Yên Bái: Chạy đua vừa học, vừa chống dịch
Những ngày này, thầy trò các trường ở vùng cao Yên Bái vừa lo phòng chống dịch Covid-19, vừa duy trì hoạt động dạy học hiệu quả. Trò chăm chỉ, thầy cô trách nhiệm là điều cảm nhận được ở đây.
Thầy cô giáo đến tận nhà giao bài tập cho học sinh
Kích hoạt học tập thời Covid-19
Thực hiện Công văn số 1212/UBND-VX ngày 03/5/2021 của UBND tỉnh Yên Bái, các địa phương trên toàn tỉnh, đặc biệt là trường học vùng dân tộc đã triển khai ngay việc hướng dẫn kiểm tra học kỳ II, đánh giá kết quả học sinh cuối năm học 2020 – 2021 và xây dựng kịch bản dạy học trong bối cảnh dịch Covid-19.
Giờ lên lớp của cô Nguyễn Thanh Thủy, lớp 3A Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Xà Hồ, huyện Trạm Tấu
Nhà giáo Vũ Quốc Long – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trấn Yên, cho biết: Chúng tôi đã kích hoạt tình huống dạy học thời Covid-19. Việc này đã có kinh nghiệm từ năm ngoái nên được triển khai nghiêm túc, bài bản.
Các trường thông báo cho cha mẹ học sinh quản lý và theo dõi tình hình sức khỏe của con em mình; thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh trường, lớp học, công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định.
Các trường rà soát kế hoạch giáo dục để ôn tập, kiểm tra học kì, tiếp tục thực hiện chương trình theo khung thời gian năm học. Trường nào có điều kiện tổ chức dạy trực tuyến thì triển khai dạy cho các em. Các trường vùng dân tộc, GV sẽ đến tận nhà giao và thu bài. Bên cạnh đó chúng tôi cũng kêu gọi phụ huynh học sinh, các anh chị lớp trên của các em ở nhà hỗ trợ thêm việc học cho các cháu.
Cô Lê Thị Hương Lan, GV Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca nhắc nhở HS về nhà giữ gìn vệ sinh và học bài tại thôn Khe Ron
Video đang HOT
Nhà giáo Liễu Anh Cường, Hiệu trưởng Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca cho biết: Trường tôi nằm trên địa bàn cách xa trung tâm xã 10 km, trung tâm huyện hơn 40 km. 100% đồng bào là người dân tộc Mông, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, mạng điện thoại di động chập chờn. Nhà trường có 370 học sinh nhưng chỉ có 2 gia đình có máy tính.
Trường đã thành lập các tổ, nhóm giáo viên, chia các thôn thành các cụm. Giáo viên phụ trách cụm dân cư kết hợp với đoàn thanh niên, hội phụ nữ, ban mặt trận và các trưởng thôn để giao bài trực tiếp cho các em.
Trạm Tấu là huyện vùng cao có đông người Mông sinh sống, địa hình phức tạp. Nhà giáo Phạm Mạnh Tưởng – Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Không ở trong diện tạm dừng đến trường, tuy nhiên các trường học đều kích hoạt các biện pháp phòng chống dịch như vệ sinh trường lớp, khử khuẩn và đeo khẩu trang.
Đến nay mọi hoạt động dạy học diễn ra bình thường. Thầy cô và học sinh cùng nỗ lực chạy đua với dịch để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Chạy đua với dịch, sớm kết thúc năm học
Triển khai biện pháp “tạm dừng đến trường, không dừng việc học” ở Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca, nhà giáo Liễu Anh Cường cho biết: Các tổ chuyên môn lên kế hoạch giao cho GV ra phiếu bài tập theo từng môn học. Tổ trưởng chuyên môn duyệt phiếu bài tập, gửi về trường và in thành từng bộ.
Trong ngày 4/5, cán bộ quản lý, GV, nhân viên nhà trường đã thực hiện giao bài cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9, tổ chức tuyên truyền các nội dung phòng chống dịch bệnh đến học sinh và phụ huynh ở các thôn trên địa bàn.
Chị Tráng Thị Sênh, thôn Hồng Lâu đang hướng dẫn con làm bài tập
Gia đình anh Vừ A Sáu có 2 con đang học tại trường TH&THCS số 2 Hồng Ca. Anh cho biết, những lúc vợ chồng đi nương, các con ở nhà tự chơi với nhau. Thầy cô giáo đã lên tận nhà tuyên truyền phòng chống dịch, giao bài tập để các cháu tự học nên vợ chồng anh rất yên tâm.
Hờ A Lềnh, học sinh lớp 9 trường TH&THCS số 2 Hồng Ca chia sẻ: Em đang nghỉ học để phòng chống dịch, được cô giáo đến tận nhà phát phiếu bài tập, chỗ nào không hiểu gọi điện cho thầy cô giáo bộ môn để hỏi.
Vượt đèo, vượt suối để đến nhà HS giao bài, cô giáo Phạm Thị Phương, cho biết: Chỉ còn 2 tuần nữa là kết thúc năm học. Chúng tôi rất lo khi học sinh nghỉ học bị quên kiến thức. Được nhà trường phân công giao bài cho các em đến cuối tuần thu bài và nhận xét, tôi cũng yên tâm và dặn các em làm bài.
Em lớp lớn giúp đỡ các em lớp bé, những bài không làm được nhờ bố mẹ gọi điển cho cô giáo để cô hướng dẫn. Chúng tôi phải cố gắng để các em ở nhà ôn luyện, không bị quên kiến thức để khi đi học trở lại, các em làm bài kiểm tra cuối học kỳ II đạt kết quả tốt.
Cô Hà Thị Minh Vần giao bài cho em Vừ Thị Ca thôn Khe Tiến, xã Hồng Ca
Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Xà Hồ, huyện Trạm Tấu có 895 học sinh, trong đó co 690 học sinh bán trú. Trong thời điểm dịch bệnh, nhà trường đã nghiêm túc thực hiện yêu cầu 5K, phối hợp với trạm Y tế xã phun khử khuẩn tại điểm chính và điểm lẻ. Thực hiện kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu sát khuẩn trước khi vào trường, đảm bảo vệ sinh ATTP tại bếp ăn tập thể và các hoạt động diễn ra bình thường và an toàn.
Nhà giáo Nguyễn Thị Bắc, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn ra phiếu bài tập ôn tập cuối học kỳ II và quan tâm đến kiến thức ôn thi vào lớp 10 đối với học sinh lớp 9 với phương châm không bỏ sót học sinh nào. Đây cũng là khoảng thời gian rất cần thiết để các thầy, cô hướng dẫn, giao bài ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh, từ đó giúp các em tiếp thu tốt kiến thức mới khi tiếp tục đến trường.
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc tổ chức, hướng dẫn học sinh, kể cả học trên lớp hay tự ôn tập khi nghỉ học ở nhà, tuy nhiên với sự nỗ lực cao của đội ngũ giáo viên, sự vào cuộc trách nhiệm của chính quyền, tổ chức đoàn thể, các trường học vùng cao Yên Bái sẽ thực hiện tốt việc phòng chống dịch Covid-19 và tổ chức ôn tập cho học sinh, sớm kết thúc năm học theo lịch.
Thay SGK lớp 1: Nỗ lực đổi thay của trường học vùng cao
Yên Bái là tỉnh miền núi, địa lý khí hậu khắc nghiệt là những rào cản phát triển giáo dục. Đặc biệt, thay SGK lớp 1 ở vùng dân tộc khó khăn gấp nhiều lần dưới xuôi, nhưng các thẩy cô đã nỗ lực tạo sự đổi thay.
Học sinh khối 1 Trường PTDTBT TH&THCS Khao Mang, hào hứng với SGK mới.
Cùng nhau vượt khó
Đầu năm học 2020 những giờ học lớp 1 với SGK mới HS còn bỡ ngỡ thì đến nay đã trôi chảy, học sinh đã hứng thú với môn học. Nhìn những nụ cười tươi, những ánh mắt rạng ngời bên trang sách, các thầy cô đều cảm nhận được niềm vui đó.
Những ngày đầu làm quen với sách của các HS dân tộc H'Mông
Hồng Ca là một xã vùng cao của huyện Trấn Yên (Yên Bái). Cô Trần Thị Hoa, giáo viên Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca cho biết: Trường đa số học sinh người dân tộc H'Mông, các em học hết mầm non nhưng nhiều em chưa biết hết chữ cái nên để theo kịp chương trình rất khó khăn. Như môn Tiếng Việt, có thời lượng học trong 2 tiết mà phải thực hiện đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là quá ít. GV chúng tôi đã phải xoay ra mà làm, đến từng bàn, ghé vào từng học sinh để chỉ bài.
Cảm nhận chung của GV là lượng kiến thức đối với học sinh DTTS vùng cao khá nặng so với mặt bằng chung, vì nhận thức của các em không đồng đều. Tuy nhiên các thầy cô nơi đây đã nỗ lực vượt khó. Cô giáo Hoàng Thị Hoa Lan - giáo viên chủ nhiệm lớp 1 A1, Trường PTDTBT TH&THCS Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, chia sẻ: "Thầy cô vất vả hơn nhưng lại mang hiệu quả rất lớn, HS được trải nghiệm nhiều hơn, các em được phát huy năng lực cá nhân và đây là điều tôi cho rằng hết sức tích cực".
Ghé đến nhà từng học sinh để dạy viết chữ
Nhà giáo Vũ Quốc Long - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trấn Yên, tâm sự: "Có thể nói các thấy cô giáo thực hiện chương trình thay sách lớp 1 đang làm việc gấp hai ba lần. Tuy nhiên cảm nhận chung là các thầy cô giáo hết sức trách nhiệm, hơn ai hết họ hiểu mình là người đầu tiên tiếp cận với sách và truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa đến với học sinh sao cho hiệu quả nhất. Khó khăn nhiều, GV của tôi thay bằng kêu ca thì họ cùng bàn cách tháo gỡ".
Nỗ lực đổi thay
Nỗ lực đầu tiên của huyện vùng cao Mù Cang Chải là lo đủ sách giáo khoa lớp 1 cho học sinh. Ông Hoàng Văn Đồng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải cho biết: Phòng giáo dục đã phải đứng ra bảo lãnh để các trường mua sách giáo khoa cho học sinh bảo đảm các em có đủ sách giáo khoa khi bước vào năm học mới.
Năm học 2020 - 2021, Trường PTDTBT TH&THCS Khao Mang có 852 học sinh, trong đó có 167 học sinh lớp 1. Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, song nhà trường đã nỗ lực khắc phục, bố trí 5 phòng học kiên cố cho 5 lớp 1 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cô giáo Phạm Thị Minh Hằng - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để thực hiện dạy 2 buổi/ngày theo chương trình mới cho lớp 1, Trường đã phải bố trí thêm 3 phòng học, trong đó 1 phòng học nhờ tại nhà cộng đồng của xã, còn lại là tận dụng 1 phòng hội đồng và 1 phòng ở bán trú. Cô trò cố gắng, các bác ở xã tạo điều kiện nên đến nay mọi việc đều tốt đẹp.
Các em đã có niềm vui với những trang sách mới
Không khó khăn về cơ sở vật chất như Trường PTDTBT TH&THCS Khao Mang, Trường TH&THCS thị trấn Mù Cang Chải lại chung cái khó về giải thích cho phụ huynh hiểu sự cần thiết phải thay sách. Cô giáo Hoàng Thị Thương - giáo viên lớp 1, Trường TH&THCS thị trấn chia sẻ: Ban đầu, phụ huynh cũng có những băn khoăn, song được tuyên truyền vận động, đến nay hầu hết phụ huynh đều tin tưởng vào sự thay đổi này. Thực hiện chương trình GDPT mới, dù có nhiều bỡ ngỡ ban đầu, song cán bộ giáo viên trong nhà trường đều chủ động để thực hiện tốt. Chương trình mới có vất vả hơn, song các thầy, cô và học sinh đều thấy rất hứng thú.
Có thể nói, năm học 2020 - 2021, triển khai chương trình GDPT mới ở tỉnh Yên Bái, cho dù có những khó khăn đặc trưng của địa phương, song các cấp ủy, chính quyền địa phương đã dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ ngành GD. Đặc biệt nhờ sự nỗ lực của các thầy cô giáo đến thời điểm này đã kết thúc học kỳ I, những khó khăn đã từng bước được khắc phục. Bước đầu việc dạy - học đã cho thấy đem lại hiệu quả, tạo nên sự thay đổi lớn cho giáo dục vùng cao Yên Bái.
Giáo viên vùng cao Yên Bái: Sách Ngữ Văn lớp 6 có nhiều điểm hay Phân tích sách kỹ để đưa ra cách thức dạy học hiệu quả là điều mà các nhà trường ở vùng cao Yên Bái thực hiện đối với các môn thay sách trong năm học tới. Giờ lên lớp của thầy trò Trường TH&THCS bán trú Lao Chải, huyện Mù Cang Chải. UBND tỉnh Yên Bái chính thức quyết định bộ sách lớp...