Xoài, mít, dứa có làm “nóng trong người”?
Mong chuyên mục cho biết, trẻ ăn nhiều những loại quả như xoài, mít có bị nóng trong cơ thể không? Xuân Hoà (Hà Nội).
Quả chín như: Mít, dứa, xoài hay các loại trái chín cây khác là nguồn cung cấp viatmin và muối khoáng quan trọng cho cơ thể.
Bạn cũng giống như một số người thường có quan niệm rằng các loại quả chín ngọt là những loại quả nóng nên thường kiêng không ăn hoặc không cho trẻ con ăn sợ mọc mụn nhọt, rôm sảy. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì không có loại quả chín nào là nóng cả, ngay cả như mít, dứa, xoài, vải, nhãn thường có vào mùa hè nóng nực nhưng ăn vào cũng không hề bị nóng.
Mít là nguồn cung cấp viatmin và muối khoáng quan trọng cho cơ thể.
Tuy nhiên, với những người thừa cân béo phì hoặc những người có nguy cơ bị thừa cân, người bị đái tháo đường thì không nên ăn nhiều các loại quả này vì hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì hoặc làm tăng lượng đường trong máu.
Mặt khác, một số người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều các loại quả này. Vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển nhất là tụ cầu là nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
Nếu con bạn không ở trong 2 dạng người nêu trên thì bạn hoàn toàn có thể cho trẻ ăn uống thoải mái trái cây các loại. Mỗi ngày chúng ta nên ăn từ 300g – 500g quả chín. Nhớ chú ý ăn đa dạng các loại quả khác nhau thì sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Theo Chuyên gia tư vấn Kim Mai (Gia đình & Xã hội)
Công dụng trị bệnh của mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Ngoài ý nghĩa tâm linh, từng loại trái trên mâm đều có tác dụng trị bệnh.
Vào dịp Tết Nguyên đán, từ Bắc chí Nam, nhà nào cũng đều có bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí các loại quả cho tương xứng. 5 màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: phú (giàu có), quý (sang trọng), thọ (sống lâu), khang (khỏe mạnh), ninh (bình yên).
Miền Bắc thường chưng 5 loại quả có 5 màu khác nhau như: chuối, táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm ( tức sabôchê) hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen. Ở miền Nam, mâm ngũ quả thường thấy các loại mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dưa hấu, thơm...
Mâm ngũ quả ngày Tết mang nhiều ý nghĩa. Ảnh: diaoc
Thường người ta chọn loại quả tươi tốt, có màu sắc đẹp và có ý nghĩa tượng trưng cho mong ước của mình. Quả bưởi tròn tượng trưng sự viên mãn, đầy đủ, nhiều phúc lộc; quả phật thủ tượng trưng cho sự che chở, bình an; quả na, lựu, nhiều hạt ngụ ý sự đông con nhiều cháu; quả quất tượng trưng cho người quân tử...
Tùy theo quan niệm của mỗi miền mà có những kiêng kỵ khác nhau, dựa vào tên của vài loại quả, gọi là cách tá âm. Ví dụ như có nơi người ta không chưng quả cam (cam chịu), quả chuối (chúi: chúi đầu, chúi mũi; vất vả), tắc (bế tắc... Ở Nam bộ, người ta lại thích dứa, thơm (thơm tho, thơm danh), sung (sung túc); hoặc thể hiện sự mong ước đơn sơ bằng các loại như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài (cầu vừa đủ xài); mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (cầu vừa đủ xài sung)...
12 loại trái cây thường được chọn dùng trong mâm ngũ quả ngày Tết còn có nhiều giá trị về mặt y học.
1. Mãng cầu (cầu)
Mãng cầu gồm có mãng cầu xiêm và mãng cầu dai (na). Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua, có tính giải khát, bổ dưỡng.
Trong 100g phần ăn được của mãng cầu xiêm có chứa các chất sau: Nước 81g; protid 1,70g; lipid 0,80g; glucid 12,00g; carbohydrat 1,10g; cellulose 1,80g; acid 0,90g; tro 0,70g. Cung cấp 64 calo. Ngoài ra, mãng cầu xiêm còn chứa nhiều chất vitamin và các chất khoáng vi lượng; cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho người suy nhược cơ thể, ăn uống kém.
Thịt quả mãng cầu xiêm nhiều nước, ít đường, nhiều acid, nên có vị chua ngọt và mùi thơm rất đặc trưng. Người ta dùng thịt quả pha thêm nước và đường hoặc sữa, xay làm nước sinh tố để giải khát, bổ mát và chống hoại huyết. Đây là loại trái cây có ích cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Mãng cầu xiêm cũng được dùng chế biến thành mứt kẹo thơm ngon, rất được ưa chuộng.
Video đang HOT
Quả xanh phơi khô tán bột dùng trị kiết lỵ và sốt rét. Lá dùng trị sốt rét với mục đích thường để chặn cữ (lên cơn sốt rét) như sau: Lá mãng cầu xiêm 15 lá, đâm vắt lấy nước cốt uống 1 lần, ngày uống 4 lần.
Mãng cầu dai, tức quả na, còn gọi là mãng cầu ta (Annona squamosa L.), có thịt quả mềm, thơm, ngon, ngọt. Trong 100g phần ăn được của quả na có chứa: Nước 82,5g; protid 1,6g; glucid 14,5g; cellulose 0,8g; tro 0,6g; các chất khoáng vi lượng Ca 35mg; P 45mg; Fe 0,6mg; các vitamin B1 0,11mg; B2 0,10mg; PP 0,8mg; C 36mg; cung cấp 98 calo.
Theo đông y, thịt quả na có vị ngọt, chua, tính ấm, tác dụng hạ khí, tiêu đàm. Thường dùng trong các trường hợp kiết lỵ, tiết tinh, đái tháo, tiêu khát, ho có đàm vàng đặc. Quả xanh dùng chữa lỵ và tiêu chảy. Lá có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, sát trùng, dùng chữa kiết lỵ ra máu.
2. Dừa (Vừa)
Dừa được trồng rộng rãi nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các vùng ven biển nhiệt đới. Theo Đông y, quả dừa gọi là da tử, có vị ngọt, tính bình, không độc, ăn đỡ đói; tác dụng khử phong, ích khí, tiêu phù thũng, trừ hoắc loạn, tâm phiền, giải nhiệt độc (Tuệ Tĩnh - Nam dược thần hiệu).
Cùi dừa màu trắng đẹp, ăn giòn thơm, hương vị như sữa. Quả càng già, hàm lượng chất dinh dưỡng càng nhiều. Ăn bổ dưỡng lại giúp trừ được phong thấp. Nước dừa có vị ngọt, tính bình, tác dụng giảm tiêu khát, khỏi thổ huyết, trừ say nắng, giúp đen râu tóc. Dùng uống giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa vô trùng được dùng làm dung dịch truyền tĩnh mạch, trị tiêu chảy.
Nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, sắt, phospho, canxi, kali, magiê, natri, các chất khoáng khác, lipid, protein, đường... Nước dừa là loại nước giải khát có giá trị, tác dụng tăng cường khí lực, giải khát, giải nhiệt, làm tươi nhan sắc. Rất tốt cho người bị cảm nắng, tiêu chảy, tiêu ra máu.
Người ta ưa chuộng dừa vì nó chứa một số acid béo không thay thế trong quá trình đồng hóa thức ăn, cố định men, tham gia dự trữ chất béo của cơ thể. Dầu dừa hay bơ dừa tạo thành một nhũ tương rất mịn khi gặp mật và dịch tụy nên dễ đồng hóa.
Nước cốt dừa là cùi dừa khô bào vụn, vắt ép lấy nước. Trong nước cốt dừa có chất béo, acid amin, đường, acid hữu cơ. Nước dừa và nước cốt dừa có chất kích thích tăng trưởng nên được dùng để cấy mô.
Các món ăn như kho, nấu chè, bánh kẹo có pha nước cốt dừa sẽ tăng hương vị ngọt béo, hấp dẫn khẩu vị. Người Nam Bộ còn chế loại bánh tráng dừa làm bằng cùi dừa bào còn nước cốt và bột gạo nếp. Bánh màu trắng ngà, dẻo mềm, thơm ngon, có thể ăn ngay không cần nướng.
3. Đu đủ (Đủ)
Theo sách Dược thảo bách khoa toàn thư, đu đủ được người Maya sử dụng làm thức ăn và làm thuốc từ rất lâu đời. Người Trung Quốc thì xem đu đủ như "trái cây vua của vùng Lĩnh Nam", đặt tên cho đu đủ là Phiên mộc qua.
Ngày nay, mọi người đều công nhận đu đủ là một loại trái cây có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng và có tác dụng trị liệu một số bệnh tật. Trong 100g phần ăn được của đu đủ có chứa các chất dinh dưỡng sau (FAO, 1976): Nước 87,1g ; glucid 11,8g ; protein 0,5g ; lipid 0,1g ; tro 0,5g ; các chất khoáng K 24mg, P 22mg, B1 0,03mg, C 71mg, cung cấp 45Kcalo.
Theo đông y, đu đủ chín có vị ngọt, mát, tác dụng nhuận tràng, tiêu thực, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu. Là một thức ăn bổ dưỡng, giúp tiêu hóa protid, lipid, albumin rất hiệu quả.
Đu đủ xanh có vị đắng, ngọt, tác dụng tiêu rất mạnh (dễ gây xót ruột khi dùng nhiều), được dùng chữa rối loạn tiêu hóa do tỳ vị yếu, viêm dạ dày mãn tính, viêm dạ dày - ruột non ở trẻ em. Ngoài ra, còn có tác dụng giúp cơ thể phòng chống ung thư, sát trùng diệt khuẩn (theo Trung dược đại từ điển).
Trái đu đủ xanh và các bộ phận khác của cây như thân, rễ, lá, đều có chứa chất nhựa mủ. Trong nhựa mủ này có men papain có khả năng hòa tan một khối lượng tơ huyết (fibrin) gấp 2.000 lần khối lượng của nó.
Men papain của đu đủ có tác dụng như men pepsin của dạ dày và nhất là giống men trypsin của tụy tạng trong việc tiêu hóa protid, lipid, hydrat carbon trong môi trường hơi kiềm hay trung tính. Nếu sự phân tiết của tụy tạng có trở ngại, gây ra một số rối loạn về tiêu hóa, thì có thể sử dụng đu đủ chín nấu ăn để điều hòa. Ngoài ra, men papain còn có tác dụng làm triệt tiêu progesteron, cho nên phụ nữ có thai không nên ăn đu đủ xanh.
Hoa đu đủ đựng dùng trị ho trẻ em, ho gà, bằng cách hấp với đường phèn: 30g hoa tươi hấp với 20g đường phèn (có thể nấu với chén nước), chia làm 2 lần cho uống trước bữa ăn.
Nhựa mủ đu đủ (Latex caricae papayae) được lấy từ trái xanh đem phơi khô, hoặc lấy từ thân cây, có tác dụng làm sạch da, làm lành các vết thương, thúc đẩy quá trình làm lành các ung nhọt cũng như các khối ung thư (Theo sách The Encyclopedia of Medicinal plants).
Qua đó, ta thấy đu đủ có những lợi ích rất thiết thực :
- Chứa nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, là chất chống oxy hóa rất hiệu quả, giúp phòng chống bệnh tim mạch, lão suy, ung thư.
- Giàu vitamin B, C, các chất khoáng, tác dụng bổ dưỡng, trợ tiêu hóa. Kết hợp với chuối mật ong chống táo bón.
- Bảo vệ da rất tốt ( sữa tươi đường). Làm mặt nạ ( sữa tươi hoặc yaourt), ngừa được mụn, vết nám da, chữa da khô. Đu đủ còn có công dụng rất đặc biệt, nó có thể giúp vết thương hay vết mổ của bạn mau lành, bằng cách đắp một miếng đu đủ lên vùng da bị tổn thương.
- Đu đủ xanh hầm móng giò heo là thức ăn lợi sữa, làm nộm với khô bò là thức ăn khoái khẩu, lợi tiêu hóa.
- Bổ dưỡng Tỳ vị: Đu đủ chín 200g, sữa bò 250ml, nước chanh vắt 1 muỗng canh, mật ong vừa đủ. Gọt vỏ đu đủ, xắt nhỏ, bỏ hột, cho vào máy xay cùng với các nguyên liệu để xay nhuyễn, dùng uống trong ngày.
- Nước đu đủ, dứa giúp da trắng mịn, hồng hào :
Vật liệu: Đu đủ quả , dứa quả , bôm (táo tây) quả , cam 2 quả , nước 50ml.
Cách làm: Dứa cắt miếng nhỏ. Đu đủ gọt bỏ vỏ và gạt rồi cắt miếng nhỏ; bôm, cam rửa sạch, cắt miếng bỏ hạt. Lấy các thứ trên cho vào máy xay sinh tố, sau khi xay xong đổ vào ly, thêm nước vào quậy đều là có thể dùng.
4. Xoài (Xài)
Xoài được coi là "vua trái cây". Trong 100g phần ăn được của quả xoài chín có chứa các chất sau : Nước 86,5g; protid 0,6g; lipid 0,3g; glucid 15,9g; tro 0,6g; các chất khoáng vi lượng Ca 10g; P 15g; Fe 0,3g; các vitamin B1 0,06mg; C 36mg; beta-caroten 1880 microgam. Cung cấp 62 calo. (FAO.1976)
Như vậy, xoài chín chứa nhiều chất bổ dưỡng. Một miếng xoài 100g cung cấp 78% nhu cầu vitamin A mỗi ngày, 46% nhu cầu vitamin C, ngoài ra còn có vitamin E.
Ăn xoài chín giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm, phòng ngừa ung thư, giúp hạ cholesterol máu, hạ huyết áp, phòng bệnh mạch vành, ngừa ung thư ruột kết (do làm tăng nhu động ruột, chống táo bón). Tác dụng bổ não, có lợi cho người làm việc trí óc. Đặc biệt, xoài rất tốt cho hoạt động của thanh đới, chống khô cổ, khản tiếng (ca sĩ, phát thanh viên... nên dùng)
Xoài xanh có nhiều vitamin C, nấu canh chua với các loại cá đồng (cá rô, cá trê, cá lóc...) rất ngon lại có tác dụng giải nhiệt, chống mệt mỏi vào mùa hè. Tuy vậy, xoài xanh có nhiều chất chát có thể gây táo bón, không nên ăn lúc đói bụng. Ăn ít thì nhuận trường, ăn nhiều gây tiêu chảy. Sau bữa ăn no, bị sốt, vết thương mưng mủ, đái tháo đường không nên ăn xoài chín.
Tinh chất từ hạt xoài có thể giúp ngăn chặn nhiều loại vi khuẩn có hại, trong đó có listeria. Listeria là loại vi khuẩn có trong thực phẩm, nhất là các loại thịt đóng hộp, đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ có thai, người già, trẻ sơ sinh và người có hệ miễn dịch yếu. Theo các nhà nghiên cứu, người ta có thể tận dụng hạt xoài để chế biến một loại chất bảo quản thực phẩm tự nhiên chống nhiễm khuẩn listeria.
Theo Đông y, quả xoài vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, kiện tỳ, tiêu trệ, chỉ thổ, giải khát, lợi niệu, trị ho, hoại huyết, tiêu hóa kém, phòng ngừa ung thư đại tràng và bệnh do thiếu chất xơ.
Hạt xoài có vị chua, chát, tính bình, dùng trị giun, kiết lỵ, tiêu chảy, giúp giảm đau, trị miệng khát họng khô, tiểu tiện không thông.
Vỏ trái xoài chín nấu thành cao lỏng, trị được bệnh ho ra máu.
Khi ăn xoài, cần lưu ý những điều sau đây:
- Tuy thịt quả xoài có tác dụng lợi tiểu, chữa hoại huyết, nhưng nếu ăn nhiều sẽ bị nóng, dễ sinh mụn nhọt, chảy ghèn ở mắt.
- Không nên ăn xoài sau khi dùng các thức ăn có nhiều gia vị cay, nóng như hành, tỏi, tiêu, gừng, ớt...
- Cách ăn xoài chín an toàn là xắt nhỏ, làm nhuyễn, không để cả lát to, không nhai dối, nuốt chửng (chú ý đối với trẻ em và người già răng yếu). Nên ăn xoài chín đến độ có thể bóc vỏ mà không cần dùng dao gọt vỏ.
- Tránh nhựa mủ ở vỏ, mủ xoài có chất độc gây nôn mửa, tiêu chảy, viêm da.
Sau đây là cách chế nước sinh tố xoài làm đẹp da:
Nguyên liệu: Xoài chín quả , chanh quả, bưởi quả , mật ong muỗng nhỏ ,sữa chua ly , nước đá một ít.
Cách làm: Tất cả cho vào máy xay sinh tố rồi ăn sau bữa ăn 2-3 giờ.
Làm săn da mặt bằng cách: Lá xoài tươi 50g, rửa thật sạch, giã nát, đắp mặt trong 20 phút rồi rửa sạch.
5. Sung (Sung túc)
Sung còn gọi là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả, thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt và cũng được trồng quanh bờ ao hoặc ven sông. Người ta dùng quả, lá sung làm thực phẩm và dùng cả nhựa, lá, vỏ cây để làm thuốc.
Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g.
Quả sung thường dùng muối ăn như cà muối, luộc ăn với nước chấm hoặc kho. Lá sung non có thể ăn sống như rau, lộc sung dùng gói nem.
Theo đông y, quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thủng, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả còn xanh dùng cầm tiêu chảy. Quả sung và lá non giúp lợi sữa cho sản phụ.
Nhựa mủ dùng bôi ngoài chữa các chứng sang độc, chốc lở, đinh nhọt, bỏng, các loại ghẻ. Cành lá và vỏ cây sung dùng chữa phong thấp, sốt rét, sản phụ ít sữa. Liều dùng 10-20g, sắc uống.
Trong sách Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã dùng nhựa sung chữa các loại đinh nhọt và dùng lá sung non chữa trẻ em bị lở ghẻ. Trong sách Bách gia trân tàng, Hải Thượng Lãn Ông dùng lá sung tật nấu nước cho uống và xông rửa mặt chữa trên mặt bị nổi từng cục u nhỏ sưng đỏ.
Ở Ấn Độ, rễ sung được dùng chữa lỵ, nhựa rễ cây dùng chữa tiêu khát (đái tháo đường); lá sung sấy khô, tán bột, trộn với mật ong chữa bệnh túi mật; quả dùng chữa rong kinh, khạc ra máu; nhựa sung dùng chữa bệnh trĩ và tiêu chảy.
Y học hiện đại cho rằng quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư. Ngày nay, cây sung còn được trồng trong bồn, chậu non bộ làm cảnh, rất được ưa chuộng.
6. Dứa - thơm (Thơm tho, Đa phúc lộc)
Quả dứa có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm đặc biệt, là một trong các thứ trái cây tươi được nhiều người ưa chuộng. Quả dứa có nhiều mắt nên được tượng trưng cho đa lộc, đa phúc.
Theo Đông y, dứa có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng giải khát, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, ngừng tả. Men dứa giúp dạ dày phân giải protein, làm thức ăn dễ tiêu. Sau khi ăn nhiều thịt, mỡ, ăn dứa rất có lợi. Ngoài ra, chất đường, muối và men trong dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận, cao huyết áp, phù thũng. Đối với bệnh viêm phế quản, ho, nó cũng có tác dụng điều trị hỗ trợ.
Tuy nhiên, có một số người sau khi ăn dứa xuất hiện hiện tượng dị ứng. Thường sau 15 phút hoặc 1 giờ, bệnh nhân thấy đau bụng, buồn nôn, đi lỏng, đồng thời có các biểu hiện mẫn cảm như đau đầu, chóng mặt, mẩn đỏ da, ngứa toàn thân, tay chân và lưỡi cứng đờ, nghiêm trọng hơn có thể ngất đột ngột. Do đó, những người bị dị ứng dứa không được ăn.
Trước khi ăn, có thể ngâm dứa trong nước muối để một phần acid hữu cơ bị phân giải, làm giảm nguy cơ ngộ độc dứa. Dứa sau khi xát muối ăn đậm đà, ngọt ngào hơn.
- Nước ép dứa:
Mỗi ngày, bạn hãy uống một ly nước ép dứa để ngừa ung thư. Nước dứa có khả năng kích thích hệ miễn dịch tấn công tế bào bệnh; kìm hãm khả năng di căn của các loại ung thư vú, phổi, đại tràng, buồng trứng và da. Không ăn hoặc uống nước ép dứa khi bụng đói.
Cũng giống đu đủ, dứa rất hữu ích trong việc làm mềm da, chứa ezym đặc biệt có tác dụng tẩy tế bào chết, đặc biệt khi thoa hoặc ngâm nước ép dứa ở những vùng da đầu gối, khuỷu tay, gót chân, v.v...
Theo dantri
"Bà bầu nên ăn nhiều hoa quả nhưng..." "Trái cây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, xơ, vitamin và muối khoáng dinh dưỡng cho thai phụ và sự phát triển toàn diện của thai nhi", PGS. TS. Trần Đình Toán, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị, cho biết. Nên chọn hoa quả theo mùa Trong thời kì mang thai, bà bầu nên ăn nhiều hoa quả vì có...