Xuất hiện thông tin “ung thư da do kem chống nắng, không phải vì nắng”: Đâu là sự thật?
Bác sĩ da liễu Phạm Thị Minh Phương – Trưởng khoa Khám bệnh ( Bệnh viện Da liễu trung ương) cho biết, tia UV trong ánh nắng mặt trời là yếu tố có thể gây ung thư da và chưa có bằng chứng cho thấy kem chống nắng hóa học gây ung thư da.
Thực hư thông tin kem chống nắng (*) gây ung thư da
(*) Kem chống nắng được nhắc tới là loại kem chống nắng công nghiệp có hóa chất
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện một bài viết từ facebooker có tên Đ.T.N. thu hút hàng trăm lượt bình luận, chia sẻ và hơn 1000 lượt Thích. Theo bài viết này, không phải ánh nắng mặt trời, kem chống nắng công nghiệp có hóa chất mới là nguyên nhân gây nên ung thư da.
Ngay sau khi xuất hiện thông tin trên, rất nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra. Theo đó, một số người cho rằng không cần phải dùng kem chống nắng để bảo vệ da, mà chỉ cần mặc áo chống nắng, đồ bảo hộ là đủ.
Một số người khác cho rằng, kem chống nắng trước khi đưa vào sử dụng đã được khoa học chứng minh ngăn ngừa được tia cực tím của ánh nắng, loại tia có thể gây ung thư da. Vì vậy, việc dùng kem chống nắng không chỉ bảo vệ được da mà còn phòng được cả ung thư.
Cụ thể thông tin bài viết đăng tải trên facebook Đ.T.N như sau:
“UNG THƯ DA DO KEM CHỐNG NẮNG CHỨ KHÔNG PHẢI VÌ NẮNG.
Trước khi có kem chống nắng, không ai bị ung thư da cả. Từ khi có kem chống nắng, tỷ lệ ung thư tăng cao. Kem chống nắng là một kẻ sát nhân tương đương với đường tinh luyện và cũng đem lại lợi nhuận khổng lồ cho ngành hoá mỹ phẩm như đường tinh luyện với ngành thực phẩm.
Ở châu Âu, Thuỵ Sĩ và Đan Mạch là 2 nước đứng đầu về tỷ lệ ung thư da, khoảng 3 người trên 100.000 dân. Thuỵ Sĩ và Đan Mạch nằm ở đâu, có nhiều nắng không thì các bạn biết rồi. Trong khi đó, ở một nước có nhiều ánh nắng mặt trời nhất châu Âu, đó là Hy Lạp, thì tỷ lệ ung thư da nhỏ hơn 10 lần.
Chỉ cần nhìn vào đây chúng ta có thể hiểu rằng, những nghiên cứu được đầu tư bởi ngành công nghiệp hoá mỹ phẩm để chứng minh rằng nắng mặt trời gây ung thư da là không đáng tin chút nào…“.
Bài đăng trên mạng xã hội của facebooker Đ.T.N nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Những thông tin mà facebooker Đ.T.N. chia sẻ được dịch từ một bài viết trong một blog dinh dưỡng của Italy. Trang blog này đưa lại tin từ một bài viết của tác giả mang tên Paul Fassa trên trang web Humansarefree. Tuy nhiên, ngay ở phần giới thiệu, website Humansarefree tự giới thiệu đây chỉ là một blog cá nhân chuyên giới thiệu các bài viết (nói cách khác, Humansarefree không phải trang thông tin khoa học chuyên ngành uy tín).
Một số nguồn thông tin mà bài viết trên lấy làm tài liệu tham khảo/trích dẫn hiện cũng không còn được tìm thấy. Ngoài ra, thông tin trong bài cũng không được đăng tải đầy đủ, chính xác. Điển hình như thông tin: “ Nhóm Environmental Working Group (EWG) đã báo cáo rằng gần một nửa số loại kem chống nắng phổ biến nhất trên thị trường thực sự đẩy nhanh sự phát triển của các tế bào ung thư da ác tính.”
Đây là thông tin dựa trên báo cáo của nhóm Environmental Working Group (EWG) xuất bản vào ngày 24/05/2010. Thực tế, trong báo cáo không nói kem chống nắng gây ung thư. Báo cáo này cho biết: “Năm nay (2010), mối quan tâm mới đang được đặt ra về một hợp chất vitamin A được gọi là retinyl palmitate, được tìm thấy trong 41% kem chống nắng. FDA đang điều tra xem liệu hóa chất này, khi được bôi lên da sau đó tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có thể đẩy nhanh quá trình tổn thương da và làm tăng nguy cơ ung thư da hay không.
Video đang HOT
Dữ liệu của FDA cho thấy vitamin A có thể gây ung thư (trên chuột), có nghĩa là, khi có tia cực tím của mặt trời, hợp chất này và da trải qua những thay đổi sinh hóa phức tạp dẫn đến ung thư. Những bằng chứng phản đối vitamin A vẫn chưa được kết luận chính thức nhưng vì vẫn còn gây nghi ngờ nên EWG khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn kem chống nắng không chứa vitamin A/ retinyl palmitate.”
Điều này cho thấy EWG cảnh báo về việc họ tìm thấymột loại hóa chất có khả năng gây ung thư trong 41% kem chống nắng vào năm 2010, không khẳng định kem chống nắng là nguyên nhân gây ung thư.
Chưa có bằng chứng cho thấy kem chống nắng gây ung thư da
Các chuyên gia da liễu cho rằng, việc trước đây phát hiện ung thư da ít nhưng hiện tỷ lệ này tăng lên là do có nhiều yếu tố như: Ảnh hưởng môi trường sống, phương tiện chẩn đoán ung thư da ngày càng tiến bộ, người dân chủ động đi khám sớm hơn. Đặc biệt, tác nhân ung thư da không chỉ có tia UV trong ánh nắng mặt trời, mà có nhiều nguyên nhân khác như tiếp xúc hóa chất, tia phóng xạ, mắc các bệnh lý da từ trước…
Đối với các thông tin về kem chống nắng, TS.BS Phạm Thị Minh Phương – Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Da liễu trung ương) cho biết: “Đến thời điểm này, chưa có nghiên cứu nào công bố kem chống nắng hóa học gây ung thư da”.
Tiến sĩ Phạm Thị Minh Phương cho biết chưa có nghiên cứu nào công bố kem chống nắng hóa học gây ung thư da.
Theo TS Minh Phương, hiện nay có 2 loại kem chống nắng phổ biến là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Kem chống nắng vật lý bảo vệ da thông qua cơ chế tạo thành lớp lá chắn bảo vệ phía ngoài da còn kem chống nắng hóa học bảo vệ da thông qua các chất hóa học thấm vào trong da, ngăn cản tác động có hại của tia UV lên nhân tế bào.
“Kem chống nắng vật lý không gây kích ứng da nhưng kem chống nắng hóa học có thế gây kích ứng da. Tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu nào công bố kem chống nắng hóa học gây ung thư da.
Tôi cho rằng sử dụng kem chống nắng giúp làm giảm nguy cơ ung thư da nhưng với làn da mỏng manh nhạy cảm nên dùng kem chống nắng vật lý. Tuy nhiên kem chống nắng vật lý nhiều khi không đảm bảo yếu tố thẩm mỹ do thay đổi màu da như trắng quá hoặc bóng nhờn…”, TS Minh Phương cho hay.
TS Phạm Thị Minh Phương cho rằng, khi sử dụng kem chống nắng nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng, có tác dụng chống cả tia UVB và UVA, chỉ số SPF>=30 và PA . Kem chống nắng phải được bôi hàng ngày, bôi trước khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời khoảng 30 phút, phải bôi lại cứ sau 2-3 tiếng và bôi lượng vừa đủ 2mg/cm2.
Dùng kem chống nắng phải đúng cách mới có tác dụng bảo vệ làn da. (Ảnh minh họa)
Tia UV trong ánh nắng mặt trời là một trong các yếu tố có thể gây ung thư da
TS. BS Phạm Thị Minh Phương cho biết, ánh sáng mặt trời rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, cường độ mạnh có thể có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như say nắng, làm nặng thêm các bệnh có tăng nhạy cảm với ánh sáng.
“Đối với làn da của con người, ánh nắng mặt trời có thể gây các tác hại cấp tính như bỏng nắng, phản ứng da do ánh nắng, hoặc tác hại lâu dài như làm da bị tăng sắc tố, lão hóa da và ung thư da”, TS Phương chia sẻ thông tin.
Tia UV trong ánh nắng mặt trời là yếu tố có thể gây ung thư da.
Theo TS Minh Phương, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có khả năng gây ung thư da. Tia UV có khả năng gây tổn hại đến nhân tế bào da, rối loạn quá trình phân bào, kích thích các gen gây ung thư, ức chế các gen chống ung thư.
Bình thường da có khả năng nhất định sửa các lỗi gen do các tia UV gây nên nhưng nếu tiếp xúc tia UV cường độ mạnh trong thời gian dài thì tổn hại này tích lũy ngày càng nhiều hơn có thể gây nên ung thư da.
“Ánh nắng mặt trời là một trong các yếu tố quan trọng có thể gây ung thư da, ngoài ra còn có một số yếu tố khác như nhiễm độc Asen, chiếu tia xạ, tình trạng suy giảm miễn dịch, mắc một số bệnh trong đó nhân tế bào da không tự sửa lỗi được khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời như khô da sắc tố hay một số đột biến gen cũng làm tăng nguy cơ ung thư da”, TS Phương cho hay.
Để phòng ung thư da, TS Minh Phương cho rằng mọi người cần phải tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá mức, đặc biệt trong thời gian từ 11h-16h, tránh tiếp xúc/ ăn/ uống các chất có chứa asen. Cần mặc quần áo chống nắng như đội mũ rộng vành, quần áo dài tay, đeo kính chống nắng khi ra ngoài trời, sử dụng kem chống nắng đúng cách.
Tiêu chí chọn kem chống nắng an toàn, hiệu quả
- Chọn kem chống nắng có SPF 50 và PA
- Ưu tiên kem chống nắng hybrid (lai giữa kem chống nắng vật lý và hóa học)
- Kem dễ tán, không vón cục
- Không làm da bị sạm, xỉn màu vào cuối ngày
- Không chứa chất gây bít tắc lỗ chân lông
- Không gây cay mắt
- Tạo cảm giác khô thoáng trên da, không nhờn rít
5 dấu hiệu nốt ruồi tiềm ẩn mối nguy hiểm, không đi khám ngay có ngày mắc ung thư
Những dấu hiệu thay đổi trên nốt ruồi như màu sắc, hình dáng, kích thước sẽ tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe.
Nốt ruồi thay đổi nhiều trong thời gian ngắn
Nốt ruồi đen là thứ có trên cơ thể mọi người. Hầu như mọi người cũng chẳng quan tâm đến nó. Loại nốt ruồi này cũng chẳng có hại nếu như chúng ổn định về hình dáng, kích thước, màu sắc. Tuy nhiên, nếu như nốt ruồi đen có sư thây đổi về hình dáng, kích thước cụ thể như phát triển lớn hơn trong thời gian ngắn thì cần cảnh giác vì có thể chúng là khối u ác tính. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện triệu chứng này cần đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất.
Nốt ruồi kèm tổn thương trên da
Như đã nói ở trên, nốt ruồi tồn tại trên da một cách bình lặng. Nhưng nếu như nốt ruồi bị tổn thương, xuất hiện ngứa, đau, viêm loét và chảy mủ thì đó là dấu hiệu không bình thường. Khi có dấu hiệu này, bạn cần đến bác sĩ để thăm khám, thậm chí có hướng tiểu phẫu. Những dấu hiệu này cảnh báo có thể bạn bị ung thư da.
Nốt ruồi có bề mặt lồi
Các nốt ruồi đen thường có bề mặt không nhô lên trên da. Tuy nhiên, có những nốt ruồi đen có bề mặt lồ lên cao. Những nối ruồi đen này không ổn định về hinh dáng, màu sắc có thể có những thay đổi.
Bề mặt của chúng cao hơn mặt da và thương có xu hướng thay đổi kích thước. Nếu bạn nhận thấy tình trạng này có thể đó là khối u ác tính.
Màu sắc thay đổi
Thông thường nốt ruồi có màu đen hoặc nâu. Nốt ruồi khỏe mạnh, không mắc bệnh thường không có mau lạ. Nếu như nốt ruồi có lẫn lộn nhiều màu sắc bất thường như trắng, nâu, đen, đỏ hoặc xanh thì khả năng bạn đang mắc bệnh rất cao, nên tìm gặp bác sĩ và được chẩn đoán kịp thời.
Nốt ruồi không đối xứng
Nốt ruồi bình thường có dạng tròn, đối xứng. Tuy nhiên, nếu như nốt ruồi không đối xứng, 2 nửa không cân bằng thì rất có thể là cảnh báo dấu hiệu bất thường. Những nốt ruồi ác tính lại thường có đường viền không đều màu. Nốt ruồi khi có dấu hiệu bệnh sẽ có đường viền đứt đoạn hoặc mờ mờ, ẩn vào vùng da xung quanh.
Đôi khi ung thư da có thể là một vết loét không lành, hay biểu hiện bằng sự lan rộng của sắc tố hay phù nề mới của bờ sang thương vào vùng da xung quanh. Vì vậy nên lắng nghe cơ thể chính mình, quan sát thường xuyên và đừng bỏ qua sự thay đổi bất thường nào.
Cách phòng ung thư da đơn giản và hiệu quả
- Cách tốt nhất để tận hưởng ánh nắng mặt trời một cách an toàn và bảo vệ bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến ung thư da là không ở dưới ánh mặt trời quá lâu, đặc biệt là từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều vào mùa hè. Đồng thời bôi kem chống nắng thường xuyên, đội mũ, đeo kính râm và mặc quần áo che tay và chân. Điều này rất quan trọng để bảo vệ làn da của bạn ngay cả khi bạn đã bị sạm da.
-Sử dụng kem chống nắng với chỉ số chống nắng SPF ít nhất là 15. Hãy bôi kem chống nắng lên khắp cơ thể bạn 30 phút trước khi ra ngoài trời nắng, giúp giảm nguy cơ và ngăn ngừa ung thư da đáng kể.
- Chỉ số SPF của kem chống nắng là tỷ lệ giữa thời gian bị bỏng khi không dùng kem và khi có dùng. Nếu sử dụng đúng cách, kem chống nắng có SPF 15 sẽ giúp da có thể chịu đựng được dưới trời nắng một khoảng thời gian gấp 15 lần so với khi không dùng kem.
Cảnh giác với 8 nguồn tia cực tím gây tổn thương da ít người để ý Mặt trời là nguồn bức xạ tia cực tím (UV) lớn nhất, là thủ phạm gây ra hầu hết các trường hợp ung thư da. Tuy nhiên, còn có những nguồn phát bức xạ tia cực tím khác mà ít người để ý. Đèn chiếu tia UV trong các tiệm làm móng Theo Quỹ Ung thư da, ước tính cứ 5 người Mỹ...