10 lợi ích tuyệt vời của rau sam
Rau sam được biết đến là một loại cây mọc dại được con người sử dụng như một thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là vào mùa hè vì rau có vị chua, thanh mát. Rau sam tên khoa học là Portula oleracea, thuộc họ Rau sam Portulacaceae.
Bạn đã từng biết đặc tính tuyệt vời của loài thực vật “hoang dã” này không? Ở thời kỳ Hy Lạp Cổ đại và trong Y học Trung Quốc, rau sam thường dùng làm thuốc lợi tiểu, nhuận tràng, thanh lọc cơ thể… Trước đây rau sam được xem loại “cỏ dại” vì chúng có thể mọc bất cứ ở đâu, ngay cả người nông dân cũng không thích vì ảnh hưởng đến các cây trồng khác. Nhưng giờ đây nó được xem là “siêu thực phẩm” vì nhiều tính năng có lợi cho sức khỏe.
Rau sam giàu vitamin A, C, vitamin nhóm B, nhiều khoáng chất như kali, magiê, canxi, sắt, kẽm và selen. Ngoài ra còn chứa nhiều acid béo cần thiết như omega 3 đặc biệt ở trong hạt. Chất nhầy có nhiều trong rau sam, các chất chống oxy hóa như flavonoid, phytoestrogen, cùng các axit hữu cơ khác như axit xitric hoặc axit malic. Một tính năng đặc biệt khác là trong thành phần hoạt chất có chứa melatonin, hormon điều hòa giấc ngủ và sự tỉnh táo cho cơ thể.
Sau đây 10 lợi ích tuyệt vời của rau sam đối với sức khỏe.
Tác dụng chống viêm
Sở dĩ rau sam có tác dụng chống viêm nhờ tác dụng của chất nhầy, omega 3 và các khoáng chất. Nhờ vậy có tác dụng giảm đau và cảm giác khó chịu khác, đặc biệt trên đường tiết niệu và tiêu hóa.
Tác dụng chống oxy hóa
Thực sự ít loại cây có tác dụng chống oxy hóa như rau sam. Trong rau sam giàu vitamin C, E, flavonoid, alkaloid, beta-carotene và glutathione giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự lão hóa.
Giá trị dinh dưỡng
Rau sam được biết như loài thực vật giàu chất dinh dưỡng, lượng omega 3 cao… chính điều này nuôi dưỡng da, tóc, móng và khớp.
Chống nhiễm trùng
Đặc tính kháng khuẩn rất hiệu quả. Rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn gây lỵ, thương hàn, ngoài ra còn có một số bệnh nấm.
Tác dụng trên tim mạch
Omega 3 có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch rất hiệu quả, điều hòa lưu thông máu và dự phòng rối loạn nhịp tim…Hàm lượng kali và omega 3 trong rau sam tương đối cao, điều này giúp điều chỉnh cholesterol trong máu, giúp huyết áp được ổn định.
Video đang HOT
Trên đường tiêu hóa
Trong rau sam chứa nhiều chất nhầy nên có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, tiết niệu, tránh được các bệnh lý thường gặp. Ngoài ra điều trị táo bón vì hàm lượng chất xơ cao và dự phòng ký sinh trùng đường ruột.
Tác dụng lợi tiểu
Rau sam được xem như là phương thuốc thiên nhiên giúp cơ thể loại bỏ chất dịch thừa trong cơ thể, bàng cách này có thể giúp bạn giảm thừa cân!
Tác dụng chống loét
Chất nhầy có trong rau sam giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp ngăn ngừa viêm hoặc loét dạ dày.
Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể
Mùa hè là thời điểm rau sam phát triển nhất và sẵn có nhất, dùng rau sam tươi nấu thành nước uống hoặc lấy nước ép rau sam uống giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt.
Tác dụng hạ đường huyết
Rau sam giúp hạ đường huyết một cách tự nhiên, bằng cách này giúp ngăn ngừa các rối loạn như đái đường, béo phì, đề kháng insulin…
Mặc dù rau sam được xem là “siêu thực phẩm” nhưng thực tế vẫn còn nhiều nghiên cứu chứng minh giá trị thực tiễn của nó! Bạn có thể xào, làm salad, súp…như rau bina, cải xoong.
Bs Ái Thủy
Theo Dân trí
Những món ngon từ rau mồng tơi trị yếu sinh lý
Mồng tơi có tính hàn, vị chua, mát, tốt cho sức khỏe của quý ông. Cùng tìm hiểu những món ngon từ rau mồng tơi nhé.
1. Rau mồng tơi xào tỏi
Nguyên liệu: Rau mồng tơi, tỏi, mỡ nước hay dầu ăn.
Cách làm:
- Rau mồng tơi chọn loại nhiều ngọn, ít lá, nhặt và rửa sạch.
- Tỏi bóc vỏ, đập dập.
- Cho chảo lên bếp để lửa to, đổ dầu vào chảo đun cho già, sau đó cho tỏi phi thơm, trút rau mồng tơi vào và đảo đều, nêm gia vị vừa miệng. Đun đến khi rau chín tới thì tắt bếp.
2. Bò xay xào rau mồng tơi
Nguyên liệu: Bò xay xốt cà, rau mồng tơi sạch, tỏi, hành khô.
Cách làm:
- Tỏi, hành khô bóc vỏ, đập dập.
- Cho chút dầu ăn lên chảo, phi thơm hành, tỏi, sau đó cho lon bò xay xốt cà vào đảo đều tay cho săn lại.
- Cho tiếp rau mồng tơi vào xào tới chín. Không cần nêm thêm gia vị vì bò xay đã khá đậm rồi.
3. Canh mồng tơi nấu tôm
Nguyên liệu: Mồng tơi nhặt riêng lá và ngọn, tôm tươi, hành lá, dầu ăn, muối.
Cách làm:
- Bóc vỏ tôm, giã dập. Cắt nhỏ hành và rửa sạch rau.
- Bạn phi hành xào cho thơm, đổ nước vào nồi đun sôi, có váng bọt thì vớt ra, nêm mắm muối sao cho vừa ăn, sau đó cho rau vào đảo nhẹ rồi bắc xuống, ăn với cơm rất ngon.
4. Canh mồng tơi nấu ngao
Nguyên liệu: Ngao, mổng tơi, gừng, muối.
Cách làm:
- Ngao mua về rửa sạch, ngâm trong nước gạo để ngao ra hết cát.
- Rau mồng tơi rửa sạch, để ráo, nếu lá mồng tơi to thì bạn có thể cắt đôi.
- Sau khi ruột ngao rơi ra khỏi phần vỏ, bạn cho ngao ra bát riêng, phần nước lọc lại cho sạch cát và đổ lại vào nồi.
- Đặt nồi nước lên bếp, khi sôi thì cho rau mồng tơi vào, nêm muối cho vừa ăn vì nước ngao rất ngọt, nên bạn không cần cho thêm nhiều gia vị.
- Cho tiếp phần thịt ngao vào nồi canh và đun sôi lại tắt bếp. Món canh nên ăn nóng với cơm sẽ rất ngon.
Trên đây là những cách chế biến món ngon mỗi ngày từ mồng tơi. Các món ăn từ rau mồng tơi có thể giúp cải thiện tình trạng xuất tinh sớm, yếu sinh lý ở phái mạnh, bổ thận tráng dương, di tinh hay tiểu tiện nhiều lần cho nam giới.
Theo VietnamNet
Thần dược tốt cho sức khỏe mà ai cũng có khả năng mua Củ đậu được biết đến là loại thực phẩm thông dụng, rẻ tiền rất được yêu thích. Củ đậu được rất nhiều bà nội trợ dùng để chế biến thành những món vừa ngon, đơn giản như như củ đậu xào, nấu canh, sa-lát... Không chỉ thế, củ đậu còn có nhiều lợi ích về sức khỏe mà chúng ta không ngờ tới....