Xuyên đêm phẫu thuật cứu sống bệnh nhân bị khối u rất to trong tim
Bệnh nhân L.V.C, sinh năm 1957, sống ở quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ được chuyển từ bệnh viện địa phương đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu vào tối 15.10 trong trong tình trạng mệt, khó thở với chẩn đoán u nhầy nhĩ trái.
Chiều 16.10, thông tin từ BS.CK2 Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn – Giám đốc Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tim bệnh viện vừa phẫu thuật xuyên đêm cấp cứu thành công trường hợp khối u rất to trong tim có biến chứng với nguy cơ đột tử rất cao.
Hình ảnh khối u nhầy qua siêu âm tim. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Kết quả siêu âm Doppler màu tim: khối u nhầy nhĩ trái bám vào vách liên nhĩ, mật độ không đều nghi ngờ có hoại tử trong u, giới hạn rõ, dính vào vách liên nhĩ phần đáy, rất di động, cản trở dòng máu qua van 2 lá, kích thước khối u # 60×40mm – gần như lấp đầy nhĩ trái, hở van ba lá 3.5/4, áp lực động mạch phổi tăng nặng 80mmHg. Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Bệnh nhân cùng lúc phải thực hiện nhiều xét nghiệm cấp cứu trước phẫu thuật như huyết học, sinh hóa, miễn dịch, siêu âm mạch máu, siêu âm bụng, CT có cản quang ngực, bụng, chụp mạch vành…, dự trù máu và chế phẩm máu và đặc biệt là huy động cùng lúc nhiều ê kíp: Phẫu thuật viên, gây mê, hồi sức tim, tuần hoàn ngoài cơ thể, bác sĩ nội khoa….
Video đang HOT
Ảnh khối u nhầy được phẫu thuật cắt ra. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Trong đêm bệnh nhân đột ngột lên cơn khó thở cấp, lâm sàng suy tim cấp với biểu hiện phù phổi cấp ho khạc bọt hồng, suy hô hấp, tím tái. Bệnh nhân vừa được xử trí cấp cứu vừa đưa vào phòng phẫu thuật tim khẩn cấp. Tình trạng lúc vào phòng phẫu thuật nguy kịch suy hô hấp nặng, huyết áp thấp phải dùng vận mạch.
Các bác sĩ đã triển khai phẫu thuật tim cho bệnh nhân với thời gian ngắn nhất. Sau khi mở tim, ê kíp thấy khối u nhầy nhĩ trái lớn 60×40mm, khối u dạng nhiều thùy rất dễ vỡ, cuống nhỏ bám vào vách liên nhĩ phía gần van hai lá, rất di động và khối u nhầy chèn lấp hoàn toàn vào lỗ van hai lá. Sau 2 giờ 30 phút phẫu thuật căng thẳng, các bác sĩ đã bóc tách trọn vẹn khối u nhầy kèm cuống và xử trí các tổn thương phối hợp.
Bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị tích cực trong khu hồi sức phẫu thuật tim. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Tình trạng hiện tại: Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, bệnh nhân đang được theo dõi ,điều trị tích cực trong khu hồi sức phẫu thuật tim.
Theo Bs.CK2 Lâm Việt Triều, u nhầy (Myxoma) là u nguyên phát thường gặp nhất ở tim. U nhầy thường là loại u lành tính nhưng hậu quả gây ra về mặt huyết động học thường rất nặng, cần phải điều trị ngay, nếu chậm trễ có thể gây tử vong. Bản chất của u nhầy là loại u nhiều thùy, nhiều múi, với tổ chức mủn nát, rất dễ vỡ nguyên nhân gây tắc mạch ngoại vi. Tỷ lệ mắc bệnh trong quần thể dân nói chung rất ít từ 0,3 – 0,5/1000 dân và gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 30 – 50, hiếm gặp ở trẻ em và người già.
Người phụ nữ suýt mất mạng sau khi đắp gừng vào vết thương
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mặt sưng nề, 2 mắt không mở được, đùi phải bị bỏng, chảy dịch và đau nhiều.
Sáng 16/10, các bác sĩ Trung tâm Y tế Tiên Yên (Quảng Ninh) cho biết đã điều trị tích cực, cứu bệnh nhân L.S.M. (68 tuổi, trú tại Phong Dụ, Tiên Yên, Quảng Ninh) bị nhiễm trùng nặng do tự ý đắp gừng lên vết thương.
Trước đó, người phụ nữ này bị ngã, thấy chân đau nên dùng gừng đắp vào vùng mặt và đùi. Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ khám, làm xét nghiệm cơ bản, kèm theo cấy máu và mủ cho bệnh nhân. Kết quả cho thấy vùng mặt bệnh nhân sưng nề, 2 mắt không mở được.
Vùng đùi phải của người phụ nữ này bị bỏng, chảy dịch, đau nhiều. Vùng tổn thương lan rộng khoảng 20x30 cm, có nhiều bọng nước, loét sâu, đi lại rất khó khăn.
Vùng đùi phải của bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng. Ảnh: BVCC.
Các bác sĩ chẩn đoán bà M. bị nhiễm trùng đùi phải rất nặng. Nếu không xử trí kịp thời, vết thương hoại tử sâu, ảnh hưởng đến chân và đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
Người phụ nữ này được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực - Chống độc và điều trị với kháng sinh mạnh, bù dịch, thay băng.
Trong những ngày đầu, tình trạng bệnh của bà M. không khả quan, nguy cơ tử vong do nhiễm khuẩn nặng hơn. Bệnh nhân bị dị ứng với một số loại kháng sinh.
May mắn, các bác sĩ đã tìm ra loại kháng sinh và hướng điều trị phù hợp nhất. Trong ngày đầu chuyển hướng điều trị, kết hợp giảm đau, vết thương tiến triển tốt hơn.
Sau 14 ngày "chiến đấu", đến nay, vết thương của bệnh nhân ổn định, mặt đỡ sưng và 2 mắt mở được.
Bác sĩ Nguyễn Thị Việt, khoa Hồi sức tích cực, cho biết: "Đây là kỳ tích cho các bác sĩ, bởi bước đầu điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Cơ địa bệnh nhân dị ứng với kháng sinh, vết loét lan rộng, 2 mắt không nhìn thấy gì, bệnh nền u xơ phổi phải".
Bác sĩ Việt khuyến cáo người dân không nên coi thường vết thương nhỏ, đặc biệt chấn thương hở. Người dân không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc này có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn, gây bội nhiễm, hoại tử, nhiễm trùng huyết, nguy hiểm đến tính mạng.
Phẫu thuật thành công cho hai bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh hiếm gặp Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ bệnh viện vừa phẫu thuật thành công cho hai trường hợp bị khuyết hậu môn bẩm sinh và thận đôi bẩm sinh, niệu quản lạc chỗ tiểu không kiểm soát. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân D.T.A...