Xin cho con học trực tuyến ít hơn!
Vừa phải đáp ứng chương trình học của Bộ GD-ĐT, vừa phải đáp ứng kỳ vọng của phụ huynh học sinh (HS) về ngoại ngữ, trong thời gian vừa qua, chính các trường tư, trường song ngữ phải loay hoay nhiều nhất để tìm cách để giảm tải học trực tuyến cho HS.
Anh Phan Quang, một phụ huynh HS ở đường Tạ Quang Bửu (Q.8, TP.HCM), có con học lớp 2 tại một trường song ngữ ở H.Bình Chánh, vừa qua phải viết email cho giáo viên chủ nhiệm đề nghị cho con mình học trực tuyến và làm bài tập ít hơn vì vợ chồng anh cảm thấy con học quá nhiều. Con học từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Sau đó, chiều học 13 giờ 30 – 15 giờ 30. Chưa kể ngày nào con cũng phải làm bài tập cho GV tiếng Việt và tiếng Anh giao về nhà vào buổi tối.
Một học sinh trường tư đang học trực tuyến giờ giáo dục thể chất – ĐĂNG NGUYÊN
Đồng cảnh ngộ như con anh Quang, một số phụ huynh tại trường cũng có ý kiến mong muốn giảm chương trình học trực tuyến cho con.
Video đang HOT
Tiến sĩ kinh tế Trần Vinh Dự, có bằng tiến sĩ từ ĐH Texas (Austin, Mỹ), cho biết đây là câu chuyện xuất phát từ mâu thuẫn giữa chương trình học và kỳ vọng của phụ huynh. Ở các trường song ngữ, ngoài việc vẫn phải đảm bảo giảng dạy theo tiến độ chương trình của Bộ GD-ĐT thì các trường vẫn phải đảm bảo đúng giờ dạy ngoại ngữ cho HS.
Lý do là trường và phụ huynh đã có cam kết ban đầu về giờ học ngoại ngữ cũng như nhiều giờ học kỹ năng khác. Nếu không đáp ứng được, phụ huynh sẽ có đòi hỏi phải giảm học phí, điều mà không chủ trường nào mong muốn. Điều này dẫn đến việc các tiết học vẫn phải đảm bảo như khi học trực tiếp, nói cách khác là đưa tiết học trực tiếp thành học trực tuyến.
“Việc dạy và học trực tuyến bộc lộ nhiều vấn đề mà nếu không biết cách tối ưu hóa các giờ học thì HS vẫn phải ngồi học rất nhiều trước máy tính. Trẻ phải được hoạt động, vui chơi chứ không thể ngồi 7 – 8 tiếng/ngày trước màn hình máy tính”, tiến sĩ Dự chia sẻ.
Bà Lê Thị Ngọc Điệp, Hiệu trưởng Trường tiểu học – THCS -THPT Vinschool, cho biết bên trường sắp xếp lại chương trình để HS không phải học nặng nề. Giải pháp của trường là thay vì dạy tất cả chương trình trên lớp thì GV gửi trước bài cho HS trên hệ thống LMS để HS xem bài trước, chuẩn bị nội dung, câu hỏi. Sau đó, khi vào lớp, HS chỉ thực hành, giải đáp thắc mắc chứ không dạy từ đầu nữa.
Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Quốc Toàn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn giáo dục Equest, cho biết với trẻ em, nếu học trực tuyến, không nhất thiết phải học đến 45 phút. Chỉ cần học 30 phút, thậm chí 20 phút cho mỗi tiết học trực tuyến, sau đó để HS tự học.
“Định hướng mà tôi và đồng sự đang làm là giải pháp dạy – học trực tuyến MegaSchool. Nói một cách đơn giản là giải pháp này tích hợp tất cả giải pháp hệ thống quản lý học tập, lấy nội dung bài giảng số và tương tác giữa GV và HS làm trọng tâm, cung cấp nền tảng và nội dung số khối phổ thông, tích hợp hệ thống đánh giá/kiểm định… Vì hô hào giảm tải nhưng vẫn loay hoay đảm bảo chương trình học, tiết học ngoại ngữ, kỹ năng… thì rất khó. Thay vào đó, cần tối ưu hóa chương trình thì mới rút ngắn thời gian tiết học cho HS, giúp HS nhẹ nhàng hơn trong việc học trực tuyến”, tiến sĩ Toàn chia sẻ.
An Giang: Gần 79 nghìn học sinh chưa có thiết bị học trực tuyến
Năm học 2021-2022, ngành GD&ĐT tỉnh An Giang còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai dạy và học trực tuyến.
Rất nhiều học sinh của tỉnh chưa đủ thiết bị để tham gia học trực tuyến.
Thầy cô giáo và học sinh tiểu học An Giang làm quen với lớp học trực tuyến.
Theo kế hoạch, học sinh các cấp trong tỉnh An Giang sẽ chính thức thực học chương trình năm học mới qua hình thức trực tuyến từ ngày 20/9.
Ông Võ Văn Quới, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT An Giang) cho biết, cấp tiểu học sẽ dạy học trực tuyến chính thức từ ngày 27/9. Từ 20/9 đến 24/9, các trường tiếp tục tổ chức hướng dẫn cho học sinh làm quen với thiết bị, lớp học trực tuyến, ôn tập kiến thức để chuẩn bị tâm thế bước vào năm học mới.
Mặc dù các cơ sở giáo dục đã chuẩn bị sẵn sàng điều kiện về việc dạy và học trực tuyến, nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay là học sinh chưa đủ thiết bị để theo học hình thức này.
Thống kê từ Sở GD&ĐT tỉnh An Giang, toàn tỉnh có 78.725 học sinh cấp tiểu học, THCS và THPT chưa có thiết bị học trực tuyến, chiếm 21,73%. Trong đó, số học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và diện khó khăn cần hỗ trợ thiết bị học trực tuyến là 35 nghìn em.
Trước tình hình này, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh An Giang đã triển khai kế hoạch "vận động đóng góp kinh phí, hiện vật trong toàn ngành" nhằm hưởng ứng Chương trình "Sóng và máy tính cho em" của Chính phủ.
Theo đó, Sở kêu gọi, vận động mọi nguồn lực đóng góp kinh phí, hiện vật trong và ngoài ngành nhằm hưởng ứng tích cực chương trình. Trong đó vận động mỗi cán bộ, giáo viên, người lao động trong ngành đóng góp tối thiểu 1 ngày lương hiện hưởng theo lời kêu gọi của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Ngoài ra, nếu có điều kiện, các cán bộ, giáo viên và người lao động trong ngành có thể đóng góp thêm bằng hiện vật như laptop, máy tính để bàn, máy tính bảng, điện thoại thông minh còn mới hoặc đã qua sử dụng, nhằm hỗ trợ học sinh khi bước vào thực học.
Phụ huynh lên núi dựng lán tạm cho con "bắt sóng 3G" học online Nhà không có internet, nhiều phụ huynh huyện biên giới Nghệ An buộc phải lên núi cao dò tìm sóng 3G rồi dựng lều tạm cho con học online. Sau một thời gian phải tạm dừng để phòng chống dịch Covid-19 khi xuất hiện một số ca dương tính SARS-CoV-2 trên địa bàn, sáng 16/9, huyện Quế Phong (Nghệ An) bắt đầu quay...