Bẩm sinh bị thận đôi, niệu quản lạc chỗ nên suốt 43 năm qua, nữ bệnh nhân phải chịu đựng việc tiểu không kiểm soát gây mặc cảm tâm lí và chất lượng cuộc sống.
Ngày 7/10, Bác sĩ CK2 Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại Thận – Tiết niệu bệnh viện vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân L.N.K. (43 tuổi, ngụ huyện Bình Tân , tỉnh Vĩnh Long) bị bẩm sinh thận đôi, niệu quản lạc chỗ gây tiểu không kiểm soát suốt 43 năm.
Theo các bác sĩ, niệu quản lạc chỗ là một bệnh bẩm sinh ít gặp, thường bị phát hiện muộn, khiến người bệnh phải chịu đựng bệnh một thời gian dài gây mặc cảm, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và tâm lí người bệnh.
Mang căn bệnh này trong người hơn 40 năm qua, chị K. cho biết, từ lúc còn nhỏ chị đã bị rỉ nước tiểu liên tục, phải đóng bỉm và đi chữa khắp nơi nhưng không hiệu quả.
Cách đây 10 năm, chị đã đi phẫu thuật tại một bệnh viện khác để chữa chứng tiểu không kiểm soát , nhưng không cải thiện.
Không chấp nhận sống mãi với căn bệnh lạ này nên chị K. quyết định đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ để nhập viện để điều trị.
Tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành chụp cắt lớp vi tính, kết quả cho thấy, chị K. có thận đôi 2 bên, một niệu quản trái phía trên giãn đến bàng quang nhưng không rõ vị trí cắm vào đâu, thận trái ứ nước, niệu quản giãn đường kính 13mm (bình thường chỉ 5mm), nghi ngờ cắm lạc chỗ.
Nội soi bàng quang và niệu quản thì không thấy vị trí đổ của niệu quản lạc chỗ nên đặt thông JJ niệu quản bình thường bên trái để đánh dấu, thuận lợi cho phẫu thuật tạo hình sau này.
Với chẩn đoán thận ứ nước và tiểu không kiểm soát do niệu quản trái đôi lạc chỗ. Ê-kíp phẫu thuật đã thực hiện cắt nối niệu quản, cắm lại niệu quản lạc chỗ vào bàng quang để giải quyết vấn đề tắc nghẽn và rỉ nước tiểu liên tục của bệnh nhân.
Chị K. đang hồi phục tốt sau ca phẫu thuật.
Sau 90 phút tiến hành, ca phẫu thuật đã chấm dứt tình trạng tiểu không kiểm soát suốt 43 năm qua của chị K.
Hiện tại, bệnh nhân hồi phục sức khỏe rất tốt, dự kiến xuất viện trong 1-2 ngày tới.
Theo Bác sĩ CK2 Nguyễn Phước Lộc – Trưởng khoa Ngoại Thận – Tiết niệu, niệu quản lạc chỗ là tình trạng lỗ niệu quản đổ ra ngoài vùng tam giác bàng quang. Bình thường, hai niệu quản sẽ dẫn nước tiểu đã được lọc liên tục từ hai thận xuống, rồi đổ vào lòng của bàng quang. Khi đạt đến một số lượng nào đó thì sẽ được tống xuất ra khỏi bàng quang theo đường niệu đạo dưới sự điều khiển của ý muốn. Tuy nhiên, khi niệu quản cắm vào một vị trí lạc chỗ bất thường khác thì lúc đó nước tiểu đào thải từ trên thận xuống sẽ đổ liên tục ra ngoài, qua lỗ niệu quản lạc chỗ và gây ra hiện tượng rò rỉ nước tiểu .
Niệu quản lạc chỗ là bệnh bẩm sinh khá hiếm gặp, trung bình cứ 2000 trẻ sẽ có 1 trẻ mắc bệnh. Tỉ lệ trẻ nữ mắc bệnh nhiều hơn trẻ nam và chủ yếu là xuất phát từ cực trên thận đôi có 2 niệu quản và một niệu quản cắm vị trí bất thường. Người bệnh niệu quản lạc chỗ sẽ có các triệu chứng tiểu rỉ, tiểu thành bãi, nhiễm trùng cơ quan sinh dục do nước tiểu rỉ ra liên tục, nhiễm trùng niệu kéo dài, nhiễm trùng ngược dòng, ứ mủ thận và hỏng thận phụ. Thậm chí, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới chức năng thận nghiêm trọng.
Người phụ nữ có huyết tương đục như sữa
Nữ bệnh nhân có nồng độ triglyceride máu tăng gấp 67 lần bình thường khiến huyết tương đục như sữa.
Sáng 17/9, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết các bác sĩ của đơn vị đã điều trị cho bà Trần Thị Loan (43 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang), bị viêm tụy cấp do tăng triglyceride.
Bà Loan nhập viện tối 10/9 trong tình trạng đau bụng nhiều vùng thượng vị kèm nôn ói. Sau khi thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu. Đặc biệt, huyết tương của bệnh nhân trắng đục như sữa và nồng độ triglyceride máu lên đến 134 mmol/l (tăng gấp 67 lần giá trị bình thường).
Huyết tương của nữ bệnh nhân trắng đục như sữa. Ảnh: T.P.
Bệnh nhân rơi vào tình trạng thở gấp, nhịp tim nhanh, đau bụng, nôn ói, bụng chướng căng nên được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Sau khi được thay 16 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh, nồng độ triglyceride máu của bệnh nhân giảm về mục tiêu điều trị và cải thiện dần. Đến trưa nay, bệnh nhân không sốt, tỉnh táo, hết đau bụng, sinh hiệu ổn định.
Bác sĩ Bồ Kim Phương, Trưởng khoa Nội tiêu hóa - Huyết học lâm sàng, cho biết viêm tụy cấp thường xảy ra đột ngột với những triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp từ viêm tụy nhẹ đến nặng (thể hoại tử) với biến chứng suy đa tạng nặng, tỷ lệ tử vong cao.
Nguyên nhân phổ biến gây ra viêm tụy cấp là do sỏi mật và nghiện rượu (chiếm khoảng 80%). Vì vậy, tăng triglyceride chỉ được chú ý đến khi không tìm được các nguyên nhân khác hoặc tình cờ phát hiện khi thấy mẫu máu đục như sữa.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Cần Thơ sốc phản vệ suýt chết vì tự ý dùng thuốc đau lưng của mẹ Sau khi tự ý sử dụng thuốc, nạn nhân bị sưng nề mặt, đỏ ngứa toàn thân, thở nhanh co kéo phải nhập viện vì sốc phản vệ. Ngày 7/9, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BV ĐKTW CT) cho biết, các bác sĩ tại đây vừa cứu sống một bệnh nhân bị...
Tin mới nhất
Người bệnh ung thư cổ tử cung có cần kiêng yêu?
09:00:48 26/01/2021
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm.
Nữ bác sĩ 100 tuổi có khuôn mặt hồng hào, mái tóc dày: Bí quyết sức khỏe của bà là không bao giờ ăn 2 thứ
08:58:53 26/01/2021
Mặc dù đã 100 tuổi nhưng Giáo sư Chu vẫn đi làm vào cuối tuần, nước da hồng hào, mái tóc dày, tinh thần minh mẫn. Bí quyết sống thọ, trẻ lâu của bà là không bao giờ ăn 2 thứ này.
Kiêng mỡ hoàn toàn liệu có đúng?
08:54:17 26/01/2021
Có thể kể ra rất nhiều món ăn được chế biến với tóp mỡ thời bao cấp như: dưa chua nấu cùng tóp mỡ, rau muống xào với tóp mỡ, tóp mỡ chiên nước mắm tỏi hành...
Món ăn bồi bổ từ nấm linh chi
08:51:01 26/01/2021
Linh chi là một trong những thảo dược quý của dược học cổ truyền, được sử dụng qua hàng ngàn năm lịch sử. Sách xưa ghi nhận, linh giúp ích nguyên khí, dưỡng sinh, phòng ngừa lão hóa và sống lâu.
Những nguyên nhân khiến kích cỡ vòng một tăng bất thường
08:49:23 26/01/2021
Có nhiều nguyên nhân khiến kích cỡ vòng một của phụ nữ thay đổi, từ những thay đổi về thói quen ăn uống đến những nguyên nhân về nội tiết tố.
Tác dụng của nấm với não bộ ai cũng nên biết
08:46:08 26/01/2021
Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người bổ sung nấm vào chế độ ăn - dù chỉ với một lượng không nhiều - sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) - một tình trạng tiền Alzheimer.
Bí quyết sống khỏe của cụ bà 118 tuổi hóa ra nằm ở loại nước "trường thọ" đặc biệt này
08:44:09 26/01/2021
Cụ bà họ Trương sống trong một ngôi làng ở Chiết Giang, Trung Quốc đã bước qua tuổi 118 nhưng vẫn rất khỏe mạnh. Bí quyết nằm ở loại nước đặc biệt và thói quen tốt này.
Mải mê “hâm nóng” tình cảm với bồ, quý ông khổ sở vì mắc bệnh "khó nói"
08:41:01 26/01/2021
Chỉ vì ngựa quen đường cũ với cô bồ có bệnh mà người đàn ông ngoài 50 tuổi liên tiếp bị bệnh lậu tấn công, khiến các bác sĩ cũng phải lắc đầu ngao ngán.
Nhiều đột phá trong ứng dụng điều trị các bệnh tim mạch
08:38:36 26/01/2021
Có thể nói trong năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn do COVID-19, nhưng những tiến bộ của y học vẫn không ngừng phát triển. Đối với lĩnh vực tim mạch, có nhiều phát hiện mới, đột phá... trong điều trị.
3 kiểu người dễ bị nhồi máu não từ khi còn trẻ, kiểm tra ngay để sửa đổi càng sớm càng tốt
08:16:27 26/01/2021
Nếu bạn thuộc một trong những nhóm người dưới đây thì khả năng bị nhồi máu não từ sớm là rất cao.
Người bị dư thừa axit uric nên thận trọng khi ăn những thực phẩm này
07:55:36 26/01/2021
Chế độ ăn uống khoa học là tiền đề giúp bạn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Đặc biệt, người bị dư thừa axit uric nên hạn chế một số loại thực phẩm để tránh bệnh trạng nghiêm trọng hơn.
Các loại thực phẩm dễ bị nấm mốc và biện pháp phòng tránh
07:17:51 26/01/2021
Nấm mốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm. Vậy ngộ độc thực phẩm do nấm mốc có nguy hiểm không? Loại thực phẩm nào dễ bị nấm mốc?
Từ vụ phát hiện cả tấn thịt ốc ngâm hóa chất, chuyên gia cảnh báo nguy cơ ung thư là không tránh khỏi nếu ăn thường xuyên
07:15:11 26/01/2021
Người ăn phải ốc tẩm ướp hóa chất công nghiệp hậu quả trước mắt có thể bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, lâu dần có thể là nguyên nhân gây ung thư.
3 tư thế ngủ dễ khiến ngực lép, lưng đau, có tư thế còn có thể tổn thương não bộ
07:11:57 26/01/2021
1/3 thời gian của đời người là để ngủ. Nhưng điều đáng tiếc là không nhiều người có được giấc ngủ ngon, và có rất nhiều vấn đề về giấc ngủ, ví dụ như nhiều người luôn mệt mỏi sau khi thức dậy, cảm giác như không ngủ được, thậm chí đau l...
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe răng miệng
07:08:32 26/01/2021
Để tăng cường sức khỏe răng miệng, bạn nên bổ sung các thực phẩm có khả năng trung hòa axit mạnh, cung cấp khoáng chất và vitamin nhằm gia cố men răng và thúc đẩy hoạt động của tuyến nước bọt. Sau đây là các thực phẩm tốt cho răng miệng...
Dị ứng thuốc kháng sinh Hiểm họa tiềm tàng
07:05:56 26/01/2021
Thuốc kháng sinh ngày càng được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện đại nhằm điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn nhiều cá ngừ đóng hộp?
07:03:15 26/01/2021
Sản phẩm cá ngừ đóng hộp giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein cao, dễ chế biến và phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sẽ gây hại đến sức .
Ngày Tết, món ăn nào tốt cho sức khoẻ?
06:59:11 26/01/2021
Những món ăn ngày Tết được tổ tiên chúng ta lựa chọn vừa ngon miệng, bổ dưỡng lại tốt cho sức khỏe. Các món ăn truyền thống, đậm đà bản sắc, không chỉ mang hương vị đậm đà mà còn có những tác dụng không ngờ đối với sức khỏe.
Tai nạn trẻ em liên tiếp xảy ra từ việc sưởi ấm bằng than củi chống rét ở vùng cao
06:56:12 26/01/2021
Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Si Ma Cai, Lào Cai cho biết thời gian gần đây trung tâm này lại tiếp nhận 02 ca bệnh nhi bị bỏng do gia đình đốt củi than chống rét.
Con gái mắc bệnh phụ khoa thường có 3 triệu chứng nổi quanh miệng, số 2 nhiều người dễ gặp phải
06:39:54 26/01/2021
Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh phụ khoa đang ngày càng gia tăng nhiều hơn nên việc phát hiện ra bệnh từ sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Mổ cấp cứu cho bệnh nhân đau ruột thừa tự ý mua thuốc uống
22:48:52 25/01/2021
Ngày 25-1, bác sĩ Cao Việt Dũng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Nha Trang cho biết, bệnh viện vừa mổ cấp cứu cho một bệnh nhân đau ruột thừa nhưng tự ý mua thuốc uống.
TP.HCM: Hai người bị nhồi máu cơ tim vào sáng sớm
22:46:19 25/01/2021
2 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội, vã mồ hôi, nguy kịch được các bác sĩ BV Nguyễn Trãi cứu sống.
3 đặc điểm nhận biết bệnh nhồi máu cơ tim và 4 kiểu người tốt nhất nên đi kiểm tra
22:41:32 25/01/2021
Khoảng 50% bệnh nhân nhồi máu cơ tim tử vong do cấp cứu không hiệu quả trong vòng 1 giờ kể từ khi khởi phát. Có thể thấy, tín hiệu cấp cứu của nhồi máu cơ tim có thể được phát hiện càng sớm càng tốt, có ý nghĩa quan trọng đến tính mạng.
Rau sam trị lỵ, sỏi tiết niệu
22:34:03 25/01/2021
Rau sam là một loại rau dân dã, quen thuộc trong đời sống của người dân Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết nó còn là một vị thuốc quý có thể hỗ trợ chữa nhiều loại bệnh. Bộ phận dùng là toàn cây.
Ăn được ngủ được là tiên
22:31:52 25/01/2021
Ngày lễ Tết, bạn thường tham gia nhiệt tình vào một loạt các hoạt động vui chơi, gặp gỡ không kể giờ giấc, khiến bạn mất ngủ, thiếu ngủ và mệt mỏi. Những bí kíp sau sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu, chất lượng, không phải lo lắng sức khỏe bị...
Ăn rau bí có tốt cho sức khỏe hay không?
22:27:37 25/01/2021
Hiện nay, rau bí đã trở thành một món ăn phổ biến của nhiều vùng miền tại Việt Nam, tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc rằng liệu chúng có đem lại công dụng gì cho sức khỏe hay không.
Phát hiện hạt lạc trong phế quản bé 18 tháng tuổi sau cơn thở rít bất thường
22:18:07 25/01/2021
Thấy con ho sặc sụa, mặt chuyển tím tái, bố mẹ vội sơ cứu bằng cách vỗ vào ngực. Trẻ dừng được cơn ho, nhưng tới đêm lại xuất hiện thở rít bất thường.
Bệnh loãng xương - nỗi lo âu có thể phòng ngừa
22:10:37 25/01/2021
Loãng xương là bệnh lý của hệ thống xương, làm giảm sức mạnh của xương, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.