Y học cổ truyền điều trị mụn trứng cá
Y học cổ truyền cho rằng mụn trứng cá phần lớn do phong nhiệt nung nấu, kết tụ ở phế kinh, phát ra ở mặt mũi.
Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Trong môi trường nóng ẩm các tuyến ở da tăng cường bài tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn dễ làm tắc lỗ chân lông khiến lượng chất bã nhờn không thoát ra ngoài mà tích tụ tạo thành nhân mụn.
Nhiều chị em có thói quen thoa kem chống nắng hoặc một số mỹ phẩm không cẩn thận có thể làm tắc lỗ chân lông làm mụn trứng cá nặng lên.
Y học cổ truyền cho rằng mụn trứng cá phần lớn do phong nhiệt nung nấu, kết tụ ở phế kinh, phát ra ở mặt mũi; Hoặc do ăn quá nhiều chất cay nóng, dầu mỡ sinh ra thấp nhiệt, tràng vị không giáng được mà lại nghịch lên; Hoặc do Tỳ vận hóa kém, thấp ngưng kết lâu ngày hóa đàm hóa nhiệt ngưng trệ ở bì phu. Đặc biệt ở tuổi dậy thì nhiệt thịnh, hợp với đàm, nhiệt độc uất kết ở bì phu gây nên bệnh.
Kim ngân hoa.
Y học cổ truyền chia mụn trứng cá theo các thể:
Thể phế kinh phong nhiệt
Biểu hiện của bệnh thường là mụn trứng cá nóng, đỏ, hoặc sưng đau, có mụn mủ, hơi ngứa, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch tế sác hoặc phù sác.
Điều trị theo phương pháp sơ phong tuyên phế, thanh nhiệt giải độc.
Bài thuốc tỳ bà thanh phế ẩm, thành phần gồm tỳ bà diệp 12g, đảng sâm 12g, hoàng liên 6g, tang bạch bì 12g, hoàng bá 6g, cam thảo 06g.
Video đang HOT
Thể trường vị thấp nhiệt
Bệnh thường có biểu hiện: da trơn nhầy, nổi sẩn có mụn mủ kèm táo bón, tiểu vàng đậm, chán ăn, bụng đầy, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.
Phương pháp điều trị: thanh trường hóa thấp, thông phủ tiết nhiệt.
Bài thuốc nhân trần cao thang gia giảm. Thành phần gồm xa tiền 12g, xích thược 10g, chi tử 10g, hoàng cầm 10g, hoàng bá 10g, đại hoàng 4g, cam thảo 6g.
Thể tỳ hư không kiện vận
Bệnh có biểu hiện: kéo dài, sắc da xám, kém tươi nhuận, bệnh tái phát nhiều lần, có cục hoặc bọc mủ, mệt mỏi, chán ăn, đại tiện lỏng, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch nhu hoạt.
Điều trị theo phương pháp kiện tỳ hóa thấp. Bài thuốc sâm linh bạch truật tán. Thành phần gồm có đảng sâm 12g, hoài sơn 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, liên nhục 10g, ý dĩ 12g, sa nhân 8g, bạch biển đậu 8g, cát cánh 8g.
Thể can uất huyết ứ
Thường có biểu hiện: người hay bực tức dễ nổi nóng, có nhiều loại mụn kết lại thành đám hoặc những vết sẹo hay vết thâm sau khi hết mụn, lưỡi thâm, rêu mỏng, mạch hoạt sác hoặc huyền sác.
Phương pháp điều trị hoạt huyết hóa ứ, sơ can giải uất. Thường dùng bài thuốc tứ vật đào hồng gia giảm. Thành phần gồm có thục địa 12g, xích thược 12g, đương quy 12g, xuyên khung 10g, đào nhân 10g, hồng hoa 8g, đan bì 12g, uất kim 10g, chi tử 10g, sài hồ 12g.
Ngoài thuốc uống có thể kết hợp các phương pháp dùng ngoài đơn giản như:
- Kim ngân, liên kiều, bồ công anh mỗi vị 30g sắc lấy nước dùng xoa rửa tại chỗ ngày 3-4 lần.
- Đại hoàng, hoàng bá, hoàng cầm mỗi thứ 50g (tán bột), lưu huỳnh 15g (hòa tan bằng cồn 75 độ) hòa vào 500 ml nước sôi để nguội dùng xoa tại chỗ ngày 3-4 lần.
- Đại hoàng, lưu huỳnh hai thứ bằng nhau. Hai thứ thuốc này tán mịn, sau đó hòa với nước dùng xoa tại chỗ ngày 2 lần.
- Lấy 100g lá chè xanh tươi, rửa sạch rồi để ráo, giã nát lấy nước cốt bôi lên vùng da nhiều mụn.
- Rửa mặt hàng ngày bằng nước chè xanh.
Theo Eva
Công dụng tuyệt vời từ quả vải
Cơm vải chứa nhiều vitamin C và protid, giúp tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
Vải - Litchi chinensis Sonn., thuộc họ bồ hòn Sapindaceae - có vị ngọt chua, tính ấm. Y học cổ truyền cho rằng vải công hiệu bổ tì ích can (bồi bổ hệ tiêu hóa - gan), sinh tân chỉ khát (tạo thể dịch, giải khát), ích tâm dưỡng huyết (bổ tim, nuôi dưỡng máu), lý khí chỉ thống (tăng năng động, giảm đau), giáng nghịch chỉ ách (làm giảm ách tắc). Vải được dùng phòng trị các chứng như rối loạn tiêu hóa lâu ngày gây tiêu chảy, phiền khát, nôn ọe, dạ dày lạnh đau, lao hạch, đinh nhọt, đau răng, thiếu máu do băng huyết, chấn thương chảy máu...
Tác dụng thực dưỡng
- Bổ sung năng lượng, ích trí bổ não: Trong cơm vải chứa 66% đường glucose; 5% đường saccharose, chứa tổng đường trên 70%, đứng hàng đầu trong các cây ăn trái, có tác dụng bổ sung năng lượng, gia tăng dinh dưỡng. Nghiên cứu chứng minh vải có tác dụng bổ dưỡng đối với các tổ chức đại não, cải thiện rõ các chứng mất ngủ, hay quên, tinh thần ủ rũ...
- Tăng cường chức năng miễn dịch: Cơm vải chứa nhiều vitamin C và protid, giúp tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Từ xưa đến nay được xem là món ăn tẩm bổ.
Món ăn từ trái vải còn giúp trí óc minh mẫn, làn da sáng đẹp. Ảnh: Tấn Thạnh
- Giải độc tiêu thũng, chỉ huyết chỉ thống (cầm máu giảm đau): Vải được nhiều người biết đến ngoài tác dụng bồi bổ ra còn có thể dùng cho các bệnh ngoại khoa như khối u, lao hạch, đinh nhọt, chấn thương chảy máu...
- Chỉ ách nghịch, chỉ phúc tả (giảm trào ngược, cầm tiêu chảy): Vải có tính ấm bồi bổ hệ tiêu hóa, còn có thể giảm trào ngược, là món ăn thực dưỡng tốt cho người bệnh bị nôn ọe mang tính trào ngược kéo dài và tiêu chảy giấc sáng.
Nhiều món bồi bổ
- Chè vải - táo đen: Vải tươi 100 g, táo đen 10 quả, đường trắng một ít. Vải bỏ hạt, cắt nhỏ, táo đen rửa sạch, trước tiên cho táo vào nồi, sau đó cho vải và đường trắng vào; chờ đường tan, múc vào chén. Món chè công hiệu dưỡng huyết (bổ máu), giữ nhan sắc, kiện tì dưỡng tâm (bồi bổ tiêu hóa và nuôi dưỡng tim), an thần ích trí (ngủ ngon, trí nhớ tốt). Thích hợp dùng cho người bệnh suy nhược cơ thể, sắc mặt vàng bủn, mất ngủ hay quên. Cũng có thể thường dùng cho phụ nữ sản hậu thiếu máu và người bị thiếu máu nói chung.
- Cháo vải - hạt sen: Vải khô 7 quả, hạt sen (bỏ tim) 5 quả, gạo 60 g. Trước tiên, vải khô lột bỏ vỏ ngoài, cho thêm hạt sen rửa sạch cùng với gạo vào nồi nấu thành cháo. Món cháo có công dụng bồi bổ tiêu hóa, cầm tiêu chảy. Thường dùng có hiệu quả đối với người bị tiêu chảy do suy chức năng tiêu hóa lâu ngày và người cao tuổi thận suy, tiêu chảy giấc sáng.
- Canh vải - phổ tai: Vải khô 7 quả, phổ tai (hải đới) 30 g, rượu gạo một ít. Vải khô lột bỏ vỏ ngoài, phổ tai sau khi ngâm nở rửa sạch, cắt lát. Cho nước vào nồi, thêm vải khô và phổ tai lát, sau khi nấu sôi chuyển qua lửa nhỏ hầm phổ tai đến mềm, thêm vào một ít rượu gạo, nấu sôi thì dùng. Món canh có công dụng nhuyễn kiên tán kết (làm mềm, hóa giải sự kết tụ). Đối với các chứng bệnh như loa lịch (lao hạch), sán khí (sa đì) thường dùng món canh này sẽ đạt kết quả.
- Xirô vải: Vải 1 kg, mật ong với lượng vừa. Cơm vải tươi ép ra dạng tương, cho vào nồi, thêm mật ong trộn đều, sau khi nấu chín cho vào trong lọ, đậy kín để hơn 1 tháng (dưới dạng tương kết thành cao thơm) rồi cho vào tủ lạnh để bảo quản. Món xirô này công hiệu ích khí dưỡng âm (bồi bổ âm dương), thông thần kiện não (tạo sảng khoái). Thích hợp dùng trong các chứng bệnh như thiếu máu, hồi hộp, mất ngủ, miệng khát, khí suyễn (khó thở), ho, chán ăn, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, táo bón. Dùng cho người bình thường còn giúp trí óc minh mẫn, làn da sáng đẹp, trường thọ.
Lưu ý: Vải mang tính ấm, không nên liên tục ăn nhiều. Các vật liệu nêu trong bài có bán tại các cửa hàng dược liệu ở quận 5, TP HCM.
Theo TTVN
Nấm mối đầu mùa Chỉ đôi ba đêm kể từ khi trời bắt đầu rớt hột mưa, những mảnh vườn ẩm ướt mới sớm tinh sương đã in đầy dấu chân của người đi tìm nấm mối. Nấm mối có chóp nhọn màu nâu đen đặc trưng, dễ phân biệt với các loại nấm khác - Ảnh: Vĩnh Khánh Đó là chuyện của ngày xưa. Cái hồi...