Xuất hiện “người đua mới” chinh phục Mặt trăng
Với việc tuyên bố phóng tàu đổ bộ thành công ngày 7/9, Nhật Bản đứng trước cơ hội hiện thực hóa tham vọng trở thành quốc gia thứ 5 hạ cánh thành công tàu vũ trụ lên Mặt trăng, Japan Times đưa tin.
Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết, tên lửa đẩy H2-A đã được phóng từ trung tâm vũ trụ Tanegashima lúc 8h42 phút (giờ địa phương) mang theo Tàu đổ bộ thông minh thăm dò Mặt Trăng (SLIM) và Vệ tinh Sứ mệnh quang phổ và hình ảnh tia X (XRISM) vào không gian.
Được mệnh danh là “tay bắn tỉa mặt trăng”, Nhật Bản đặt mục tiêu hạ cánh Tàu đổ bộ SLIM trong phạm vi 100m tính từ địa điểm mục tiêu trên bề mặt Mặt trăng. Tàu đổ bộ trị giá 100 triệu USD dự kiến sẽ bắt đầu hạ cánh vào tháng 2 năm sau sau một quỹ đạo tiếp cận dài và tiết kiệm nhiên liệu.
Vụ phóng được thực hiện tại trung tâm vũ trụ Tanegashima. Ảnh: Reuters
“Bằng cách tạo ra tàu đổ bộ SLIM, con người sẽ thực hiện một sự thay đổi chất lượng, theo hướng ta có thể hạ cánh ở nơi chúng ta muốn chứ không chỉ ở nơi dễ hạ cánh như trước đây”, JAXA chia sẻ, nói thêm rằng điều này sẽ giúp đẩy nhanh việc nghiên cứu Mặt trăng và các hành tinh bằng cách sử dụng các hệ thống thám hiểm nhẹ hơn.
Vài giờ sau khi phóng, JAXA cho biết họ nhận được tín hiệu từ SLIM cho thấy tàu đang hoạt động bình thường.
Vụ phóng diễn ra hai tuần sau khi Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 hạ cánh thành công tàu vũ trụ lên mặt trăng với sứ mệnh Chandrayaan-3. Nếu cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của SLIM diễn ra thành công, Nhật Bản sẽ trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới làm được điều này.
Tên lửa đẩy H2-A mang theo Tàu đổ bộ thông minh thăm dò Mặt Trăng (SLIM) và Vệ tinh Sứ mệnh quang phổ và hình ảnh tia X (XRISM). Ảnh: Reuters
Hai nỗ lực chinh phục Mặt trăng trước đó của Nhật Bản đã thất bại vào năm ngoái. JAXA đã mất liên lạc với tàu đổ bộ OMOTENASHI và hủy bỏ nỗ lực hạ cánh vào tháng 11. Tàu đổ bộ Hakuto-R Mission 1 đã bị rơi vào tháng 4 khi cố gắng đáp xuống bề mặt Mặt trăng.
Tên lửa được phóng ngày 7/9 cũng mang theo vệ tinh XRISM, một dự án chung của JAXA, NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu. JAXA cho biết các trạm mặt đất ở Hawaii và Nhật Bản đã nhận được tín hiệu từ XRISM ngay sau vụ phóng xác nhận rằng các tấm pin mặt trời của vệ tinh đã được triển khai thành công.
Tàu đổ bộ Ấn Độ phát hiện lưu huỳnh và chất khác gần cực nam mặt trăng
Tàu đổ bộ Chandrayan-3 của Ấn Độ đã xác nhận sự hiện diện của lưu huỳnh và phát hiện một số nguyên tố khác gần cực nam mặt trăng, theo Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) hôm nay 30.8.
Tàu đổ bộ Chandrayan-3 truyền về những hình ảnh đầu tiên của cực nam mặt trăng. Ảnh ISRO
Bên cạnh lưu huỳnh, thiết bị quang phổ cảm ứng laser trên tàu đổ bộ Chandrayan-3 còn phát hiện nhôm, sắt, canxi, crom, titan, mangan, oxy và silicon trên bề mặt vệ tinh tự nhiên của trái đất.
Theo ISRO, tàu đổ bộ đang tiếp tục tìm kiếm manh mối của nước dưới dạng băng được cho tồn tại dồi dào ở cực nam mặt trăng. Nước được xem là nguồn tài nguyên quý giá cho các sứ mệnh đưa con người quay lại mặt trăng trong tương lai.
Hôm 28.8, hướng di chuyển của tàu đổ bộ được tái lập trình sau khi Chandrayan-3 tiếp cận hõm chảo đường kính 4 m và hiện tàu đang di chuyển trên tuyến hành trình mới.
Tàu đổ bộ của Ấn Độ đang di chuyển với tốc độ chậm chạp, khoảng 10 cm/giây, nhằm giảm tối thiểu nguy cơ bị sốc và tránh cho con tàu bị hư hại trong lúc đi qua bề mặt gồ ghề của mặt trăng.
Xe tự hành Ấn Độ bắt đầu khám phá mặt trăng sau cú đáp thành công lịch sử
Tàu Chandrayan-3 đã đáp xuống cực nam mặt trăng vào ngày 23.8 và dự kiến có hơn 14 ngày để thực hiện các cuộc thí nghiệm cũng như tìm kiếm manh mối của nước. Cơ quan không gian Ấn Độ hy vọng tàu sẽ hoàn thành các mục tiêu trong khung thời gian khá hạn hẹp ở cực nam mặt trăng.
Trước khi tàu Chandrayan-3 đáp thành công, Nga đã thất bại trong việc đưa tàu thăm dò Luna-25 hạ cánh an toàn xuống cực nam nhưng ở địa điểm khác.
Sôi động cuộc đua chinh phục Mặt Trăng Tiến bộ công nghệ và những hiểu biết mới về tiềm năng của Mặt Trăng khiến cuộc đua chinh phục thiên thể này sôi động hơn bao giờ hết. Vào ngày 16-8, tàu thăm dò Luna-25 được đưa thành công vào quỹ đạo Mặt Trăng. Tuy nhiên, đến ngày 20-8, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga (Roscosmos) cho biết tàu Luna-25 "không...