HCM).
7. Trà đào
Khái niệm trà đào lần đầu tiên được biết đến là ở Sài Gòn với phần nước chính là trà túi lọc được bổ sung thêm hương đào cùng những miếng đào vàng ươm giòn giòn. Người ta có thể mua trà đào ở khắp nơi từ những quán café sang chảnh, mắc tiền cho tới ly nhựa take away gói vội bên vệ đường. Rồi thì trà đào handmade, trà đào online, trà đào túi zip… đua nhau mọc lên, giá cả cũng cứ thế mà dao động từ 15-50k/ly.
8. Bánh canh ghẹ
Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của bánh canh ghẹ nhưng ai ai đến Sài Gòn cũng phải công nhận, bánh canh ghẹ ở Sài Gòn rất ngon và độc đáo, lạ miệng. Món ăn không chỉ thu hút bởi hương thơm đặc trưng, mà còn mê hoặc thực khách bởi con ghẹ to óng ả, chắc nịch và giá cả lại rất phải chăng.
Với người miền Bắc, bánh tráng chỉ để cuốn nem, gỏi nhưng với người Sài Gòn, “bánh tráng trộn” là món ăn chơi ngon tuyệt vời với nguyên liệu gồm bánh tráng mềm mềm, dai dai và đầy ắp khô bò, xoài, trứng cút… và nước sốt chua ngọt cực hấp dẫn.
10. Xôi cade
Không có cái tên dễ hình dung như các loại xôi bình thường, xôi cade được làm từ gạo nếp dẻo thổi chung với nước cốt dừa thơm lừng, phần cade được làm từ nguyên liệu đơn giản lòng đỏ trứng, sữa, đường theo một công thức riêng đòi hỏi sự tỉ mỉ và tay nghề của người chế biến để có được lớp cade thơm ngon, mịn màng.
Món xôi này cách đây hàng chục năm được người Hoa du nhập vào Sài Gòn mang theo và lấy làm phương tiện mưu sinh, vậy nhưng đến nay, khắp Sài Gòn cũng chỉ còn duy nhất một xe xôi nhỏ trụ lại ở góc ngã tư Trần Phú giao với Nguyễn Tri Phương (Quận 5).
Bánh tráng trứng gà chiên 100.000 đồng một phần ở Sài Gòn
Bánh tráng mềm, trứng chiên, tóp mỡ béo rưới nước sốt chua cay là món ăn vặt khiến bạn muốn nhâm nhi mãi.
Nhắc đến bánh tráng trộn, nhiều người nghĩ ngay đến món ăn vặt bình dân được ưa chuộng ở Sài Gòn bao lâu nay. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nó cũng có thể trở thành món ăn no khi kết hợp với trứng gà. Bánh tráng trứng chiên là kiểu biến tấu thú vị giữa bánh tráng trộn và bột chiên, tạo thành món vừa lạ, vừa quen. Món ăn bán nhiều ở quận 8, quận 4, tại các xe đẩy hàng rong hay quán vỉa hè. Trong đó, hàng bánh tráng nép trong hẻm đường Hưng Phú, thu hút đông học sinh, sinh viên ghé ăn mỗi chiều. Thực đơn duy nhất là món bánh tráng chiên, và thau đặc biệt giá 100.000 đồng, đủ làm 2-3 người ăn no nê.
Bánh tráng chiên, tóp mỡ giá 100.000 đồng. Ảnh: Thi Thi.
Đặc điểm chung của bánh tráng chiên là phần ăn nhiều, thường được đựng trong thau nhôm hay đĩa lớn, giá từ 20.000 đến 100.000 đồng/phần. Nguyên liệu chính vẫn là bánh tráng muối, loại bánh đã được cắt thành sợi, kèm bịch muối tôm và sa tế cay xè. Đầu tiên, người bán đổ bánh tráng vào chảo nóng, rắc muối tôm, dầu sa tế, thêm một chút nước lọc rồi trộn đều chứ không chiên với dầu. Đợi tới khi bánh tráng chuyển sang màu vàng nhạt, đầu bếp đập trứng gà sống vào, đảo đều đến khi chín. Trứng bám vào miếng bánh tráng cho phần ăn đầy đặn.
Bên cạnh đó, tóp mỡ, hành phi và rau răm là ba topping khiến món ăn thêm hấp dẫn. Từng miếng tóp mỡ to, béo ngậy, vàng giòn. Hành phi thơm, cùng vị rau răm hăng hăng, giúp hương vị phong phú. Bạn gọi thêm phần trứng ốp la với giá 5.000 đồng/trứng, phủ lên trên là đúng bài.
Khi ăn, bạn trộn đều thau bánh tráng lên lần nữa. Hương vị của bánh tráng chiên không nổi trội. Thế nhưng bạn sẽ ngay lập tức nhận ra sự thay đổi khi rưới chén nước sốt pha chế theo công thức riêng vào. Nước sốt chính là điểm nhấn của món ăn, được pha từ các nguyên liệu như muối, ớt, tắc (quất), đường, me cho đủ vị: mặn, ngọt, chua, cay. Nước sốt sền sệt, đậm đà. Bạn nên nêm một chút nước sốt vào thau bánh, phần còn lại dùng làm nước chấm, ăn sẽ vừa miệng hơn.
Thau bánh tráng chiên sau khi trộn. Ảnh: momentoffood.
Bánh tráng mềm, trứng chiên, tóp mỡ béo giòn, thơm, quyện với nước sốt, thích hợp nhâm nhi vào chiều cuối tuần. Dù đầu bếp không sử dụng nhiều dầu để chiên, nhưng bộ ba gồm: trứng, tóp mỡ và hành phi vốn béo, sẽ gây ngấy nếu ăn nhiều. Bạn có thể gọi thêm ly trà chanh, trà đá chống ngán, đồng thời nên cân nhắc chọn phần ăn vừa phải, tránh bị thừa.
3 tiệm bánh canh ghẹ nức tiếng đất Sài Thành Muối ớt xanh, Ba sạch hay Bảy Liên là những quán nhận được nhiều lời khen của thực khách về chất lượng. Dưới đây là một số quán ngon, "được lòng" nhiều thực khách tại Sài Gòn. Muối Ớt Xanh Quán nằm ngay vị trí mặt tiền nên không gian thoáng mát, bạn có thể chọn ngồi trong nhà hoặc bên ngoài. Bánh...