Xử trí khi hít phải khói độc trong các vụ hỏa hoạn
Các chuyên gia khuyến cáo, ngay cả khi qua cơn nguy kịch, nếu những khí độc không được đào thải ra khỏi cơ thể, chúng có thể để lại một số di chứng như làm giảm trí nhớ, hay hồi hộp, mất bình tĩnh, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể người bệnh.
Các chuyên gia khuyến cáo, ngạt khí là nguyên nhân chính dẫn đến các ca tử vong. Ảnh minh họa
Ngạt khói là nguyên nhân chính gây tử vong
Theo BS Đặng Tất Thắng, khoa Cấp cứu bỏng (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn), khói là một trong những tác nhân chính khiến nhiều người thiệt mạng trong các vụ hỏa hoạn. Trong khói có rất nhiều khí độc được sinh ra khi cháy như: Cacbonic (CO2) và cacbonôxit (CO), amoniac, axit hữu cơ… Trong đó, CO2 và CO là nguyên nhân chính gây tử vong.
Theo đó, CO là khí không màu, không mùi, nhẹ bằng không khí, rất độc với hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. Khi hít phải khí CO, máu trở nên không tiếp nhận được oxy, hệ thần kinh sẽ bị tê liệt. Còn CO2 là khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, con người hít phải sẽ bị ngạt. Khi nồng độ CO2 từ 3% bắt đầu gây khó thở, từ 8% đến 10% có thể gây mất cảm giác và chết người. Ngoài ra, các loại khí này cũng khiến cơ thể tiêu hao nhiều thể lực vì thiếu oxy, do đó nạn nhân thường chết vì ngạt khí, khó thở trước khi bị bỏng trong đám cháy.
Theo BS Đặng Tất Thắng, các triệu chứng tổn thương bị ngạt khí, nếu nhẹ sẽ có biểu hiện thở dốc, buồn nôn, đau đầu; ở mức độ trung bình, nạn nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, rối loạn thần kinh, buồn nôn, ngất xỉu; nặng sẽ bị ngất, hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, trụy mạch và tử vong.
Còn theo PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa (ĐH KHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội), đối với những loại khói được sản sinh ra khi cháy nhựa, sơn hay chất xốp.. có thể gây ra những tác động khác nhau đối với cơ thể người. Đặc biệt là còn có thể xuất hiện dioxin. Đối với chất này, nạn nhân chỉ cần hít vào một lượng nhỏ nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của họ.
Thực tế đã từng có nhiều trường hợp tử vong hoặc rơi vào trạng thái nguy kịch do ngạt khí. Điển hình là hai vụ cháy lớn khiến 13 người chết ở quán karaoke trên đường Trần Thái Tông (Hà Nội) và cháy chung cư Carina (TPHCM) cũng khiến 13 người chết và nhiều người khác bị thương. Hay mới đây nhất, vụ cháy trên đường Đê La Thành, gần Bệnh viện Nhi Trung ương cũng khiến nhiều người hoảng loạn vì ngạt.
Bên cạnh việc bị ngộ độc khí CO trong các đám cháy, nhiều người, nhất là trẻ nhỏ còn bị ngộ độc khí này xuất phát từ những động cơ chạy bằng xăng, dầu như ôtô, xe máy, lò sưởi, bếp than và có một lượng đáng kể trong khói thuốc lá. Đầu năm 2016, một bé gái 18 tháng tuổi tại Nghệ An tử vong do người nhà dùng than củi để sưởi ấm. Bốn thành viên khác trong gia đình này bị khó thở, lơ mơ, rối loạn ý thức. Theo các bác sĩ, ngay cả khi qua cơn nguy kịch, nếu khí CO không được đào thải ra khỏi cơ thể, chúng có thể để lại một số di chứng như làm giảm trí nhớ, hay hồi hộp, mất bình tĩnh, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể.
Video đang HOT
Thải độc cơ thể bằng cách nào?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đối với những trường hợp bị nhiễm khí độc ở mức nặng, cần được sơ cứu đúng cách, sau đó nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Theo đó, nhiều trường hợp các bác sĩ phải tiến hành lọc máu cho bệnh nhân và cho thở oxy để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể mới giữ được tính mạng.
Còn đối với những nạn nhân thoát khỏi đám cháy, nếu chỉ bị ngạt khí ở mức độ nhẹ, tức là chỉ chóng mặt, khó thở thông thường thì chỉ cần tới nơi có không khí trong lành, tập hít thở sâu trong một vài ngày, lượng khí độc trong cơ thể dần dần sẽ được đào thải ra ngoài và hầu như không để lại di chứng gì.
Bên cạnh việc hít thở sâu, người bệnh cũng cần nghỉ ngơi và có một chế độ dinh dưỡng đa dạng, ăn nhiều rau xanh để cung cấp các vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe, từ đó gia tăng sức đề kháng, chống lại những tác nhân xấu tấn công cơ thể cũng như giúp quá trình đào thải các tàn dư khí độc nhanh hơn.
Ngoài ra, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, khi cơ thể bị nhiễm độc, thận sẽ là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc bài trừ độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, uống nhiều nước để giúp quá trình bài tiết chất độc diễn ra nhanh chóng cũng là một trong những phương pháp thải độc hiệu quả. Theo đó, người bệnh nên uống 2 lít nước lọc mỗi ngày. Đồng thời, tăng cường tập thể dục để tăng quá trình lưu thông máu, nhờ đó các độc tố sẽ được đào thải dễ dàng, giúp cơ thể sớm hồi phục so với ban đầu.
Các chuyên gia cảnh báo, ngộ độc, nhiễm độc khí hay xảy ra ở các đám cháy, ở các không gian kín, tầng hầm, hầm khí, hầm mỏ, hố sâu, giếng khơi. Khí CO hay gặp là dùng bếp than sưởi ấm trong phòng kín, nhiều xe máy nổ trong tầng hầm. Do đó, để tránh bị nhiễm độc, tuyệt đối không đốt than củi để sưởi ở trong phòng kín. Các phòng, bếp có sử dụng các bếp đốt nhiên liệu cần có hệ thống thông khí đầy đủ như quạt hút khí, ống khói. Không nổ xe máy, ô tô, chạy máy phát điện, động cơ diezel, thiết bị đốt gas ở nơi không gian kín như tầng hầm, gara, phòng đóng kín cửa. Các tòa nhà phải thiết kế hệ thống thông gió, đảm bảo lượng oxy lưu thông để khi xảy ra hỏa hoạn, hạn chế trường hợp nạn nhân bị ngạt do thiếu oxy. Bên cạnh đó, để tránh hít phải những khí độc trong đám cháy, người dân cần bình tĩnh lấy khăn sạch thấm nước để bịt vào mũi, sau đó tìm cách thoát ra ngoài.
Làm gì khi bị ngạt khói?
Bị ngạt khói khi hít phải khí độc sẽ khiến các nạn nhân gặp các vấn đề hô hấp, ho quá mức hoặc rối loạn tâm thần. Nên kịp thời xử lý bằng cách:
- Làm thoáng đường thở, có thể mở cửa sổ hoặc để nạn nhân ở nơi có nhiều oxy.
- Kéo nạn nhân đến gần cửa sổ, hoặc kéo lên sân thượng, những nơi tránh được nguồn khí độc càng xa càng tốt.
- Nếu nạn nhân bị ngất do ngạt khói, gần như là tắt thở (tức vẫn còn thở yếu), hãy tiến hành hô hấp nhân tạo
- Sau khi thoát ra ngoài, nên lập tức tìm cách xử lý khói hít vào bằng cách gọi bác sĩ hoặc quay số khẩn cấp.
- Khi đến bệnh viện, nạn nhân sẽ được bổ sung oxy thông qua một ống mặt nạ hoặc trải qua liệu pháp oxy hyperbaric nếu mức carbon monoxide trong máu cao quá mức cho phép. Nạn nhân cũng có thể được chỉ định cho sử dụng thuốc để chống lại các triệu chứng và sẽ được làm một số bài kiểm tra để đánh giá mức độ nghiêm trọng.
Theo giadinh.net
Ngủ quá nhanh cũng có lý do đằng sau mà ít người ngờ tới
Bạn thắc mắc tại sao mình lại chìm vào giấc ngủ nhanh như vậy thì đây là đáp án dành cho bạn.
Tại sao bạn lại ngủ quá nhanh?
Nếu bạn ngủ ngay trước 5 phút rất có thể bạn đã bị rối loạn giấc ngủ. Ngủ quá nhanh có thể là do thiếu ngủ. Nếu bạn không ngủ đủ, bạn sẽ ngủ sớm hơn bình thường. Với một người khỏe mạnh thời gian ngủ trung bình cần thiết là 8 tiếng, nhưng điều này có thể thay đổi từ người này sang người khác.
Nguyên nhân khiến bạn ngủ quá nhanh?
Chất lượng giấc ngủ kém cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn ngủ nhanh hơn. Rất có thể bạn sẽ bị ngưng thở khi ngủ, ngáy hay nghiến răng.
Nặng nhất là bạn mắc chứng ngủ rũ. Những người mắc hội chứng ngủ rũ khó có thể tỉnh táo suốt cả ngày, dẫn tới cảm giác thiếu ngủ không chủ đích, thậm chí chìm vào giấc ngủ dễ dàng.
Cách điều trị
Bạn cần phải xem bạn đã ngủ thế nào và ngủ bao lâu. Nếu thấy mình ngủ quá nhanh bạn hãy tới gặp chuyên gia để điều trị căn bệnh này.
Nếu bạn đã được chẩn đoán bị ngưng thở khi ngủ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện phương pháp thở áp lực dương liên tục. Bạn cũng có thể được kê toa thuốc như armodafinil hoặc modafinil.
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc chứng ngủ rũ, bác sĩ sẽ kê thuốc để giúp bạn tỉnh táo trong thời gian lâu hơn. Thuốc chống trầm cảm cũng giúp điều trị ảo giác hoặc bị bóng đè.
Để tránh ngủ quá nhanh hay buồn ngủ quá mức bạn cần tập thể dục thường xuyên và áp dụng chế độ ăn uống cân bằng.
Theo emdep.vn
Chế độ ăn low-carb có thể làm tăng nguy cơ tử vong Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ đăng tải trên Tạp chí The Lancet Public Health khiến những người trung niên đang theo đuổi chế độ ăn giảm cân low-carb phải thay đổi suy nghĩ của mình bởi chế độ ăn giàu hàm lượng chất béo động vật và protein, không tiêu thụ carbohydrate này làm tăng nguy cơ tử vong....