Xử trí các tai biến do thời tiết nắng nóng
Trong thời tiết nắng nóng, chúng ta có thể gặp phải một số tai biến như phù, phát ban, ngất xỉu, kiệt sức, đột quỵ… Do vậy, cần nhận biết để phòng ngừa và xử trí.
Thời tiết nắng nóng có thể gây kiệt sức và đột quỵ do nhiệt – SHUTTERSTOCK
“Đối với cơ thể người, nhiệt độ thích nghi nhất là khoảng 25 độ C. Trong khoảng từ 20 – 30 độ C, cơ thể điều chỉnh thích nghi tốt. Tuy nhiên, đến ngưỡng nhiệt độ lạnh quá hay nóng quá, cơ thể không thể điều chỉnh kịp sẽ dẫn đến các tai biến do nhiệt độ”, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Viết Hậu, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết.
Sau đây là các tai biến thường gặp và cách xử trí.
Phát ban
Biểu hiện: Rất nhiều nốt nhỏ nổi trên mặt da, màu đỏ, gây cảm giác như kim châm hay ngứa.
Xử trí: Sau một thời gian, các triệu chứng này sẽ phục hồi, không cần điều trị đặc hiệu. Nếu bị ngứa nhiều, có thể dùng các loại thuốc chống dị ứng thông thường. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.
Chuột rút
Biểu hiện: Đau ở các cơ của thành bụng, đặc biệt ở bắp đùi, cẳng chân. Khi hoạt động nặng, các cơ phải làm việc liên tục đi kèm có thể bị mất nước và muối qua mồ hôi quá nhiều, dẫn đến tình trạng co thắt cơ. Vấn đề này thường xuất hiện ở những người lao động nặng, những vận động viên phải tập luyện cường độ cao.
Xử trí: Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường, nghỉ ngơi, di chuyển đến nơi thoáng mát, bù nước có muối khoáng (nước lọc không thể bù đắp tình trạng mất muối và nước của cơ thể). Sau khi nghỉ ngơi, bù nước thì các triệu chứng sẽ dần khỏi.
Phù do nhiệt
Video đang HOT
Biểu hiện: Phù ở phần thấp cơ thể như ở mắt cá, bàn chân; do mạch máu giãn ra để thải nhiệt, gây phù. Xuất hiện khi cơ thể hoạt động trong thời tiết nắng nóng nhiều hơn so với thường ngày, hoặc ở trong phòng máy lạnh lâu và đột ngột di chuyển ra nắng nóng.
Xử trí: Sau khi cơ thể thích nghi trong thời gian vài giờ hay vài ngày thì triệu chứng sẽ mất đi. Nếu triệu chứng không mất đi, có thể kê cao chân khi ngủ để mạch máu lưu thông bình thường; ở mức độ này không cần dùng thuốc điều trị.
Ngất xỉu, kiệt sức
Biểu hiện: Ngất xỉu do nhiệt xảy ra khi cơ thể mất muối và nước quá nhiều. Khi đó, khối lượng nước trong lòng mạch máu sụt giảm, tụt huyết áp, đặc biệt ở tư thế đứng làm giảm lưu lượng máu đi lên não gây ngất xỉu. Ngất xỉu do nhiệt có thể đi kèm các triệu chứng: nước tiểu sẫm màu, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy…
Tình trạng mất muối và nước kéo dài sẽ dẫn đến kiệt sức. Bệnh nhân tiết mồ hôi rất nhiều, có cảm giác ớn lạnh, da lạnh và ẩm ướt, mạch nhanh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, chuột rút, mệt mỏi, ngất xỉu…
Xử trí: Người bị ngất xỉu, kiệt sức cần được sơ cấp cứu bằng cách: nằm đầu thấp, nghỉ ngơi ở nơi không khí thoáng mát, nới rộng áo quần, bù nước có muối khoáng.
Ngoài ra, với người kiệt sức do nhiệt, có thể dùng các loại khăn lạnh chườm vào các vùng trên cơ thể có nhiều mạch máu như trán, lưng, nách, bẹn… để hấp thu nhiệt nhanh, giúp cơ thể thải nhiệt nhanh hơn. Cố gắng cho người bị nạn uống càng nhiều nước càng tốt.
Theo dõi khoảng 30 phút, nếu ổn định thì không cần đến bệnh viện, nếu triệu chứng không được cải thiện (đau đầu, nôn ói, chóng mặt nhiều hơn…) thì nên đưa đến bệnh viện.
Đột quỵ
Biểu hiện: Khác với kiệt sức, đột quỵ do nhiệt làm cho hệ thống điều hòa thân nhiệt bị hư hại khiến bệnh nhân không thể tiếp tục tiết mồ hôi nên da bị nóng và khô. Tăng thân nhiệt kéo dài sẽ gây tổn thương cho hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận và đặc biệt là hệ thần kinh với các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật và thậm chí hôn mê.
“Đột quỵ do nhiệt có nguyên nhân là mất muối và nước kéo dài đi kèm với hoạt động quá tải của trung tâm điều hòa thân nhiệt. Đây là tai biến do nhiệt nặng nhất, xảy ra khi thân nhiệt lên tới hơn 40 độ C”, bác sĩ Hậu nói và cho biết, đột quỵ do nhiệt có tỷ lệ tử vong tương đương với đột quỵ do tim hay đột quỵ do não.
Xử trí: Cho người bị nạn nằm đầu thấp; di chuyển ra khỏi vùng có nhiệt độ cao; làm giảm nhiệt cho nạn nhân như dùng quạt hay ngâm người bị nạn trong nước mát vài phút; dùng khăn sũng nước lạnh hay nước đá đắp vào các vùng trên cơ thể có nhiều mạch máu như trán, lưng, nách, bẹn… Đồng thời, gọi điện thoại cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay.
Để phòng các tai biến do nắng nóng, bác sĩ Nguyễn Viết Hậu tư vấn:
Mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đôi nón rộng vành khi ra ngoài trời.
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong thời gian từ 10 – 16 giờ.
Chủ động uống nước. Nên uống các loại nước có muối khoáng như các dung dịch nước điện giải, nước chanh có pha muối, đường…
Căn bệnh nguy hiểm mùa nắng nóng: 3 dấu hiệu cần nhớ
Theo các bác sĩ thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là các đối tượng có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao.
Ông N.V.N., 67 tuổi, Phú Thọ, được người thân đưa vào viện trong tình trạng yếu nửa người phải, thất ngôn, đi lại khó.
Người nhà BN cho biết khoảng 15h30 ngày 10/5, ông N. ở nhà chơi nhưng con cái thấy người ông N. đờ đẫn, gọi bệnh nhân biết nhưng không nói được. Gia đình đã nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và đang điều trị thuốc.
May mắn, bệnh nhân được đưa đến trong giờ vàng nên bác sĩ đã can thiệp tiêu sợi huyết cho bệnh nhân. Sau 2 ngày điều trị, tình trạng liệt đỡ, bệnh nhân có thể nói được dù còn hơi ngọng. Bệnh nhân sẽ phục hồi chức năng thêm để cải thiện tình hình.
Theo các chuyên gia, mùa nắng nóng cũng là thời kỳ có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có đột quỵ.
Ảnh minh họa
Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam với 230.000 ca bệnh mỗi năm. Số liệu thống kê cho thấy, đột quỵ ở tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua, nhất là đột quỵ não (thường gọi là tai biến mạch máu não). Bệnh gặp ở người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình trạng "béo phì văn phòng", lười vận động.
Thời điểm nắng nóng như hiện nay, bác sĩ Lương Minh Tuấn - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu - BV Hung Vương cho biết đột quỵ não ( hay tai biến mạch máu não) là bệnh gây nguy cơ tử vong cao, hoặc để lại di chứng suốt đời .
Vậy đột quỵ não là gì? Những dấu hiệu nào gợi ý đột quỵ? Và cách xử lý như thế nào cho hiệu quả ?
Khái niệm đột quỵ não: là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng não đó bị tắc (nhồi màu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não).
BS Tuấn cũng cho biết, 3-6 giờ đầu từ khi khởi phát cơn đột quỵ được coi là "thời gian vàng" hay "giờ vàng" để cứu người bệnh. Thời gian càng sớm, tỉ lệ điều trị thành công càng cao, tỉ lệ tử vong và di chứng càng thấp. Sau thời gian này, vùng não bị tổn thương sẽ hư hại, và khó hồi phục hơn. Vì vậy đưa bệnh nhân đến viện có điều trị đột quỵ não gần nhất là yếu tố quyết định điều trị thành công.
Để đưa bệnh nhân tới bệnh viện sớm nhất thì việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ rất quan trọng. BS Tuấn cho biết người nhà cần chú ý tới các dấu hiệu của đột quỵ như sau:
Thứ nhất: F(face) - Khuôn mặt: người bệnh bất ngờ bị méo mặt lệch về 1 bên, kèm theo méo miệng.
Thứ hai: A(arms) - Cánh tay: Người bệnh có thể bị tê liệt một cánh tay, một bên chân hoặc nửa người.
Thứ ba S(speech) - Giọng nói: người bệnh bất ngờ mất khả năng nói, không gọi được người xung quanh mà chỉ phát ra tiếng ú ớ hoặc nói ngọng.
Khii xuất hiện bất cứ triệu chứng nào như trên một cách đột ngột hãy nhanh chóng gọi cấp cứu 115, đưa bệnh nhân đến viện có điều trị đột quỵ gần nhất.
GS.TS.BS Nguyễn Đức Công - Trưởng Bộ môn Lão khoa, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, ngày nắng nóng như hiện nay, với những người cao tuổi hết sức chú ý sức khoẻ của mình.
Đặc biệt, GS Công cho biết việc sử dụng điều hòa nhiệt độ cũng cần đảm bảo sức khỏe và vấn đề kinh tế. Những người cao tuổi, có bệnh lý như đái tháo đường, huyết áp cao, tim mạch cần chú ý. Nếu như đang ngoài nắng nóng mà vào phòng quá lạnh thậm chí 20 độ C thôi thì việc thay đổi môi trường đột ngột dễ ảnh hưởng, nhất là với người lớn tuổi. Khi đó cơ thể không đủ khả năng đáp ứng ngay, hơn nữa ở lâu trong khí lạnh và khô dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Môi trường thay đổi đột ngột làm người có bệnh mạn tính như xơ vữa động mạch rất nguy hiểm, dễ dẫn tai biến. Nếu ở lạnh lâu dễ viêm họng viêm phế quản, phổi... Do đó cần sử dụng máy lạnh một cách thông minh.
Nắng nóng, cảnh giác cao với bệnh viêm não Nhật Bản Từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm là cao điểm của dịch bệnh viêm não Nhật Bản. Khi mắc bệnh này, nguy cơ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Tiêm chủng là biện pháp quan trọng nhất để phòng bệnh. Thực tế cho thấy, trẻ mắc viêm não Nhật Bản hầu hết là do không tiêm vắc xin...