Phòng nóng trong, hạn chế 8 loại thực phẩm
Ngoài sử dụng quạt, điều hoà để làm mát bên ngoài cơ thể, để phòng nóng trong người và giữ cho tâm trạng ổn định, nên hạn chế dung nạp những thực phẩm sau:
Ít ăn hoa quả nhiệt, nóng
Hoa quả hàm chứa vitamin, vì vậy rất nhiều người sẽ lựa chọn ăn nhiều hoa quả bổ sung lượng nước và vitamin, khoáng chất vào mùa hè, Tuy nhiên, khi lựa chọn hoa quả cần phải chú ý, nhất định không được chọn loại hoa quả có tính ôn nhiệt, ví dụ như vải, nhãn, đào, lựu vv. Những loại hoa quả này thuộc hoa quả mang tính ôn nhiệt, nếu ăn quá nhiều, ngoài việc không có lợi cho sức khỏe mà còn gây ra hiện tượng nhiệt, nóng trong người.
Hạn chế ăn những loại hạt có vỏ cứng
Bất luận là ở nhà hay đi du lịch ở ngoài, đa phần trong chúng ta đều thích mang những loại hạt có cỏ cứng, vừa cắn tí tách vừa nói chuyện, xem ti vi. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta không biết, hạt có vỏ cứng như hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, hạt thông … nếu ăn nhiều thì sẽ gây nhiệt trong người, bởi vì trong những loại hạt cứng này hàm chứa nhiệt lượng khá cao, trong 50g nhân hạt hướng dương hàm chứa nhiệt lượng tương đương với một bát cơm to, nếu khi ăn không chú ý sẽ làm cho cơ thể sản sinh nội nhiệt quá nhều, từ đó dẫn đến nóng trong người.
Hạn chế ăn thịt
Mùa hè nhiệt độ không ngừng tăng cao, huyết dịch trong cơ thể chúng ta cũng xuất hiên thay đổi với mức độ khác nhau, khi nhiệtđộ vượt quá 35, huyết dịch sẽ trở nên kết dính, nếu lúc này còn ăn thịt sẽ làm cho tinh thần càng thêm tồi tệ. Ngoài ra, trong thịt còn hàm chứa đại lượng protit động vật, nó sẽ làm cho hàm lượng tryptophan trong não giảm đi, từ đó làm cho chúng ta có khuynh hướng hiếu chiến, chiếm hữu và cả lo lắng.
Video đang HOT
Mùa hè thời tiết nhiệt độ cao, nếu ăn quá nhiều thịt sẽ làm cho nồng độ can-xi trong cơ thể giảm thấp, như vậy sẽtăng thêm khuynh hướng bộc phát tức giận và phẫn nộ. Ngoài ra ăn quá nhiều thịt còn gây ra xơ cứng huyết quản, từ đó tăng huyết áp.
Phòng chóng nóng trong người có rất nhiều phương pháp, ví dụ như ăn nhiều thực phẩm vitamin hoặc thực phẩm mát lạnh, như thế sẽ có hiệu quả giảm thấp nhiệt trong cơ thể.
Không nên ăn canh gà
Mùa hè cần phải lấy thanh đạm để bồi bổ, nếu đi nhà hàng họ giới thiệu món ngon và đặc sản của nhà hàng là dùng canh gà đen, gà quê để bòi bổ thì bạn nên từ chối, mà nên chọn canh vịt hoặc canh chim bồ câu.
Ít ăn đường
Mù hè nếu dung nạp nhiều đồ ăn ngọt sẽ làm tăng đường huyết. Khi đường huyết quá cao, một mặt sẽ thúc đẩy vi khuẩn sinh trưởng trên da bịmồ hôi làm cho ô nhiễm, dễ gây ra các bệnh về da như sưng phù, nhọt, mụn mặt khác sẽ sản sinh đại lượng chất mang tính acid, phá vỡ sự cân bằng kiềm acid trong huyết dịch, làm cho cơ thể biết thành vật toàn chứa aicd, từ đó làm cho sức đề kháng yếu, khả năng miễn dịch giảm thấp.
Hạn chế ăn thực phẩm hàn lạnh
Mùa hè thời tiết nóng, thực phẩm hàn lạnh mặc dù tạm thời có thể hòa giảiđược nóng nhưng thực phẩm hàn lạnh sẽ làm cho vòm họng bị kích thích, gây ra các phản ứng không tốt như đau răng hoặc viêm lợi, đồng thời còn kích thích tỳ vị, dạ dày, ảnh hưởng dịch dạ dày bài tiết và làm giảm cảm giác thèm ăn, gây ra tiêu hóa không tốt, chán ăn, phần bụng đau sưng, đi ngoài vv.
Ít ăn thực phẩm dầu mỡ
Mùa hè ăn nhiều thực phẩm dầu mỡsẽ gia tăng thêm gánh nặng của dạ dày, đường ruột,làm cho đại lượng huyết dịch lưu lại trong dạ dày, đường ruột, lượng máu vận chuyểnđến não bị giảm đi, như thế sẽgảm thấy chướng bụng, không thèm ăn uống, cóthể càng gia tăng mệt mỏi.
Kỵ uống quá nhiều nước một lúc
Người bị say nắng nên một lúc uống ít nước, mà nên áp dụng phương pháp uống nhiều lần, mỗi lần không nên vượt quá 300ml là thích hợp nhất. Bởi vì uống quá nhiều nước 1 lúc sẽ làm loãng dịch dạ dày, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, còn gây tăng tiết mồ hôi. Kết quả sẽ dẫn đến đại lượng lượng nước và lượng muối trong cơ thể mất đi, người bị nặng có thể bị chuột rút.
Dương Hằng
Theo Dân trí
Suýt chết vì dùng thuốc nam trị nóng trong người
Chị Vũ Thị H. (31 tuổi, ngụ huyện Văn Giang, Hưng Yên) nhập viện cấp cứu trong tình trạng mặt sưng vù, ban đỏ toàn thân, mụn mọc dày đặc hai bên má... sau khi uống và bôi thuốc dạng cao của một thầy lang gần nhà.
Thấy nóng trong người, chị H. đã đến nhà một thầy lang và được cho thuốc dạng cao để uống và bôi giải độc. Sau khi sử dụng thuốc, mặt chị H. sưng vù, mụn mọc dày đặc hai bên má, mắt sưng to khó chịu, ban đỏ toàn thân đặc biệt là hai chân... Ngày 25/5, gia đình đưa chị H. tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu.
Ban đỏ nổi dày đặt ở chân chị H. sau khi bôi thuốc dạng cao
Theo bác sĩ Bùi Văn Khánh, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai- Hà Nội), bệnh nhân bị mắc hội chứng AGEP do dị ứng thuốc nam trong tình trạng rất nặng, tiên lượng phải điều trị kéo dài. Trước đó, trung tâm này cũng đã tiếp nhận một số trường hợp dị ứng thuốc nam khá nặng sau khi "cắt thuốc" tại nhà thầy lang uống để chữa bệnh khớp, táo bón...
Thuốc dạng cao lỏng và đặc mà chị H. đã sử dụng
PGS. TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, cho biết tình trạng dị ứng thuốc nam xuất hiện ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, đến nay chưa có loại máy móc nào có thể phân tích hết các thành phần dược chất của một chén thuốc nam để tìm ra đích danh thủ phạm gây dị ứng.
Tại trung tâm này có khoảng 20% các ca bệnh dị ứng từ thuốc nam. Dị ứng thuốc nam có nhiều thể lâm sàng nặng như: đỏ da toàn thân, hồng ban, viêm da dị ứng nhiễm độc, hội chứng Strvens - Johnso... với những biểu hiện tổn thương da, ngứa, sốt, mày đay, thậm chí loét trợt các hốc tự nhiên, tổn thương các cơ quan nội tạng.
TS Đoàn cảnh báo dị ứng thuốc nam thường rất nặng vì bệnh nhân không chỉ có các biểu hiện ngoài da mà nhiều trường hợp còn tổn thương gan, thận, suy đa tạng có thể dẫn đến tử vong.
Theo N.Dung
Người lao động
5 loại thực phẩm giúp cân bằng bên trong cơ thể Mùa đông hanh khô, cơ thể dễ tích tụ nhiệt dẫn đến sự mất cân bằng nhiệt so với môi trường lạnh lẽo bên ngoài. Có 5 loại thực phẩm hàng ngày có công dụng "chữa cháy" cho bạn. Mùa đông hanh khô, cơ thể dễ tích tụ nhiệt dẫn đến sự mất cân bằng nhiệt so với môi trường lạnh lẽo bên...