Yếu tố định hình cuộc đua không gian mới
Ấn Độ đang kỳ vọng có màn hạ cánh lịch sử xuống cực Nam của Mặt Trăng trong tuần này, giành chiến thắng trong cuộc đua không gian không những ở lĩnh vực khoa học, hay uy tín quốc gia mà còn ở một mặt trận khác – đó là ngân sách tài trợ.
Bức ảnh chụp từ camera của tàu vũ trụ hạ cánh xuống Mặt Trăng Luna-25 cho thấy miệng hố Zeeman nằm ở phía xa của Mặt Trăng, ngày 17/8. Ảnh: Roscosmos/Reuters
Cuộc đua đầy bất ngờ
Theo hãng tin Reuters (Anh), tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ dự kiến hạ cánh xuống cực Nam của Mặt Trăng vào ngày 23/8. Nếu thành công, các nhà phân tích và giám đốc điều hành kỳ vọng ngành công nghiệp vũ trụ non trẻ của quốc gia Nam Á này ngay lập tức sẽ tiến đến bước phát triển ngoạn mục.
Trong khi đó, các chuyên gia cũng hy vọng tàu vũ trụ Luna-25 của Nga – được phóng cách đây chưa đầy 2 tuần, đã đi đúng hướng trước khi tàu đổ bộ rơi khỏi quỹ đạo – có thể mang đến nguồn tài trợ cho sứ mệnh kế tiếp.
Cuộc cạnh tranh đầy bất ngờ để đến một khu vực chưa từng được khám phá trước đây trên Mặt Trăng gợi lại cuộc chạy đua vào vũ trụ ở những năm 1960, khi Mỹ và Liên Xô cạnh tranh với nhau.
Nhưng giờ đây, không gian được biết đến là một lĩnh vực kinh doanh và cực Nam của Mặt Trăng được ví như “một phần thưởng” hậu hĩnh. Các nhà quy hoạch kỳ vọng lượng băng ở khu vực này có thể hỗ trợ cho việc định cư trên Mặt Trăng, hoạt động khai thác mỏ và cuối cùng là sứ mệnh đặt chân lên Sao Hỏa của loài người.
Với sự thúc đẩy của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ đã tư nhân hóa các vụ phóng tàu vũ trụ và đang tìm cách “mở cửa” lĩnh vực này cho các nhà đầu tư nước ngoài. Động thái này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ năm thế giới đặt mục tiêu tăng gấp 5 lần thị phần trên thị trường phóng vệ tinh toàn cầu trong thập kỷ tới.
Nếu sứ mệnh Chandrayaan-3 đạt được thành công, các nhà phân tích kỳ vọng ngành vũ trụ của Ấn Độ có thể tận dụng danh tiếng đó để kêu gọi các nguồn tài trợ cho sứ mệnh tiếp theo. Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) có ngân sách chỉ khoảng 74 triệu USD cho sứ mệnh này.
Video đang HOT
Để so sánh, Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) đang trên đà chi khoảng 93 tỷ USD cho chương trình Mặt Trăng Artemis cho đến năm 2025, theo ước tính của Tổng thanh tra Cơ quan vũ trụ Mỹ.
Ông Ajey Lele, nhà tư vấn tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Manohar Parrikar có trụ sở tại New Delhi, cho biết: “Vào thời điểm sứ mệnh Chandrayaan-3 thành công, danh tiếng của tất cả những cá nhân có liên quan sẽ được nâng cao. Khi thế giới để mắt đến sứ mệnh này, họ không chỉ nhìn vào ISRO”.
Cuộc khủng hoảng của Nga
Tên lửa Soyuz-2.1b mang theo tàu đổ bộ Mặt trăng Luna 25 cất cánh từ bệ phóng tại Sân bay vũ trụ Vostochny ở tỉnh Amur vào ngày 10/8. Đây là lần đầu tiên Nga thực hiện một sứ mạng như vậy kể từ năm 1976. Ảnh: Roscosmos/AP
Bất chấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với cuộc xung đột ở Ukraine, Nga đã thực hiện sứ mệnh phóng tàu vũ trụ lên Mặt Trăng. Nhưng một số chuyên gia đang hoài nghi về khả năng tài trợ cho sứ mệnh kế tiếp Luna-25. Nga đã không tiết lộ chi phí tài trợ cho sứ mệnh này.
Chuyên gia Vadim Lukashevich tại Moskva cho biết: “Chi phí thám hiểm không gian đã giảm một cách có hệ thống qua nhiều năm”. Ông cho rằng ưu tiên ngân sách của Nga cho cuộc xung đột ở Ukraine khiến việc thực hiện sứ mệnh kế tiếp Luna-25 là “vô cùng khó xảy ra”.
Nga đã cân nhắc vai trò trong chương trình Artemis của NASA cho đến năm 2021, khi cho biết nước này sẽ hợp tác thay thế chương trình Mặt Trăng của Trung Quốc. Một số chi tiết về nỗ lực đó đã được tiết lộ.
Trung Quốc đã thực hiện lần hạ cánh mềm đầu tiên ở phía xa của Mặt Trăng vào năm 2019 và nhiều nhiệm vụ đã được lên kế hoạch. Công ty nghiên cứu vũ trụ Euroconsult ước tính Trung Quốc đã chi 12 tỷ USD cho chương trình không gian năm 2022.
Chiến thuật của NASA
Nhưng bằng cách mở cửa cho đầu tư tư nhân, giới chức cho biết NASA đã cung cấp chiến thuật mà Ấn Độ đang theo đuổi.
Chẳng hạn, Công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk đang phát triển tên lửa Starship cho hoạt động kinh doanh phóng vệ tinh cũng như đưa các phi hành gia NASA lên bề mặt Mặt Trăng theo hợp đồng trị giá 3 tỷ USD. Ông Musk cho biết ngoài hợp đồng đó, SpaceX sẽ chi khoảng 2 tỷ USD cho Starship trong năm nay.
Các công ty vũ trụ Astrobotic và Intuitive Machines của Mỹ cũng đang chế tạo các tàu đổ bộ dự kiến sẽ phóng tới cực Nam của Mặt Trăng vào cuối năm 2023 hoặc năm 2024.
Bên cạnh đó, Công ty Axiom Space và Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos đang phát triển các dự án kế nhiệm do tư nhân tài trợ cho Trạm vũ trụ quốc tế. Hôm 21/2, Axiom cho biết họ đã huy động được 350 triệu USD từ các nhà đầu tư Saudi Arabia và Hàn Quốc.
Không gian vẫn chứa đầy rủi ro. Nỗ lực hạ cánh gần đây nhất của Ấn Độ đã thất bại vào năm 2019, cùng năm khi một công ty khởi nghiệp của Israel đã thất bại trong chuyến đổ bộ lên Mặt Trăng lần đầu đầu do tư nhân tài trợ. Công ty khởi nghiệp ispace của Nhật Bản cũng đã hạ cánh thất bại trong năm nay.
Ông Bethany Ehlmann – Giáo sư tại Viện Công nghệ California, người đang làm việc với NASA trong sứ mệnh năm 2024 để lập bản đồ cực Nam Mặt Trăng, cùng băng và nước ở đó – cho biết: “Hạ cánh trên Mặt Trăng là vô cùng khó khăn, như chúng ta đang thấy. Trong những năm qua, Mặt Trăng dường như đã ‘ăn thịt’ các tàu vũ trụ”.
Sứ mệnh chinh phục mặt trăng Luna-25 của Nga thất bại
TASS dẫn thông báo của Cơ quan vũ trụ Roscosmos (Nga) hôm 20/8 cho biết, tàu thăm dò Luna-25 đã bị mất kiểm soát và đâm vào mặt trăng, sau khi một sự cố xảy ra trong lúc tàu đi vào quỹ đạo để hạ cánh hôm 19/8.
Roscosmos thông tin, cơ quan này mất liên lạc với Luna-25 từ 14h57 hôm 19/8 (giờ địa phương). Cơ quan này đã nỗ lực thực hiện các biện pháp trong hai ngày 19 và 20/8 nhằm xác định vị trí và khôi phục liên lạc với tàu nhưng không thành công.
Theo Roscosmos, do sai lệch của các thông số xung lực thực tế so với thông số tính toán, tàu vũ trụ Luna-25 đã chuyển sang quỹ đạo lệch thiết kế và không còn tồn tại do va chạm với bề mặt mặt trăng. Như vậy, sứ mệnh chinh phục mặt trăng đầu tiên của Nga sau 47 năm đã không thành công.
Tàu đổ bộ Luna-25 đã mất kiểm soát và đâm vào mặt trăng. Ảnh: Reuters.
Hiện một ủy ban đặc biệt đã được thành lập bởi Rosmoscos để điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ va chạm nói trên.
Được biết, rạng sáng 11/8, Nga đã phóng tàu thăm dò mặt trăng Luna-25 vào không gian, đánh dấu bước khởi động lại chương trình thăm dò mặt trăng của nước này sau gần 50 năm.
Sứ mệnh của Luna-25 là thử nghiệm các công nghệ hạ cánh mềm xuống vùng cực mặt trăng và tiến hành các nghiên cứu cấu trúc bên trong cũng như khám phá các nguồn tài nguyên, trong đó có nước. Nhiệm vụ khoa học của Luna-25 dự kiến kéo dài 1 năm.
Bức ảnh Luna-25 chụp bề mặt của mặt trăng hôm 17/8. Ảnh: Roscosmos.
Trước khi nhiệm vụ hạ cánh thất bại, Roscosmos cho biết tàu Luna-25 khi quay quanh mặt trăng đã thực hiện một số phiên đo lường bằng các thiết bị khoa học trên tàu và nhận được kết quả nghiên cứu đầu tiên.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phần cứng khoa học, được phát triển tại Viện Nghiên cứu vũ trụ của Viện hàn lâm Khoa học Nga (IKI) đã được bật nhiều lần. Khi phân tích dữ liệu, các chuyên gia nhận thấy thiết bị PmL theo dõi bụi mặt trăng đã ghi nhận một sự kiện va chạm với thiên thạch. Thiên thạch rất có thể là Perseids mà Luna-25 đã vượt qua thành công trên đường tới mặt trăng.
Sau Luna-25, Nga có kế hoạch phóng tàu Luna-26 và Luna-27 lần lượt trong các năm 2024 và 2025. Tuy vậy, giới nghiên cứu nhận định, Roscomos có khả năng sẽ mất nhiều thời gian hơn dự tính để hoàn thiện công nghệ hạ cánh mềm.
Năm 1976, tàu thăm dò Luna-24 của Nga được phóng vào không gian. Sự kiện này đã đi vào lịch sử khám phá vũ trụ thế giới khi mẫu vật lấy từ mặt trăng thời điểm đó đã chứng minh sự hiện diện của nước trên vệ tinh tự nhiên duy nhất là trái đất.
Trong một diễn biến khác, dự kiến vào ngày 23/8, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ cũng sẽ thực hiện nhiệm vụ hạ cánh lên cực nam mặt trăng
Chưa rõ số phận tàu đổ bộ Mặt trăng của Nga sau 'tình huống khẩn cấp' Roscosmos thông báo tàu Luna-25 đã gặp tình huống khẩn cấp khi đi vào quỹ đạo cuối cùng để chuẩn bị hạ cánh xuống Mặt trăng. Trong khi đó, mạng xã hội Nga tràn ngập những đồn đoán cho rằng con tàu đã mất liên lạc. Trong ảnh cắt từ video do Roscosmos công bố, tên lửa Soyuz-2.1b mang theo tàu đổ bộ...