Ấn Độ làm nên lịch sử khi trạm đổ bộ Vikram đáp thành công xuống Mặt Trăng
Trạm đổ bộ Vikram của Ấn Độ trở thành phương tiện đầu tiên hạ cánh thành công xuống khu vực gần cực Nam Mặt Trăng, không lâu sau khi sứ mệnh của Nga thất bại.
RiaNovosti cho biết, trạm đổ bộ Vikram của chương trình Chandrayaan-3 do Ấn Độ chủ trì đã hạ cánh thành công xuống khu vực gần cực Nam Mặt Trăng lúc 19h35 tối nay (23/8, giờ Hà Nội), hơn một tháng sau khi nó được phóng lên từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan.
Hình ảnh minh hoạ trạm Vikram và robot Pragyan. Ảnh: DEUS
Trạm đổ bộ bắt đầu quá trình hạ cánh đầy căng thẳng từ lúc 19h15 (giờ Hà Nội) dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Toàn bộ quá trình hạ cánh được live trên các nền tảng mạng xã hội.
Thành công của Chandrayaan-3 đưa Ấn Độ trở thành nước thứ 4 trên thế giới hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng, chỉ sau Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc; đồng thời ghi dấu mốc lịch sử cho thấy New Delhi đã gia nhập nhóm cường quốc vũ trụ.
“Đây là chiến thắng của một Ấn Độ mới”, Thủ tướng Narendra Modi nói khi theo dõi quá trình hạ cánh, theo Reuters. Ông S. Somanath, Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) phát biểu: “Ấn Độ đang ở trên Mặt Trăng”.
Trạm Vikram bay quanh Mặt Trăng vài ngày trước khi hạ cánh. Ảnh: IndiaToday
Trạm Vikram hạ cánh thành công vài ngày sau khi tàu đổ bộ Luna-25 của Nga rơi xuống bề mặt Mặt Trăng trong lúc hạ cánh và bị phá huỷ.
Cũng giống như tàu Luna-25, Vikram nhắm đến cực Nam Mặt Trăng, nơi địa hình gồ ghề nhưng có thể tồn tại băng nước hữu ích cho việc chế tạo nhiên liệu đẩy hoặc duy trì sự sống. Vikram là thiết bị đầu tiên của nhân loại đáp thành công xuống cực Nam Mặt trăng.
Video đang HOT
Nhiệm vụ Mặt Trăng đầu tiên trong chương trình Chandrayaan của Ấn Độ là Chandrayaan-1, triển khai năm 2008. Khi đó, Ấn Độ phóng thành công một thiết bị bay quanh quỹ đạo Mặt Trăng ở độ cao 100km để lập bản đồ địa chất, khoáng vật và hóa học.
Sau khi tàu thuộc dự án Chandrayaan-1 hoàn thành mọi mục tiêu của nhiệm vụ chính, quỹ đạo của tàu được nâng lên 200km vào tháng 5/2009. Nhiệm vụ kết thúc khi các chuyên gia mất liên lạc với nó sau đó khoảng 3 tháng.
Năm 2019, Ấn Độ triển khai nhiệm vụ Chandrayaan-2 nhằm thử sức đưa tàu đáp xuống Mặt Trăng nhưng thất bại. Trạm đổ bộ và robot bị phá hủy khi va chạm với bề mặt Mặt Trăng.
Theo Space, trạm đổ bộ Vikram cao khoảng 2m và nặng 1,7 tấn. Sau khi hạ cánh, tàu có thể triển khai một robot tự hành có tên Pragyan nặng 26 kg. Vikram và Pragyan sẽ thực hiện hàng loạt thí nghiệm để phân tích thành phần bề mặt Mặt Trăng.
Yếu tố định hình cuộc đua không gian mới
Ấn Độ đang kỳ vọng có màn hạ cánh lịch sử xuống cực Nam của Mặt Trăng trong tuần này, giành chiến thắng trong cuộc đua không gian không những ở lĩnh vực khoa học, hay uy tín quốc gia mà còn ở một mặt trận khác - đó là ngân sách tài trợ.
Bức ảnh chụp từ camera của tàu vũ trụ hạ cánh xuống Mặt Trăng Luna-25 cho thấy miệng hố Zeeman nằm ở phía xa của Mặt Trăng, ngày 17/8. Ảnh: Roscosmos/Reuters
Cuộc đua đầy bất ngờ
Theo hãng tin Reuters (Anh), tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ dự kiến hạ cánh xuống cực Nam của Mặt Trăng vào ngày 23/8. Nếu thành công, các nhà phân tích và giám đốc điều hành kỳ vọng ngành công nghiệp vũ trụ non trẻ của quốc gia Nam Á này ngay lập tức sẽ tiến đến bước phát triển ngoạn mục.
Trong khi đó, các chuyên gia cũng hy vọng tàu vũ trụ Luna-25 của Nga - được phóng cách đây chưa đầy 2 tuần, đã đi đúng hướng trước khi tàu đổ bộ rơi khỏi quỹ đạo - có thể mang đến nguồn tài trợ cho sứ mệnh kế tiếp.
Cuộc cạnh tranh đầy bất ngờ để đến một khu vực chưa từng được khám phá trước đây trên Mặt Trăng gợi lại cuộc chạy đua vào vũ trụ ở những năm 1960, khi Mỹ và Liên Xô cạnh tranh với nhau.
Nhưng giờ đây, không gian được biết đến là một lĩnh vực kinh doanh và cực Nam của Mặt Trăng được ví như "một phần thưởng" hậu hĩnh. Các nhà quy hoạch kỳ vọng lượng băng ở khu vực này có thể hỗ trợ cho việc định cư trên Mặt Trăng, hoạt động khai thác mỏ và cuối cùng là sứ mệnh đặt chân lên Sao Hỏa của loài người.
Với sự thúc đẩy của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ đã tư nhân hóa các vụ phóng tàu vũ trụ và đang tìm cách "mở cửa" lĩnh vực này cho các nhà đầu tư nước ngoài. Động thái này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ năm thế giới đặt mục tiêu tăng gấp 5 lần thị phần trên thị trường phóng vệ tinh toàn cầu trong thập kỷ tới.
Nếu sứ mệnh Chandrayaan-3 đạt được thành công, các nhà phân tích kỳ vọng ngành vũ trụ của Ấn Độ có thể tận dụng danh tiếng đó để kêu gọi các nguồn tài trợ cho sứ mệnh tiếp theo. Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) có ngân sách chỉ khoảng 74 triệu USD cho sứ mệnh này.
Để so sánh, Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) đang trên đà chi khoảng 93 tỷ USD cho chương trình Mặt Trăng Artemis cho đến năm 2025, theo ước tính của Tổng thanh tra Cơ quan vũ trụ Mỹ.
Ông Ajey Lele, nhà tư vấn tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Manohar Parrikar có trụ sở tại New Delhi, cho biết: "Vào thời điểm sứ mệnh Chandrayaan-3 thành công, danh tiếng của tất cả những cá nhân có liên quan sẽ được nâng cao. Khi thế giới để mắt đến sứ mệnh này, họ không chỉ nhìn vào ISRO".
Cuộc khủng hoảng của Nga
Tên lửa Soyuz-2.1b mang theo tàu đổ bộ Mặt trăng Luna 25 cất cánh từ bệ phóng tại Sân bay vũ trụ Vostochny ở tỉnh Amur vào ngày 10/8. Đây là lần đầu tiên Nga thực hiện một sứ mạng như vậy kể từ năm 1976. Ảnh: Roscosmos/AP
Bất chấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với cuộc xung đột ở Ukraine, Nga đã thực hiện sứ mệnh phóng tàu vũ trụ lên Mặt Trăng. Nhưng một số chuyên gia đang hoài nghi về khả năng tài trợ cho sứ mệnh kế tiếp Luna-25. Nga đã không tiết lộ chi phí tài trợ cho sứ mệnh này.
Chuyên gia Vadim Lukashevich tại Moskva cho biết: "Chi phí thám hiểm không gian đã giảm một cách có hệ thống qua nhiều năm". Ông cho rằng ưu tiên ngân sách của Nga cho cuộc xung đột ở Ukraine khiến việc thực hiện sứ mệnh kế tiếp Luna-25 là "vô cùng khó xảy ra".
Nga đã cân nhắc vai trò trong chương trình Artemis của NASA cho đến năm 2021, khi cho biết nước này sẽ hợp tác thay thế chương trình Mặt Trăng của Trung Quốc. Một số chi tiết về nỗ lực đó đã được tiết lộ.
Trung Quốc đã thực hiện lần hạ cánh mềm đầu tiên ở phía xa của Mặt Trăng vào năm 2019 và nhiều nhiệm vụ đã được lên kế hoạch. Công ty nghiên cứu vũ trụ Euroconsult ước tính Trung Quốc đã chi 12 tỷ USD cho chương trình không gian năm 2022.
Chiến thuật của NASA
Nhưng bằng cách mở cửa cho đầu tư tư nhân, giới chức cho biết NASA đã cung cấp chiến thuật mà Ấn Độ đang theo đuổi.
Chẳng hạn, Công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk đang phát triển tên lửa Starship cho hoạt động kinh doanh phóng vệ tinh cũng như đưa các phi hành gia NASA lên bề mặt Mặt Trăng theo hợp đồng trị giá 3 tỷ USD. Ông Musk cho biết ngoài hợp đồng đó, SpaceX sẽ chi khoảng 2 tỷ USD cho Starship trong năm nay.
Các công ty vũ trụ Astrobotic và Intuitive Machines của Mỹ cũng đang chế tạo các tàu đổ bộ dự kiến sẽ phóng tới cực Nam của Mặt Trăng vào cuối năm 2023 hoặc năm 2024.
Bên cạnh đó, Công ty Axiom Space và Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos đang phát triển các dự án kế nhiệm do tư nhân tài trợ cho Trạm vũ trụ quốc tế. Hôm 21/2, Axiom cho biết họ đã huy động được 350 triệu USD từ các nhà đầu tư Saudi Arabia và Hàn Quốc.
Không gian vẫn chứa đầy rủi ro. Nỗ lực hạ cánh gần đây nhất của Ấn Độ đã thất bại vào năm 2019, cùng năm khi một công ty khởi nghiệp của Israel đã thất bại trong chuyến đổ bộ lên Mặt Trăng lần đầu đầu do tư nhân tài trợ. Công ty khởi nghiệp ispace của Nhật Bản cũng đã hạ cánh thất bại trong năm nay.
Ông Bethany Ehlmann - Giáo sư tại Viện Công nghệ California, người đang làm việc với NASA trong sứ mệnh năm 2024 để lập bản đồ cực Nam Mặt Trăng, cùng băng và nước ở đó - cho biết: "Hạ cánh trên Mặt Trăng là vô cùng khó khăn, như chúng ta đang thấy. Trong những năm qua, Mặt Trăng dường như đã 'ăn thịt' các tàu vũ trụ".
'Cơn sốt vàng' trên Mặt Trăng giữa các cường quốc Nga đã phóng tàu thăm dò Mặt Trăng đầu tiên sau 47 năm vào ngày 11/8. Trong thời gian qua, bên cạnh Nga, các cường quốc khác như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang chạy đua để khám phá thêm về vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất này. Cuộc đua đặt chân lên Mặt Trăng Vụ phóng tàu...