Nga phóng tàu thám hiểm Mặt trăng đầu tiên sau 47 năm
Nga đã phóng tàu vũ trụ thám hiểm Mặt trăng đầu tiên sau 47 năm, trong nỗ lực trở thành cường quốc đầu tiên hạ cánh xuống cực nam của Mặt trăng.
Tên lửa đưa tàu đổ bộ Mặt trăng Luna-25 được phóng lên từ sân bay vũ trụ Vostochny, Nga, ngày 11-8 – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, tên lửa Soyuz 2.1v mang theo tàu thám hiểm Mặt trăng Luna-25 đã được phóng đi từ sân bay vũ trụ Vostochny, cách Matxcơva 5.550km về phía đông.
Soyuz 2.1v được phóng lúc 2h11 ngày 11-8 theo giờ địa phương, tức 6h11 cùng ngày theo giờ Việt Nam. Cơ quan vũ trụ Nga cho biết tàu đổ bộ sẽ hạ cánh xuống Mặt trăng vào ngày 23-8.
Tàu thám hiểm Luna-25 của Nga mang sứ mệnh tìm dấu hiệu của nước trên Mặt trăng. Đây cũng là cuộc đua thú vị với tàu đổ bộ Mặt trăng Chandrayaan-3 của Ấn Độ.
Video đang HOT
Hôm 10-8, Nga hoàn tất khâu chuẩn bị cuối cùng cho việc phóng tàu thám hiểm Luna-25 lên Mặt trăng.
Theo kế hoạch, tên lửa đẩy Soyuz 2.1v mang theo Luna-25 được phóng từ sân bay vũ trụ Vostochny ở khu vực nằm cách thủ đô Matxcơva 5.550km về phía đông.
Đây là lần đưa tàu đổ bộ lên Mặt trăng đầu tiên của Nga sau 47 năm, kể từ khi tàu Luna-24 của Liên Xô lên Mặt trăng năm 1976.
Nga hy vọng trở thành cường quốc đầu tiên đáp lên khu vực cực nam của Mặt trăng, nơi có khả năng tìm thấy băng nước.
Suốt nhiều thế kỷ qua, các nhà thiên văn học đã thắc mắc về khả năng có nước trên Mặt trăng, vốn khô hơn sa mạc Sahara tới 100 lần. Năm 2018, bản đồ của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy có băng nước trong các vùng bị che lấp ở Mặt trăng. Năm 2020, NASA xác nhận có nước tồn tại ở các khu vực gặp ánh sáng mặt trời.
Ấn Độ đặc biệt quan tâm tới Luna-25 vì nước này cũng đang chạy đua với Nga để trở thành quốc gia có tàu tới cực nam đầu tiên trên Mặt trăng. Cách đây một tháng, Ấn Độ đã phóng tàu đổ bộ Mặt trăng Chandrayaan-3, và cũng lên kế hoạch đáp ở Mặt trăng đúng ngày 23-8.
Người Ấn đang xem đây là cuộc đua thú vị khi biết Nga thậm chí có khả năng đáp trước thời điểm ấy.
Theo Space, tàu Chandrayaan-3 được phóng ngày 14-7 và đã vào quỹ đạo Mặt trăng hôm 6-8. Chandrayaan-3 sẽ đưa tàu đổ bộ và xe tự hành xuống khu vực cực nam Mặt trăng ngày 23-8.
Đến nay, chỉ có ba nước từng đưa tàu thành công lên Mặt trăng gồm Mỹ, Liên Xô, và Trung Quốc.
Hình ảnh không gian đầu tiên gửi từ tàu thám hiểm Mặt trăng Orion
Sau 9 tiếng được phóng lên quỹ đạo, tàu vũ trụ thám hiểm Mặt trăng Orion đã chia sẻ những hình ảnh đầu tiên chụp Trái đất ở khoảng cách gần 92.000 km.
Trái đất được chụp từ tàu vũ trụ Orion. Ảnh: NASA
Sáng sớm 16/11 (giờ địa phương), từ trung tâm vũ trụ Kenedy (bang Flordia, Mỹ), tàu vũ trụ Orion đã được phóng lên quỹ đạo, thực hiện sứ mệnh Artemis I lịch sử sau nhiều tháng được mong đợi. Sự kiện quan trọng này đánh dấu mốc khởi động một hành trình đưa tàu vũ trụ không người lái bay quanh Mặt trăng, mở đường cho Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng lần đầu tiên sau nửa thế kỷ.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi sứ mệnh Apollo khám phá Mặt trăng kết thúc vào năm 1972, một tàu vũ trụ được thiết kế để đưa con người lên Mặt trăng thu được hình ảnh của Trái đất.
NASA đã sử dụng hệ thống phóng không gian (SLS) - hệ thống tên lửa mạnh nhất từng được cơ quan này chế tạo với 30 tầng - để phóng tàu Orion vào vũ trụ. Trước đó, các chuyên gia đã đánh giá kỹ lưỡng bệ phóng 39B từ ngày 10/11 để xác nhận không có tác động đáng kể nào của bão Nicole. Các nhà khí tượng dự báo điều kiện thời tiết thuận lợi 90% cho vụ phóng tàu vũ trụ thực hiện sứ mệnh Artemis 1.
Hình nộm giả làm phi hành gia đặt trong tàu vũ trụ. Ảnh: NASA
Gần 8 tiếng sau khi phóng, tàu vũ trụ Orion đã trải qua quá trình đốt cháy điều chỉnh đường bay hướng ra ngoài, đảm bảo tàu đi đúng hướng. Dự kiến tàu sẽ tiếp cận Mặt trăng ở khoảng cách gần nhất (96 km) vào ngày 21/11.
Tàu Orion được trang bị 16 camera bên trong và bên ngoài để ghi lại hành trình khác nhau từ các góc nhìn khác nhau. Một hình ảnh được chia sẻ trong ngày 16/11 cho thấy Thuyền trưởng Moonikin Campos, một trong những hình nộm của Artemis mặc đồ bảo hộ ngồi trong tàu vũ trụ. Trong sứ mệnh lần này, NASA đặt các mô hình ma-nơ-canh người vào thay thế các phi hành gia thật, để xem xét tính an toàn của tàu.
Sau nhiệm vụ Artemis 1, các phi hành gia sẽ thực hiện hành trình vào năm 2024 và 2025 trong nhiệm vụ Artemis 2 và Artemis 3.
NASA muốn xây dựng một trạm vũ trụ trên Mặt Trăng có tên là Gateway và duy trì sự hiện diện lâu dài trên Mặt Trăng trước khi thực hiện sứ mệnh đưa con người lên Sao Hỏa vào năm 2030.
NASA cảnh báo Trung Quốc dùng chiến lược 'cắt lát salami' với Mặt trăng NASA cho rằng Bắc Kinh đang sử dụng chiến lược "cắt lát salami" với Mặt trăng, tương tự như các động thái ở Biển Đông và Hoa Đông. Trung Quốc và Mỹ đều có kế hoạch lớn cho Mặt trăng nhưng có một số lý do khiến không quốc gia nào thực sự có thể tuyên bố quyền sở hữu bất kỳ vùng...