10 món ăn tuyệt ngon ở Kyoto
Tenkaippin (người địa phương gọi là Ten’ichi) là chuỗi nhà hàng ramen có ở khắp Nhật Bản.
Được sáng lập tại Kyoto năm 1981, thương hiệu này nức tiếng với loại ramen kotteri sợi dày và mùi vị đậm đà do được nấu từ xương gà hầm trong 14 tiếng đồng hồ. Nước dùng ramen đục, được điểm tô bởi những lát thịt heo, măng và hành lá. Thực khách có thể thêm vừng, tương ớt hoặc dầu mè cay.
Đậu phụ
Tại nhà hàng Toyouke của gia đình này, thực khách có thể thưởng thức các món đậu phụ vào bữa trưa. Nếu bạn không phải là fan của đậu phụ, hãy thử món đậu phụ bơ dành riêng cho thực khách Tây.
Kyoto lừng danh với nguồn nước sạch, tạo nên loại đậu phụ thủ công thơm ngon. Ngoài loại đậu phụ làm bằng máy, sản phẩm thủ công hầu như vẫn giữ nguyên cách làm truyền thống ở Toyoukeya, một cửa hàng của gia đình Yamamoto từ năm 1897. Tại nhà hàng Toyouke của gia đình này, thực khách có thể thưởng thức các món đậu phụ vào bữa trưa. Nếu bạn không phải là fan của đậu phụ, hãy thử món đậu phụ bơ dành riêng cho thực khách Tây.
Món nướng xiên này được gọi là konnyaku, chỉ nướng khi có yêu cầu, gồm ớt shishito nhét gà băm, hành, trứng cút, bí đỏ… Món ăn này được dùng kèm cơm, súp miso và trà.
Đây là loại đồ nướng xiên gồm thịt và rau quả của vùng Kansai. Nhà hàng Kushinobo ở trong ga Kyoto, trên tầng thượng khu mua sắm Isetan có phục vụ set ăn kushikatsu vào buổi trưa. Món nướng xiên này được gọi là konnyaku, chỉ nướng khi có đề nghị, gồm ớt shishito nhét gà băm, hành, trứng cút, bí đỏ… Món ăn này được dùng kèm cơm, súp miso và trà.
Những người bán hàng ở chợ Nishiki thường cho cá vào những chiếc bát nhỏ để khách hàng nếm thử.
Thoạt nhìn, đồ gia vị này trông giống như hành khô hoặc dưa muối cho tới khi bạn phát hiện ra những cặp mắt bé xíu. Kyoto nổi danh với các món cá. Những loại cá nhỏ này được trộn với hạt tiêu sansho rồi ăn với cơm. Những người bán hàng ở chợ Nishiki thường cho cá vào những chiếc bát nhỏ để khách hàng nếm thử.
Nama-fu
Món này được làm từ bột mì pha trộn bột gạo, dai và hầu như không có vị, nhưng khi kết hợp với các loại rau và gia vị khác lại rất ngon. Các thực khách ăn chay có thể ăn nama-fu vừng đen thay vì thịt gà hay thịt heo.
Video đang HOT
Cũng giống như đậu phụ, làm nama-fu cần rất nhiều nước sạch. Món ăn này thường có hình lá phong và hoa anh đào, thường được dùng trang hoàng trong bữa ăn. Món này được làm từ bột mì trộn lẫn bột gạo, dai và hầu như không có vị, nhưng khi kết hợp với các loại rau và gia vị khác lại rất ngon. Các thực khách ăn chay có thể ăn nama-fu vừng đen thay vì thịt gà hay thịt heo.
Món sushi Hakozushi được làm từ cơm, lươn hoặc cá thu trong một hộp gỗ hình chữ nhật rồi cắt thành những miếng nhỏ. Quán Izuju ở Gion, đối diện đền Yasaka phục vụ cả 2 món này đã hơn một thế kỷ.
Là thành phố không gần biển, món sushi truyền thống của Kyoto thường được làm với cá được bảo quản. Một trong những món sushi phổ biến nhất là sabazushi, được làm bằng cá thu ngâm cuộn cơm rồi bọc trong rong biển kombu. Món sushi Hakozushi được làm từ cơm, lươn hoặc cá thu trong một hộp gỗ hình chữ nhật rồi cắt thành những miếng nhỏ. Quán Izuju ở Gion, đối diện đền Yasaka phục vụ cả 2 món này đã hơn một thế kỷ.
Người thích ngọt có thể chọn loại bọc đường nâu, chocolate hoặc caramel.
Quầy doughnut Tohnyu ở chợ Nishiki lừng danh với món doughnut sữa đậu nành. Mỗi suất gồm 10 chiếc doughnut nóng hổi. Bánh thường có kết cấu và hương vị khá giống bánh funnel và ăn rất nhẹ bụng. Người thích ngọt có thể chọn loại bọc đường nâu, chocolate hoặc caramel.
Dưa muối Tsukemono
Khách hàng có thể ngửi được mùi dưa trước khi nhìn thấy nó. Món dưa này rất ngon miệng dù hình thức không đẹp mắt lắm. Người bán hàng thường để khách nếm thử các loại trước khi mua.
Được làm từ củ cải trắng, củ đậu, cải thảo cùng cám gạo lên men, món ăn này rất phổ biến ở chợ Nishiki. Khách hàng có thể ngửi được mùi dưa trước khi nhìn thấy nó. Món dưa này rất ngon miệng dù hình thức không bắt mắt lắm. Người bán hàng thường để khách nếm thử các loại trước khi mua.
Yatsuhashi
Món bánh bột gạo mỏng này được cuốn mỏng, sau đó bọc đậu đỏ và nướng lên. Bánh có hương vị quế, vừng đen hay trà xanh. Hiệu Izutsu Yatsuhashi Honkan ở Gion được rất nhiều người yêu thích.
Các cửa hàng ở Kyoto bán hầu hết các loại bánh kẹo truyền thống của Nhật Bản, nhưng yatsuhashi vẫn là một trong những món nổi tiếng nhất. Bánh có hình tam giác tượng trưng cho koto, loại đàn hạc truyền thống ở Nhật Bản. Món bánh bột gạo mỏng này được cuốn mỏng, sau đó bọc đậu đỏ và nướng lên. Bánh có hương vị quế, vừng đen hay trà xanh. Hiệu Izutsu Yatsuhashi Honkan ở Gion được rất nhiều người ưa chuộng.
Kaiseki
Một trong những nơi lý tưởng nhất để thưởng thức là khu nghỉ dưỡng Fumimaro Konoe với dòng sông Katsura và những quả đồi xanh mướt bao quanh.
Suất ăn nhiều món này thường được phục vụ trước những tiệc trà. Thực đơn thay đổi theo mùa, nhưng luôn có đậu phụ, nama-fu hay chirimen sansho. Một trong những nơi lý tưởng nhất để thưởng thức là khu nghỉ dưỡng Fumimaro Konoe với dòng sông Katsura và những quả đồi xanh mướt Xung quanh.
Theo Asiabooking
Không phải rang, thịt băm đem nấu với thứ này mới gọi là "cực phẩm"
Với những nguyên liệu quen thuộc nhưng chỉ cần biến tấu một chút bạn đã có ngay món ăn hương vị tuyệt ngon, đậm đà đưa cơm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 2 quả cà tím dài cỡ trung bình
- 1 bó đậu đũa
- 120 gram thịt lợn nạc xay
- 3 tép tỏi
- 2 mẩu gừng
- 2 muỗng canh nước tương loại đậm đặc
- 1 muỗng canh nước tương loại nhạt màu
- 1 muỗng cà phê muối
- 1/2 muỗng cà phê đường
- 5 miếng hạt tiêu
Sơ chế nguyên liệu
- Cắt cà tím thành dải dài và dày, để vào bát, thêm một nửa muỗng cà phê muối, trộn đều, để yên trong 15 phút. Sau đó cho nước vào bát cà tím rồi rửa sạch, vắt bỏ nước, để ráo.
- Đỗ rửa sạch, bẻ thành các khúc có chiều dài bằng các dải cà tím.
- Thịt băm nhỏ, trộn với nước tương.
Cách chế biến
- Bước 1: Cho một lượng dầu vừa phải vào nồi, thêm gừng và tỏi vào xào, sau đó đổ thịt băm vào xào săn lại thì cho ra đĩa.
- Bước 2: Lấy một cái nồi nhỏ, cho lượng dầu vừa phải, đun nóng rồi thả đậu đũa vào, chiên cho đến khi da bên ngoài của đậu đũa nhăn lại, vớt ra để lên giấy thấm dầu.
- Bước 3: Cho cà tím vào chảo dầu và chiên cho đến khi phần lõi thịt cà tím hơi vàng. Sau khi chiên, vớt cà ra để cho ráo dầu.
- Bước 4: Cho thịt băm, đậu đũa, cà tím vào chảo và đảo đều, thêm ít dầu hào, đường, ớt khô, nêm nếm lại cho vừa miệng, xào từ 30 giây đến 1 phút rồi tắt bếp. Cho ra đĩa thưởng thức.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Theo Doisongphap
Làm cua hấp, nếu đủ 3 bước này cua vừa ngon vừa thơm ăn đứt cả nhà hàng Chỉ với 3 bước đơn giản bạn sẽ có món cua hấp tuyệt ngon cho gia đình mà không cần ra hàng thưởng thức. Cua hấp là món ăn được nhiều người yêu thích, đặc biệt với những ai là tín đồ của hải sản. Tuy nhiên, hấp cua ở nhà nếu không làm đúng cách nó sẽ không có hương vị thơm...