Ukraine nêu điều kiện đàm phán, kêu gọi Nga rút quân
Ngoại trưởng Ukraine tuyên bố Kiev sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán sau khi Nga rút quân.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (Ảnh: Reuters).
“Chúng tôi có thể tham gia đàm phán với Nga sau khi họ rút quân khỏi lãnh thổ của chúng tôi, nhưng không phải (đàm phán) với (Tổng thống Nga Vladimir) Putin”, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Italy hôm 10/8.
“Mục tiêu trên có thể đạt được thông qua sự kết hợp giữa chiến tranh và ngoại giao. Các tướng lĩnh của chúng tôi đang giải quyết vấn đề đầu tiên. Nhiệm vụ của họ là hối thúc Nga rút quân và thuyết phục Nga rằng đối thoại tốt hơn xung đột”, ông Kuleba nói thêm.
Nhà ngoại giao Ukraine nói thêm rằng, các cuộc đàm phán với Tổng thống Putin không thể diễn ra vì nhà lãnh đạo Nga đã mắc nhiều sai lầm.
“Có nhiều cách ngoại giao khác để tiến hành công việc một cách gián tiếp. Nhưng chúng tôi hiểu rằng chúng tôi sẽ không bao giờ thấy (Tổng thống) Putin và (Tổng thống Ukraine Volodymyr) Zelensky ngồi cùng bàn đàm phán”, Ngoại trưởng Ukraine nói.
Tổng thống Zelensky năm ngoái đã ký sắc lệnh tuyên bố triển vọng đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin là “không thể”. Sắc lệnh được đưa ra trong bối cảnh Nga tiến hành sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia.
Video đang HOT
Bình luận của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ukraine được đưa ra sau khi cuộc đàm phán về Ukraine đã được tổ chức tại thành phố Jeddah, Ả Rập Xê Út vào ngày 5/8 và 6/8.
Sau hội nghị ở Ả Rập Xê Út, Andrii Yermak, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, nói rằng Ukraine đã lên kế hoạch tổ chức hai hội nghị thượng đỉnh về công thức hòa bình do Tổng thống Zelensky đưa ra, một trong số đó sẽ có sự tham gia của Nga.
Một số thông tin cho rằng tại Ả Rập Xê Út, các bên đã nhất trí rằng tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, cũng như tính ưu việt của hiến chương Liên hợp quốc, phải là cơ sở của bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.
Những điểm chính trong kế hoạch hòa bình của ông Zelensky là khôi phục toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Ukraine, Nga phải rút hết quân, đảm bảo an ninh năng lượng, lương thực và an toàn hạt nhân.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, bằng cách thúc đẩy công thức hòa bình của Tổng thống Zelensky, Kiev và phương Tây đang cố gắng hạ thấp các sáng kiến hòa bình khác và độc quyền đề xuất sáng kiến của Ukraine ngay từ đầu.
Bà Zakharova tuyên bố, hòa bình bền vững ở Ukraine chỉ có thể đạt được nếu “chính quyền Kiev ngừng các hành động thù địch và tấn công khủng bố”, trong khi các nước phương Tây ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Bà Zakharova nói thêm rằng, Kiev cũng cần cam kết duy trì một quốc gia trung lập, từ chối lấy lại tình trạng hạt nhân của nước này, đồng thời công nhận “thực tế lãnh thổ mới”, đề cập đến 4 khu vực tại Ukraine mà Nga đã tuyên bố sáp nhập.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhắc lại rằng, Moscow hoan nghênh bất kỳ giải pháp ngoại giao nào, đồng thời sẵn sàng đáp ứng “các đề xuất thực sự nghiêm túc”. Tuy nhiên, bà Zakharova cũng khẳng định, nếu “không có sự tham gia của Nga và không tính đến lợi ích của Nga, không cuộc đàm phán nào về cuộc khủng hoảng Ukraine có giá trị”.
Lý do Ukraine từ chối đề xuất của Iraq làm trung gian đàm phán với Nga
Iraq đã đề nghị làm trung gian cho các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga trong nỗ lực tìm cách chấm dứt xung đột ở châu Âu.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine đã từ chối lời đề nghị này trong chuyến thăm hiếm hoi tới Baghdad.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba gặp người đồng cấp Iraq Fuad Hussein tại Baghdad. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin AP, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã gặp người đồng cấp Iraq Fuad Hussein tại Iraq. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức Ukraine tới Baghdad kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, và là chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Ukraine sau 11 năm.
Trong cuộc họp báo vào ngày 17/4, Ngoại trưởng Hussein cho biết nước này có nhiều năm trải qua chiến tranh và xung đột, cũng như có kinh nghiệm tổ chức các cuộc đàm phán giữa các quốc gia có căng thẳng - chẳng hạn như các cuộc đàm phán Saudi Arabia và Iran gần đây. Ông bày tỏ Baghdad "sẵn sàng phục vụ hòa bình" và đề xuất nước này làm trung gian cho cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.
"Tiếp diễn xung đột sẽ không chỉ gây nguy hiểm cho hai nước mà còn cho cả thế giới", ông nói.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Kuleba khẳng định lập trường của Kiev rằng họ sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào, trừ khi Nga rút khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine. Ông cho biết Ukraine coi Iraq là quốc gia "có khả năng làm cầu nối", nhưng Nga đang ở thế tiến công và đây là trở ngại lớn nhất trên con đường dẫn tới hòa bình.
"Chúng tôi cần Nga đồng ý thực tế đơn giản rằng họ phải ngừng chiến sự và rút quân", ông Kuleba nói.
Dù từ chối lời đề nghị hòa giải của Baghdad, Ngoại trưởng Kuleba cho biết Ukraine hy vọng sẽ tăng cường quan hệ với Iraq và chuyến thăm của ông là một phần trong nỗ lực "tái tạo quan hệ Ukraine - Iraq".
Iraq, cũng như phần lớn quốc gia Trung Đông, có lịch sử phụ thuộc rất lớn vào ngũ cốc nhập khẩu từ Ukraine. Kể từ khi xung đột nổ ra, người tiêu dùng nước này phải hứng chịu giá lương thực tăng vọt.
Chính phủ Iraq hiện cũng được coi là thân cận với Iran, quốc gia mà Mỹ đã cáo buộc cung cấp máy bay không người lái cho Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine. Iran đã thừa nhận gửi máy bay không người lái tới Nga nhưng nói rằng hoạt động này đã diễn ra trước khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Iraq cũng duy trì quan hệ chặt chẽ với Mỹ, quốc gia có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực tài chính của nước này.
Nga và Ukraine đã tiến hành một số cuộc đàm phán nhằm giải quyết xung đột, nhưng các cuộc hòa đàm đã bị đình trệ kể từ cuối tháng 3 năm ngoái. Hồi đầu tháng 4, Điện Kremlin cho biết Nga không nhận thấy triển vọng cho giải pháp chính trị nào do tình hình Ukraine đang rất phức tạp.
Nêu điều kiện đàm phán, Điện Kremlin muốn Kiev công nhận chủ quyền của Nga đối với bản đảo Crimea đã sáp nhập nước này vào năm 2014, đồng thời công nhận việc sáp nhập các tỉnh Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia của Ukraine hồi tháng 9/2022.
Về phần mình, Ukraine đã bác bỏ những yêu cầu trên. Bình luận triển vọng hòa đàm chấm dứt xung đột, Ukraine cho rằng trước tiên Nga phải đáp ứng những điều kiện của Kiev. Các điều kiện này gồm rút hết quân khỏi lãnh thổ Ukraine, chịu trách nhiệm trước tòa án quốc tế, bồi thường thiệt hại và cuối cùng là Ukraine có được cam kết an ninh của các bên.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Kiev không nhận thấy có bất kỳ hoàn cảnh nào để trao đổi với Tổng thống Nga. Tổng thống Zelensky nói rằng ông sẽ không gặp Tổng thống Putin cho đến khi Nga rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine.
Điện Kremlin nói gì về quyết định của ICC liên quan đến Tổng thống Putin? Nga không công nhận thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) và coi các phán quyết của cơ quan này là vô hiệu, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, sau quyết định của cơ quan này nhằm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS "Chúng tôi coi việc này...