NASA nhận tín hiệu từ tàu Voyager 2 sau khi mất liên lạc
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ phát hiện lại tín hiệu từ tàu vũ trụ Voyager 2 sau khi gửi nhầm lệnh khiến ăng ten bị chệch hướng.
Tàu vũ trụ Voyager 2 hiện cách trái đất 19 tỉ km. Ảnh NASA
Hãng AP ngày 3.8 đưa tin Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa nhận lại tín hiệu từ tàu vũ trụ Voyager 2 từ không gian liên sao cách trái đất hàng chục tỉ km.
Trước đó, các chuyên viên NASA ở trạm mặt đất gửi nhầm lệnh cách đây gần 2 tuần, khiến ăng ten truyền nhận dữ liệu trên tàu bị chệch hướng khỏi địa cầu.
Mạng lưới giám sát Không gian sâu NASA (DSN), hệ thống ăng ten vô tuyến khổng lồ trên toàn cầu, đã nhận tín hiệu cho thấy tàu vũ trụ 46 năm tuổi vẫn tồn tại và hoạt động, bà Suzanne Dodd quản lý dự án vui mừng chia sẻ.
Tàu Voyager 2 mất tín hiệu trong không gian liên sao, NASA gấp rút nối liên lạc
Giờ đây, các chuyên viên NASA tại Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực ở bang California (Mỹ) sẽ cố gắng xoay ăng ten của tàu Voyager 2 về phía trái đất.
Nếu mệnh lệnh này không thành công, điều mà họ lo ngại sẽ xảy ra, họ sẽ phải chờ đến tháng 10 để tàu vũ trụ tự khởi động lại theo lịch trình. Ăng ten chỉ lệch khoảng 2%.
“Đó là thời gian chờ đợi dài, do đó chúng tôi sẽ thử gửi lệnh lên vài lần”, theo bà Dodd.
Voyager 2 được phóng lên từ sân bay vũ trụ ở bang Florida (Mỹ) vào năm 1977 để nghiên cứu phần không gian ở rìa hệ mặt trời, cũng như các sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương.
Hai tuần sau Voyager 2, tàu vũ trụ song sinh Voyager 1 cũng rời bệ phóng. Voyager 2 tiến vào không gian liên sao từ năm 2018 sau khi phát hiện một loạt các mặt trăng mới của sao Thiên Vương và một mặt trăng của sao Mộc.
Tàu vũ trụ Voyager 1 hiện vẫn hoạt động tốt và giữ liên lạc từ khoảng cách 24 tỉ km so với mặt đất, trở thành tàu vũ trụ hoạt động xa nhất. Tàu Voyager 2 cách trái đất 19 tỉ km, khoảng cách khiến thời gian truyền tín hiệu 1 chiều lên đến 18 giờ.
Nga phóng vệ tinh truyền dữ liệu lên vũ trụ
Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cho biết cơ quan này đã phóng tên lửa đẩy Proton-M gắn tầng đẩy tăng cường Briz-M mang theo vệ tinh truyền tải dữ liệu Luch-5X lên vũ trụ.
Tên lửa Proton-M mang theo module phòng thí nghiệm Nauka rời bệ phóng tại sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan ngày 21/7/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Roscosmos, vụ phóng được thực hiện lúc 2h13 ngày 13/3 theo giờ Moskva (6h13 cùng ngày giờ Việt Nam) tại sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.
Roscosmos cho biết thêm tầng đẩy tăng cường Briz-M đã tách thành công khỏi tầng thứ 3 của tên lửa đẩy Proton-M và hiện đang đưa vệ tinh Luch-5X lên quỹ đạo đã định.
Đây là lần thứ 4 trong năm nay, Nga phóng tên lửa đẩy. Cả tên lửa đẩy Proton-M và tầng đẩy tăng cường Briz-M đều được chế tạo tại Trung tâm nghiên cứu và chế tạo Khrunichev thuộc Roscosmos.
Hệ thống vệ tinh đa chức năng Luch đã được đưa vào hoạt động thử nghiệm hồi tháng 2/2016 và các vệ tinh loại này có thể truyền tải dữ liệu giữa khoang của Nga trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) và Trung tâm điều khiển sứ mệnh (Mission Control Center - MCC) của Nga.
Hàn Quốc và Thái Lan hợp tác trong dự án xây dựng sân bay vũ trụ Theo hãng tin Yonhap, ngày 13/2, Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc thông báo nước này và Thái Lan đã nhất trí hợp tác trong dự án xây dựng một sân bay vũ trụ ở quốc gia Đông Nam Á này. Tên lửa đẩy Nuri rời bệ phóng từ Trung tâm không gian Naro ở làng...