10 loại thuốc trị viêm xoang thường dùng và những lưu ý cần biết
Viêm xoang khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, ngạt mũi, sổ mũi, đau nhức tại các hốc xoang bị bệnh.
Để chữa viêm xoang, có rất nhiều loại thuốc như thuốc uống, thuốc xịt… Tuy nhiên, đảm bảo an toàn người bệnh nên sử dụng thuốc trị viêm xoang theo chỉ định của bác sĩ.
Bài viết có sử dụng lại một số thông tin tư vấn chuyên môn của ThS.BS Hà Minh Lợi – Trưởng khoa Viêm xoang – Bệnh viện Tai Mũi Họng TW đã đăng tải trên Báo Sức khỏe & Đời sống tại link dưới đây.
Vi khuẩn, virus, nấm, các chất gây dị ứng, kích ứng… là các tác nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm xuất hiện tại niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi dẫn đến viêm xoang.
Mô xoang có vai trò chính là dẫn lưu dịch tiết, khi cơ quan này bị phù nề và viêm sưng, dịch có thể ứ đọng, tắc nghẽn dẫn đến các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, sổ mũi, nặng vùng mắt, hắt hơi, ho, đau đầu, ứ đờm ở cổ họng,…
Mặc dù ít khi nguy hiểm đến sức khỏe nhưng các triệu chứng của bệnh lý này gây ra nhiều phiền toái và khó chịu trong đời sống hàng ngày. Do đó, việc chữa viêm xoang sao cho hiệu quả là vấn đề được lưu tâm.
Những triệu chứng của viêm xoang càng nặng nếu người bệnh không điều trị đúng cách.
1. Thuốc kháng histamin H1 chữa viêm xoang
Thuốc kháng histamin H1 thường được sử dụng để chữa viêm xoang do dị ứng (dị ứng nấm mốc, bụi bẩn, phấn hoa, thời tiết,…). Thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc với histamin ở thụ thể H1, từ đó làm giảm phóng thích histamin vào mô xoang và một số cơ quan hô hấp khác.
Thuốc kháng histamin H1 cũng được sử dụng để điều trị một số bệnh lý có cơ chế dị ứng như viêm mũi dị ứng, mề đay mẩn ngứa và dị ứng thời tiết.
Thuốc kháng sinh H1 chữa viêm xoang có hai thế hệ là thế hệ 1 và thế hệ 2. Trong đó, các loại thuốc kháng sinh H1 thế hệ 2 được ưa chuộng hơn vì đã được cải tiến hơn so với thế hệ 1. Để hạn chế tác dụng ngoại ý, bệnh nhân nên sử dụng các loại thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 như: Loratadin, Cetirizine, Fexofenadin, Clorpheniramin, Promethazin, Terphenadin, Ebastine, Desloratadine, Levocetirizine,
Hiện nay, thuốc kháng histamin H1 được bào chế ở dạng uống, dạng xịt và thuốc nhỏ mũi.
Lưu ý: Nhóm thuốc này tương đối an toàn ở liều điều trị. Tuy nhiên, tác động lên hệ thần kinh trung ương nên có thể gây ra tác dụng an thần (buồn ngủ).
2. Kháng sinh chữa viêm xoang
Các trường hợp bị viêm xoang đều xảy ra do dị ứng và nhiễm virus, một số ít trường hợp mắc viêm xoang do vi khuẩn. Khác với những nguyên nhân thông thường, viêm xoang do vi khuẩn có triệu chứng nghiêm trọng và dễ gây ra biến chứng nếu không được kiểm soát kịp thời.
Để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh cho người bệnh. Một số loại kháng sinh trị viêm xoang thường dùng gồm:
Kháng sinh nhóm Penicillin: Amoxicillin, Ampicilin…
Kháng sinh Trimethoprim và Sulfamethoxazole: Sử dụng trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với kháng sinh Penicillin.
Kháng sinh nhóm Cephalosporin: Cefazolin, Cephalexin, Cefoxitin, Cefaclor, Cefprozil… hoặc Penicillin tổng hợp được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị kháng thuốc hay hiện tượng nhiễm trùng tái phát nhiều lần.
Dùng kháng sinh chữa viêm xoang hiệu quả đối với các trường hợp nhiễm khuẩn.
Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị viêm xoang:
Khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm xoang người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian, tần suất.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà tự điều trị vì có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, thậm chí là sốc thuốc đe dọa tới tính mạng.
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gặp:
Vàng da ứ mật, viêm gan, giảm bạch cầu thoáng qua, viêm kết mạc, tiêu chảy, buồn và nôn ói, hoại tử da, nổi mề đay…
3. Thuốc giảm đau , chống viêm chữa viêm xoang
Khi bị viêm xoang, niêm mạc xoang sẽ bị viêm nhiễm, sưng phù, dịch mủ tắc nghẽn trong các hốc khó lưu thông nên người bệnh thường có cảm giác đau nhức tại vùng xoang mắc bệnh. Những cơn đau có thể lan ra toàn bộ vùng mặt, hàm hay lan lên đỉnh đầu khiến người bệnh sốt cao. Do đó, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm cho người bệnh.
Một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm thường dùng là: Panadol, Efferalgan, Acetaminophen, Aspirin, ibuprofen, Paracetamol.
Lưu ý khi dùng t huốc giảm đau, chống viêm:
Với trường hợp bệnh nhân nhạy cảm với Aspirin, ibuprofen việc sử dụng thuốc cần được bác sĩ tư vấn.
Video đang HOT
Một số tác dụng phụ có thể gặp:
Nếu sử dụng thuốc giảm đau dài hạn, người dùng thuốc có thể gặp các tác dụng phụ: Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa, nghiện thuốc, huyết áp cao, tổn thương gan, tổn thương thận…
4. Thuốc co mạch (dạng uống/dạng xịt)
Thuốc co mạch còn có tên gọi khác là thuốc chống xung huyết. Nhóm thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm xoang, có công dụng chống phù nề, tiêu sưng, kháng viêm khiến dịch lưu thông dễ hơn trong các hốc xoang, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn, nghẹt mũi, khó thở cho người bệnh.
Các loại thuốc co mạch thường được chỉ định dùng: Chlorzoxazone, Naphazoline, Pseudoephedrine, Phenylephrine…
Thuốc có thể được dùng ở dạng xịt hoặc uống tùy theo mức độ triệu chứng và khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân.
Có thể dùng thuốc xịt chữa viêm xoang tùy theo mức độ và triệu chứng của bệnh nhân.
Lưu ý khi sử dụng thuốc co mạch:
Nhóm thuốc co mạch có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Không được lạm dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn.
Thuốc không được dùng cho những đối tượng sau:
Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
Trẻ em dưới 6 tuổi.
Người bị đau thắt ngực, bệnh mạch vành, cao huyết áp.
Người bị bệnh cường giáp.
Tiểu đường.
Một số tác dụng phụ thường gặp:
Nhức đầu, nhìn mờ, run giật, căng thẳng thần kinh, khô miệng, mất ngủ, tăng nhịp tim và tăng huyết áp.
5. Thuốc chứa Corticoid điều trị tại chỗ (dạng xịt mũi)
Thuốc chứa Corticoid dạng xịt thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm xoang cấp và viêm xoang mãn tính. Thuốc có khả năng ức chế hệ miễn dịch, giảm hiện tượng phù nề ở niêm mạc mũi, giảm thiểu các biểu hiện mà viêm xoang gây ra.
Các loại thuốc xịt mũi chứa Corticoid phổ biến hiện nay gồm: Vancenase, Triamcinolone, Fluticason, Beclomethason, Flunisolide…
Việc sử dụng thuốc Corticoid tại chỗ là giảm phù nề niêm mạc và đảm bảo cho quá trình lưu thông, dẫn lưu giữa các mô xoang. Thuốc mang lại hiệu quả cao và rõ rệt nhưng chỉ được dùng trong thời gian ngắn để giảm rủi ro và tác dụng phụ.
Lưu ý khi dùng t huốc chứa Corticoid điều trị tại chỗ :
Thuốc xịt có tác dụng giảm triệu chứng nhanh, tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng thuốc chứa Corticoid quá mức có thể làm chậm quá trình phục hồi niêm mạc bị tổn thương.
Dùng quá liều có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, khô mũi, gây chảy máu cam, viêm hoặc loét vách ngăn mũi, dẫn tới hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn, virus và nấm… Tình trạng này khiến cho quá trình điều trị bị kéo dài, bệnh tiến triển nặng và có nguy cơ phát sinh biến chứng cao.
Một số tác dụng phụ gặp phải khi dùng Corticoid dạng xịt:
Kích ứng niêm mạc mũi.
Khô mũi.
Viêm hoặc loét vách mũi.
Chảy máu cam.
Bội nhiễm vi khuẩn, nấm, virus.
6. Thuốc ức chế leukotriene
Đây là một loại thuốc có tác dụng làm giảm sưng cho đường thở của người bệnh dễ dàng. Thuốc sẽ giúp giảm nhanh hiện tượng sưng, viêm tại các hốc xoang.
Trong trường hợp bị viêm xoang do dị ứng, ngoài histamin, cơ thể còn sản sinh ra chất trung gian leukotriene khiến niêm mạc xoang phù nề và viêm. Nếu tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng, có nguy cơ chuyển thành biến chứng và người bệnh đáp ứng kém với thuốc kháng histamine thì nhóm thuốc ức chế leukotriene sẽ được sử dụng.
Một số loại biệt dược thuộc nhóm thuốc ức chế leukotriene gồm: Montelukast, Zileuton…
Sử dụng thuốc Tây trị viêm xoang cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng thuốc ức chế leukotriene:
Thuốc tiềm ẩn một số tác dụng phụ khá nguy hiểm khi tác động lên hệ thần kinh trung ương khiến người bệnh có thể gặp phải hiện tượng ảo giác, mất ngủ, kích động và không kiểm soát được hành vi.
Một số tác dụng phụ có thể hay xảy ra trong khi sử dụng thuốc:
Tâm trạng chán nản, suy nghĩ hoặc hành vi bất thường;
Đau xoang nghiêm trọng hoặc tắc nghẽn;
Tê cảm giác tingly trong cánh tay hoặc chân;
Xấu đi hoặc không cải thiện các triệu chứng mắc bệnh;
Vấn đề về gan, đau dạ dày trên, ngứa, cảm giác mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt);
Mức độ cao của một số tế bào máu trắng – phát ban da, bầm tím, ngứa ran nghiêm trọng, đau, yếu cơ, ho mới hoặc xấu đi, sốt, khó thở.
7. Thuốc kháng nấm
Viêm xoang do nấm ít gặp hơn so với viêm xoang do virus và vi khuẩn. Các bào tử nấm như nấm A. fumigatus, nấm Mucorales trong không khí có thể xâm nhập vào mô xoang thông qua đường mũi, họng.
Viêm xoang do nấm được chia thành nhiều loại. Trong đó, thuốc kháng nấm được sử dụng trong trường hợp viêm xoang do nấm xâm lấn cấp tính.
Thuốc kháng nấm thường được sử dụng: Amphotericin B, Itraconazole, Voriconazole…
Thuốc kháng nấm có tác dụng chính là thay đổi tính thấm của màng tế bào và ức chế khả năng sinh sản của nấm men gây bệnh.
Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng nấm:
Tương tự như thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm có nguy cơ kháng thuốc cao. Do đó, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng nấm có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, rét run, rối loạn điện giải, đau đầu và đau cơ.
8. Các dạng thuốc trị viêm xoang khác
8.1. Thuốc trị viêm xoang Kobayashi Chikunain của Nhật Bản
Đây là một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị viêm xoang có xuất xứ từ Nhật Bản.
Thành phần chính của thuốc bao gồm: Biwayou, thạch cao, Sanshishi, Kamui, Chimo, Bakumondou, Astilbe, Byakogou,… Ngoài ra còn có các thành phần khác như: Silicon dioxide, Mg stearat, qua CMC na…
Thuốc trị viêm xoang Kobayashi được sản xuất với 3 dạng là lọ 56 viên, 112 viên và 224 viên.
8.2. Thuốc trị viêm xoang Hàn Quốc Nosepen
Loại thuốc này có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm xoang, viêm mũi từ đó giúp người bệnh thoải mái hơn, không bị các biểu hiện của bệnh hành hạ.
Thuốc trị viêm xoang Nosepen được bào chế dưới dạng viên, đóng trong từng gói nhỏ, một hộp có 90 gói. Người bệnh sử dụng hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Thuốc trị viêm xoang Nosepen có thể làm tăng aldosteron dạ dày hoặc hạ kali máu trong một số trường hợp nên người bệnh cần chú ý trong quá trình sử dụng.
8.3. Thuốc trị viêm xoang Kirkland aller-flo
Thuốc trị viêm xoang Kirkland aller-flo được sản xuất dưới dạng dung dịch xịt, đựng trong chai nhỏ rất tiện dụng.
Thành phần chính của thuốc: Fluticasone Propionate (glucocorticoid) 50mcg giúp thông thoáng đường thở, hỗ trợ điều trị các triệu chứng do viêm mũi xoang gây ra như: Nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi, khó thở…
Thực phẩm nên ăn và nên tránh giúp người bệnh cảm cúm nhanh hồi phục
Khi mắc cảm cúm, phần lớn người bệnh rất mệt mỏi và có cảm giác như kiệt sức. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng để phòng ngừa biến chứng và nhanh hồi phục sức khỏe.
Người bệnh cảm cúm thường mệt mỏi, chán ăn
Người mắc bệnh cảm cúm thường bị sốt cao, ngạt mũi, viêm long đường hô hấp trên (chảy nước mũi, nước mắt, ngạt mũi, hắt hơi, ho nhiều, đau họng, ho với cơn ngắn không có đờm...). Phần lớn người bệnh có biểu hiện nhức đầu, đau mình, mệt mỏi nhiều chán ăn, và có cảm giác như kiệt sức.
Sốt thông thường kéo dài 2 - 5 ngày rồi giảm. Người bệnh vã mồ hôi, tiểu nhiều, viêm họng giảm. Tuy nhiên các triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, ăn không ngon miệng có thể kéo dài hơn.
Sau mắc cúm, một số người có thể bị suy giảm sức đề kháng nên dễ bị các biến chứng do bội nhiễm thêm vi khuẩn như viêm phế quản phổi, viêm mũi xoang. Đặc biệt đối trẻ em, người già và phụ nữ mang thai, những người mắc bệnh mạn tính tim mạch, hen phế quản, giãn phế quản... dễ bị biến chứng nặng hơn.
Vì vậy, để chăm sóc điều trị tốt cảm cúm, người bệnh cần tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp ngăn ngừa biến chứng và nhanh hồi phục sức khỏe.
Người bệnh cảm cúm nên ăn cháo giúp dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.
Dinh dưỡng cho người mắc bệnh cảm cúm
1. Ăn món dễ tiêu, hợp khẩu vị
Do mệt mỏi nhiều khi bị cảm cúm nên người bệnh thường không muốn ăn. Kèm theo đau họng nên cũng khó nhai nuốt. Vì vậy, người chăm sóc cần chú ý chế biến các món ăn lỏng, dễ tiêu, hợp khẩu vị của người bệnh.
Thực phẩm nên tránh khi bị cúm
Một số món ăn người bệnh cảm cúm nên dùng là: cháo gà, súp gà, cháo thịt băm, cháo trứng, cháo hành, tía tô... Những món ăn này dễ nuốt, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, lại có tác dụng giải cảm, rất tốt khi bị cảm cúm.
2. Uống nhiều nước
Người bệnh cảm cúm nên uống nhiều nước để làm dịu họng, giảm ho và để phòng ngừa mất nước nếu có sốt cao. Nên uống nước lọc, nước canh, nước quả tươi, nước chanh ấm pha mật ong...
3. Bổ sung thực phẩm kháng viêm, tăng sức đề kháng
Các loại rau củ quả giàu vitamin C tốt cho người bệnh cảm cúm.
Khi mắc bệnh cúm, sức đề kháng thường bị suy giảm dễ dẫn đến biến chứng. Vì vậy chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần lưu ý bổ sung thực phẩm có tác dụng kháng viêm, tăng cường miễn dịch.
Rau củ quả là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong chế độ ăn của người bệnh cảm cúm nên tăng cường các loại rau củ, nhất các loại rau củ quả có màu đậm như các loại rau lá xanh: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh...; các loại trái cây giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C như: cam, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối... Nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm như: thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, tôm, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, đậu nành... Kẽm có tác dụng tác dụng chống khuẩn, kháng viêm, giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Một số gia vị như hành, tỏi, gừng, nghệ... có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt cho người mắc bệnh cảm cúm.
4. Thực phẩm nên tránh khi bị cảm cúm
Không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ dễ gây buồn nôn, khó tiêu. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường. Không uống rượu, bia và các chất kích thích như cafe, đồ uống có gas...
Người bệnh cảm cúm không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ.
Bên cạnh việc tăng cường dinh dưỡng, người bệnh cảm cúm cần được nghỉ ngơi yên tĩnh.
Giữ vệ sinh miệng, họng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.
Nếu có một trong các biểu hiện: sốt kéo dài, ho nhiều, ho có đờm, đau đầu nhiều, đau tai, tức ngực, nôn... cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng có thể xảy ra.
Ung thư vòm họng: Dấu hiệu nhận biết và cách tầm soát Tại Việt Nam, phần lớn các trường hợp ung thư vòm mũi họng được chẩn đoán ở giai đoạn muộn sau khi có triệu chứng đầu tiên từ 6 tháng đến 1 năm. Ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam, bệnh thường gặp ở nam giới lứa tuổi 40 - 60. Nếu được...