Xét tuyển IELTS từ tiểu học: Đừng theo phong trào
Chạy đua với IELTS sẽ là cái cớ cho ngành công nghiệp dự đoán đề thi, các đường dây lộ đề, “ du lịch kiêm thi IELTS” phát triển
Việc một trường THCS ở Hà Nội đưa ra mức cộng 20 điểm cho những học sinh có chứng chỉ Tiếng Anh: TOEFL IBT 450; IELTS 3.0 do những đơn vị khảo thí Tiếng Anh được Bộ hoặc Sở GD-ĐT cấp phép (chỉ cộng 1 lần cho chứng chỉ cao nhất) khi đăng ký dự tuyển vào lớp 6 khiến giáo viên và phụ huynh xôn xao.
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS mà không hiểu gì về IELTS. Ảnh minh họa
Nhiều lo ngại, với cách xét tuyển trên có thể sẽ làm bùng nổ một cuộc chạy đua luyện IELTS để lấy chứng chỉ.
Trên thực tế, đã có những phụ huynh mất tới hơn 50 triệu trong 3 tháng để hoàn thành hành trình đưa con về đích với chứng chỉ IELTS 5.0 trước khi kết thúc năm học lớp 5. Với kết quả này, các phụ huynh mong muốn con sẽ có “bước nhảy vọt” khi vào cấp THCS.
Băn khoăn trước chủ trương trên, thầy Nguyễn Tiến Đạt – cựu giảng viên tiếng Anh trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội có hơn 10 năm luyện IELTS cho rằng, có việc xét chỉ tiêu IELTS 3.0 với học sinh lớp 6 là do tác động từ nhiều yếu tố.
Theo thầy Đạt, tác động đáng lo ngại nhất không hẳn đến từ phía học sinh, vì theo quan sát của thầy Đạt, ở độ tuổi 10-12 tuổi ít em có thể biết được chính xác mình muốn và cần học gì.
Tác động tiêu cực lớn nhất của việc đưa IELTS vào quy trình tuyển sinh là lên việc định hướng cho con đi học thêm của phụ huynh, và việc các thầy cô và các trung tâm sẽ bị áp lực phải tập trung dạy thêm mẹo làm bài thay vì thực chất nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh.
Video đang HOT
Theo thầy Đạt, tiếng Anh theo kiểu của bài thi IELTS không trùng khớp 100% với tiếng Anh dùng trong cuộc sống thực tế – IELTS hỏi về tiếng Anh học thuật, chủ yếu dùng trong môi trường đại học trở lên, học sinh 10-12 tuổi một là hầu hết chưa đủ kiến thức để sử dụng tiếng Anh đó một cách hiệu quả, hai là có học tốt cũng chưa có cơ hội dùng nhiều ngoài phòng thi.
Từ thực trạng này dẫn đến một thứ học vẹt và dạy mẹo chỉ để qua bài thi, một bài thi chưa thiết thực với độ tuổi đó, không có tính ứng dụng cho hệ thống giáo dục của Việt Nam, và tăng thêm áp lực không cần thiết lên cả học sinh (học thêm một môn), phụ huynh (tốn thêm tiền), và giáo viên (buộc phải đảm bảo học sinh đạt điểm cao).
Gián tiếp hơn nữa, thêm một trường dùng IELTS tuyển sinh một cách không cần thiết là tăng thêm tầm quan trọng ảo cho bài thi này.
Thầy Đạt cho rằng, không nên đánh đồng bài thi IELTS với trình độ tiếng Anh thực chất; và việc học sinh (gần như chắc chắn) không đạt được số điểm như ý khi mới lớp 5 sẽ tiếp thêm động lực cho ngành công nghiệp dự đoán đề thi, các đường dây lộ đề, “bao trọn gói” đề thi, thậm chí “du lịch kiêm thi IELTS”.
Chuyện này thực tế đã xảy ra, đã có những trường hợp người Trung Quốc đổ xô sang Việt Nam thi IELTS theo các đường dây giới thiệu vì lời đồn thi IELTS ở Việt Nam dễ hơn hoặc lặp lại đề đã thi bên Trung Quốc.
ADVERTISEMENT
Từ những phân tích trên, thầy Đạt khuyến cáo, khi xem IELTS là chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 6, có lẽ cần phải hiểu rõ về IELTS, biết IELTS hỏi gì? Có phù hợp với học sinh lớp 6 hay không?
Điều quan trọng hơn cả là phải đánh giá được những tác động cụ thể từ việc tuyển sinh bằng điểm IELTS sẽ tác động như thế nào đến việc học tập của những học sinh lớp 5, lớp 6.
Bên cạnh đó, thầy Nguyễn Tiến Đạt cũng đề cập thêm tới việc có hầu hết các trường cấp 3, đại học đều đang lấy tiêu chuẩn IELTS để xét tuyển khi tuyển sinh, việc này được cho là phù hợp nhưng chưa đủ.
Thầy Đạt phân tích, với học sinh cấp 3, sự sẵn sàng về mặt kiến thức và nhận thức đã cao hơn nhiều so với học sinh cấp 1. Ngoài ra nhu cầu cũng thiết thực hơn, vì sau 18 tuổi nhiều học sinh đã có thể đi du học. Vì thế, luyện thi IELTS để chuẩn bị cho mốc thời gian đó từ năm 16, 17 tuổi có hơi sớm nhưng cũng hợp lý.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý, những việc này chỉ thực hiện khi bản thân học sinh đó muốn học và có trình độ nền rồi chứ không phải học theo kiểu bắt ép, khiên cưỡng, học chỉ để lấy chứng chỉ.
Ba bước luyện Listening
Sau nhiều lần thi IELTS và đạt 8.5-9.0 Listening, anh Liêu Quốc Sơn khuyên cần nghiên cứu kỹ transcript (kịch bản) để cải thiện phát âm và từ vựng yếu.
Anh Quốc Sơn (29 tuổi, ở TP HCM) hầu như chưa gặp khó khăn nào với kỹ năng Listening. Lần đầu tiên làm đề Listening năm 2014, anh Sơn đã được 7.0 và từ đó điểm kỹ năng này luôn 8.5-9.0. Lần thi IELTS gần nhất hồi tháng 6/2020, anh đạt 8.0, với 8.5 Listening và 9.0 Reading.
Không gặp khó khăn với Listening nhưng kỹ năng này lại trở thành môn khó dạy nhất với một giáo viên tiếng Anh như anh. Có ba lý do khiến người học IELTS không nghe được: Phát âm sai (do nói không đúng nên không nhận ra âm), từ vựng/ngữ pháp yếu và tốc độ nói (không quen nối âm).
Sau gần chục lần thi IELTS, anh Sơn nhận thấy logic ra đề Listening giống Reading, với các bẫy y hệt. Các bạn tầm band (thang điểm) 5.0-6.0 nghe chữ được chữ mất nên hay sa vào bẫy, tầm 4.0 trở xuống gần như không nghe được gì.
Anh Sơn với kết quả thi IELTS 8.0 hồi tháng 6/2020. Ảnh: NVCC .
Theo anh, để luyện kỹ năng nghe, người học có thể tham khảo ba bước sau:
Bước 1 : Khâu chuẩn bị luôn quan trọng nhất. Nếu mới làm đề, bạn cần lấy kịch bản bài nghe ra xem, sau đó bôi đậm và tra tất cả từ vựng lẫn phát âm. Việc này sẽ giúp bạn khắc phục lỗi phát âm sai và từ vựng yếu.
"Từ mới thì dù có nghe 10 lần cũng không hiểu nên chỉ có cách lấy transcript ra xem để học, làm dày vốn từ của mình", anh Sơn khuyên.
Với anh, transcript là người bạn tốt nhất khi luyện nghe, cũng như xem phim phải có phụ đề. Bạn nên chọn tài liệu đúng trình độ. File nghe không có transcript thì không cần làm. Bật file nghe, vừa nghe vừa nhìn transcript, chỗ nào nghe không được thì tua. Bạn có thể nghe nhiều lần, đến khi nào hiểu 100%.
Bước 2 : Với các bạn đang làm đề, hãy cố hết sức, không quan trọng kết quả.
Bước 3 : So sánh đáp án, xem lại các chỗ sai, các bẫy (nếu có). Đọc lại transcript lần nữa để luyện phát âm và tăng khả năng Speaking.
"Nghe lại bài Listening đến khi không nhìn transcript vẫn hiểu 100% chứng tỏ bạn đã tiến bộ, có thêm từ mới, bắt kịp tốc độ bài nghe, từ mới đã được nạp và các phát âm mới đã hiểu", anh Sơn khẳng định.
Với những bạn band 7.0-8.0, muốn nâng điểm, anh Sơn nói có thể bỏ bước 1, dù vẫn khuyến khích làm. Làm chừng 10 test với cách này, người học sẽ thấy thay đổi rõ rệt. "Một số bạn sẽ thắc mắc cách này làm tăng điểm hơn trình độ. Đúng vậy, nhưng nhớ trừ lại 1.0-1.5 sẽ ra điểm thật và đặt chỉ tiêu cao hơn cho các test sau", anh Sơn giải thích.
Theo thầy giáo trẻ, cách hướng dẫn kỹ năng Listening cho học sinh "có vẻ ngược đời" nhưng đã chứng minh hiệu quả khi nhiều học trò đạt 8.0-9.0, thậm chí 9.0 cả Listening và Reading.
Tác giả sách "Cùng con bước qua các kỳ thi" bật mí bí kíp ôn thi 4 kỹ năng IELTS theo phương pháp tiếp cận hiện đại, học sinh cần nắm rõ Nhiều bạn đạt IELTS 8.0; 8.5 cho biết: Khi ôn luyện, lúc nào cũng bật các chương trình nghe nói và tập tranh luận trên các kênh quốc tế của Mỹ, Anh. Các bạn nghe bất kể lúc nào có thể, thậm chí nghe đài quốc tế đến tận đêm. * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không...