Xét tuyển đại học, không chỉ trông chờ vào thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

Theo dõi VGT trên

Thay đổi cách tuyển sinh đại học cũng là cách lựa chọn được nhân tài, chúng ta không thể cứ làm mãi theo kiểu cũ bởi thế giới hiện nay đã thay đổi rất nhiều.

Kì tuyển sinh đại học năm nay, sau khi có một số trường hợp thí sinh đạt đến 29,5 điểm vẫn trượt, nhiều người ngỡ ngàng vì điểm thi quá cao mà vẫn không đỗ. Nghịch lý này khiến nhiều người đặt vấn đề: Có phải đề thi quá dễ đến nỗi không phân loại được thí sinh trung bình, khá, giỏi?

Những năm gần đây, năm nào cũng có chuyện thí sinh thi 3 môn đạt 30 điểm vẫn trượt đại học. Nguyên nhân có thể kể đến việc sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông để xét tuyển đại học chưa thật sự phù hợp để phân loại học sinh. Bởi lẽ đây thực chất là kì thi sử dụng chỉ cho mục đích tốt nghiệp.

Trong khi đó tổ chức một kỳ thi tuyển sinh đại học riêng vừa tốn kém, vừa đòi hỏi kỹ thuật cao, trong khi tính hiệu quả chưa có gì đảm bảo. Vì vậy, việc các trường dè dặt, chưa dám tổ chức một kỳ thi riêng, có quy mô đủ lớn là điều dễ hiểu.

Xét tuyển đại học, không chỉ trông chờ vào thi tốt nghiệp Trung học phổ thông - Hình 1

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Ngọc – Cựu giáo chức Trường Trung học phổ thông Thăng Long (Hà Nội). Ảnh: Tùng Dương.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Ngọc – Cựu giáo viên Trường Trung học phổ thông Thăng Long (Hà Nội), về vấn đề này, thầy Ngọc nêu quan điểm:

“Theo tôi, việc các trường đại học sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông để xét tuyển tuy còn một số bất cập nhất định, nhưng vì hệ số “an toàn” cao hơn cho việc tuyển sinh được đủ chỉ tiêu, nên nhiều trường vẫn chọn phương thức này dù đã được giao quyền tự chủ trong công tác tuyển sinh.

Tôi được biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích các trường đại học, ngành học có mức cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn.

Ngay như Đại học Quốc gia Hà Nội, và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng có tổ chức thi đánh giá năng lực mà tôi cho việc này rất tốt, mỗi thí sinh sẽ làm một đề riêng biệt trên máy tính, được bố trí giờ làm bài thi khác nhau. Quy trình xây dựng câu hỏi thi chuẩn hóa ở các mức độ khác nhau đảm bảo sự tương đương giữa các đề thi.

Theo tôi kết quả kì thi năng lực này có độ tin cậy, phân hóa khi đánh giá theo ba nhóm năng lực theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục trung học phổ thông: Sáng tạo và giải quyết vấn đề; Tư duy toán học, Ngoại ngữ, xử lý số liệu, khám phá và vận dụng khoa học xã hội, tự nhiên, công nghệ.

Video đang HOT

Thí sinh có năng khiếu gì nổi trội sẽ thể hiện ngay trong bài thi đánh giá năng lực này, các trường đại học có chuyên ngành nào thì có thể căn cứ vào kết quả đánh giá phần đó trong bài thi, để tuyển chọn học sinh cho phù hợp với trường của mình.

Theo tôi, kỳ thi đánh giá tư duy, năng lực có nhiều thách thức hơn so với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, với phổ điểm phân bố theo chuẩn, có độ phân hóa cao phục vụ tốt công tác tuyển sinh đại học theo các nhóm ngành khác nhau.

Ngoài ra các trường đại học có thể sử dụng kết quả của các kì thi đã chuẩn hóa quốc tế, ví dụ như kì thi IELTS, iBT, SAT,…những điểm thi đó có thể làm căn cứ để xét tuyển.

Và để tập trung, tránh tốn kém thì các trường đại học nên sử dụng chung kết quả của nhau. Đặc biệt, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực của mình, các trường đại học khác cũng có thể dùng kết quả đó sử dụng để tuyển sinh, đây sẽ là giải pháp ổn định và lâu dài cho công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng”.

Xét tuyển đại học, không chỉ trông chờ vào thi tốt nghiệp Trung học phổ thông - Hình 2

Theo thầy Ngọc: “Cần xóa bỏ việc chỉ trông chờ vào điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông để tuyển sinh vào đại học, bởi hiện nay không ít học sinh có nhiều thành tích, nhiều hoạt động thiết thực còn hơn cả 30 điểm thi”. Ảnh minh họa: Tùng Dương.

Thư giới thiệu của thầy cô cũng là một lựa chọn

Theo thầy Ngọc: “Một hình thức nữa mà được biết mấy năm gần đây, đó là thầy cô giáo cấp trung học phổ thông viết thư giới thiệu học sinh của mình với một số trường đại học. Có thể nói đây là những ý kiến, xác nhận rất quý bởi chính những thầy cô đó đã “theo” học trò suốt mấy năm liền nên rất hiểu năng lực cũng như tố chất của từng em.

Hồ sơ gửi các trường đại học tất nhiên là có kèm theo bảng điểm học bạ, nhưng qua những lá thư giới thiệu đó, các trường đại học có thể nắm bắt được em học sinh này có tố chất về chế tạo kĩ thuật, hoặc có thiên hướng về nghiên cứu khoa học, hoặc nhiều lĩnh vực khác,…mà nếu chỉ dựa vào điểm bài thi tốt nghiệp Trung học phổ thông thì không thể bộc lộ được hết những ưu điểm đó. Điều này cũng góp phần nâng cao vị thế, uy tín của người thầy qua những lá thư giới thiệu đó”.

Thầy Ngọc cho biết: “Hiện nay không hiếm những trường hợp học sinh phổ thông, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô đã chế tạo ra được một số máy móc đơn giản phục vụ nông nghiệp, chăn nuôi,…đó là những học sinh có thiên hướng về kỹ thuật, vậy nên những lá thư giới thiệu đó có thể nói rất quý hơn rất nhiều lần bài thi, và cũng rất chính xác. Với những học sinh như vậy được các trường đại học chú trọng đào tạo theo thiên hướng, thì đó sẽ là những nhân tài cho đất nước. Theo tôi đây cũng là một kênh xét tuyển mà các trường nên áp dụng.

Cần xóa bỏ việc chỉ trông chờ vào điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông để tuyển sinh vào đại học, bởi hiện nay không ít học sinh có nhiều thành tích, nhiều hoạt động thiết thực còn hơn cả 30 điểm thi.

Thầy cô, học sinh và cả cha mẹ các em từ nay dần phải thay đổi cách dạy, cách học, cũng như các em học sinh phải tự mình chuẩn bị hành trang vào đời, không phải chỉ đi học thêm mấy lớp, rồi học suốt ngày đêm để có 30 điểm, việc học và thi như vậy theo tôi đã quá lỗi thời, không đánh giá được thực chất năng lực của học sinh.

Các trường đại học cũng cần đổi mới nhiều phương thức xét tuyển, có như vậy mới xứng đáng là nơi đào tạo nguồn nhân tài, mới giải thích được hiện tượng: Tại sao trên thế giới có những người đang ở tuổi vị thành niên nhưng đã có những phát minh lớn có ích cho nhân loại; Đã có thể đủ trình độ vào học bậc đại học, thậm chí có những đề tài tầm Tiến sĩ.

Thay đổi cách tuyển sinh đại học cũng là một cách lựa chọn nhân tài, chúng ta không thể làm theo kiểu cũ được nữa bởi thế giới đã thay đổi, chúng ta phải theo nhu cầu của thời đại, đây là một xu thế tất yếu cần phải thay đổi. Vậy nên các trường đại học của ta cần phải có nhiều phương án xét tuyển, với những em học sinh quá xuất sắc cần phải được nhìn nhận đúng”.

Trả lời trên tienphong.vn, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phong Điền – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết các phương thức tuyển sinh gồm 3 phương thức: xét hồ sơ tài năng; xét tuyển theo phương thức thi Trung học phổ thông với tỷ lệ hạn chế hơn và xét kết quả thi đánh giá tư duy.

Phó giáo sư Nguyễn Phong Điền lưu ý thí sinh một điểm mới của phương thức tuyển sinh vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022 là ưu tiên tỷ lệ tuyển sinh cho kỳ thi riêng – Kỳ thi đánh giá tư duy. Năm 2022, kỳ thi được mở rộng, chuẩn bị kỹ lưỡng về cấu trúc đề thi cùng các điều kiện tổ chức.

Ông Điền cũng khẳng định chắc chắn cấu trúc đề thi không khuyến khích học tủ, học lệch, học thêm. Hiện nay, đã có 8 trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy để xét tuyển năm 2022.

Phó giáo sư Nguyễn Phong Điền cho biết dự kiến sẽ có thêm một số trường đại học nữa lấy kết quả của kỳ thi này xét tuyển nhằm giảm áp lực số lần thi và di chuyển cho thí sinh (1).

1. https://tienphong.vn/nhung-thong-tin-moi-nhat-ve-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2022-post1398994.tpo

Điểm gần tuyệt đối trượt đại học, đại biểu lo "bỏ sót" tài năng

Ngoài băn khoăn "bỏ sót" tài năng, đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) còn lo lắng liệu học sinh còn thực sự tin tưởng vào năng lực bản thân?

Trong phần thảo luận sáng nay (8/11) tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) cho biết tại kỳ tuyển sinh Đại học vừa qua, điểm chuẩn đầu vào của nhiều trường Đại học tăng mạnh và việc nhiều thí sinh điểm gần như tuyệt đối vẫn trượt Đại học là vấn đề cần được xem xét.

Bà Hà cho rằng năm học 2020-2021 tại nhiều địa phương, học sinh phải ôn tập trực tuyến thay vì đến trường học trực tiếp nhiều tháng trước kỳ thi. Điều này chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài thi của các em học sinh. Bộ GD&ĐT đã thiết kế đề thi phù hợp với mục tiêu thi tốt nghiệp THPT chính vì vậy điểm thi tốt nghiệp của các em học sinh khá tốt.

"Tuy nhiên bài toán về xét tuyển đại học lại rất cam go. Câu chuyện điểm cao, điểm gần như tuyệt đối vẫn không đỗ nguyện vọng 1 hoặc trượt Đại học không phải là câu chuyện mới nhưng nếu tiếp tục phát triển thì liệu các trường Đại học có "bỏ sót" tài năng thực sự và liệu học sinh còn thực sự tin tưởng vào năng lực bản thân", đại biểu đoàn Bắc Ninh nêu quan điểm.

Điểm gần tuyệt đối trượt đại học, đại biểu lo bỏ sót tài năng - Hình 1

Đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh)

Về giải pháp, đại biểu Hà đề nghị Bộ G&ĐT nghiên cứu lại các phương thức xét tuyển đại học, tìm giải pháp mở cánh cửa cho những học sinh điểm cao có thể vào được đúng trường đại học mơ ước, cũng như giải bài toán hướng nghiệp để đặt mục tiêu khuyến học và lựa chọn nhân tài lên cao nhất.

Băn khoăn về chất lượng dạy và học trực tuyến

Cũng về nội dung giáo dục, theo đại biểu Nguyễn Thị Hà, thời gian qua, toàn ngành Giáo dục và bản thân các thầy cô giáo đã có nhiều cố gắng, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai dạy và học trực tuyến giữa muôn vàn khó khăn.

Theo đại biểu này, việc học trực tuyến không thể thay thế được học trực tiếp nhưng là giải pháp tất yếu, tối ưu nhất để đảm bảo cung cấp kiến thức, sự an toàn cho người học trong diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19.

Song theo bà Hà, bên cạnh những đột phá trong việc dạy-học trực tuyến thì vẫn tồn tại những khó khăn bất cập.

Thứ nhất phải bàn đến là chất lượng việc dạy và học chưa được đảm bảo do rất nhiều các yếu tố khách quan đem lại như chất lượng của đường truyền không ổn định, một bộ phận thầy cô giáo, đặc biệt là những giáo viên lớn tuổi gặp khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

"Chất lượng dạy học trực tuyến bị ảnh hưởng một phần bởi thiết bị sử dụng dạy và học còn hạn chế cả về số lượng, chất lượng. Việc quản lý học sinh trong quá trình học tập chưa thật hiệu quả", bà Hà cho biết.

Thứ hai việc dạy và học trực tuyến kéo dài đã gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dạy và người học khi phải ngồi tiếp xúc với thiết bị điện tử lâu và không vận động trong thời gian dài. Học sinh nảy sinh tâm lý lo lắng khi bị giảm tương tác với thầy cô và bạn bè, trong khi nhiều phụ huynh chưa tương tác hợp lý với con trong quá trình học trực tuyến.

"Giáo viên nảy sinh áp lực tâm lý khi "một tiết dạy, trăm mắt nhìn". "Khán thính giả" của giáo viên trong giờ học trực tuyến giờ đây không chỉ là học sinh mà còn là, phụ huynh học sinh, dư luận và cả mạng xã hội", đại biểu đoàn Bắc Ninh cho biết.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Phi công" 16 tuổi đâm bạn gái trọng thương trong nhà nghỉ
10:15:52 08/11/2024
TIN VUI: 1 nàng hậu gen Z vừa tái xuất hoá ra đã âm thầm sinh quý tử 2 tháng tuổi!
13:06:50 08/11/2024
Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk
13:15:22 08/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
Á quân Rap Việt nói đúng 2 chữ giữa cơn bão "rap diss" từ HIEUTHUHAI, "châm ngòi" cuộc tranh cãi
11:02:06 08/11/2024
Thánh giả tạo của showbiz: Lộ clip "lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng", mắng chửi bạn diễn bằng từ ngữ tục tĩu
10:06:53 08/11/2024
CĂNG: Sao nam Vbiz bị tố "ngựa quen đường cũ" nhắn tin gạ gẫm fan, FC náo loạn lũ lượt "quay xe"
13:02:38 08/11/2024
Bạn thân của mẹ trở thành mẹ kế, cô gái nhận được tình yêu thương vô bờ
12:43:14 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bước ngoặt với Leny Yoro

Sao thể thao

16:00:08 08/11/2024
Sau nhiều tháng vật lộn với chấn thương, cuối cùng Leny Yoro cũng có thể trở lại tập luyện cùng đội một Manchester United.

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng đối thoại với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Thế giới

15:59:40 08/11/2024
Trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, ông Trump đã bày tỏ một số quan điểm về cuộc xung đột ở Ukraine vốn kéo dài hơn 2,5 năm qua, trong đó đề cập đến những cam kết của Washington dành cho Kiev.

Clip Kỳ Duyên được truyền thông quốc tế săn đón, nhận thêm tin vui sau chuỗi ngày trồi sụt ở Miss Universe

Sao việt

15:42:44 08/11/2024
Đến nay, một nửa chặng đua tại cuộc thi Miss Universe đã trôi qua và đại diện Việt Nam - Hoa hậu Kỳ Duyên đang ngày càng nhận được nhiều điểm cộng.

Ngọc Lan nghẹn ngào trước chàng trai cụt tay quyết lấy bằng đại học

Tv show

15:37:51 08/11/2024
Hành trình vượt qua biến cố để lấy bằng đại học của chàng trai Nguyễn Ngọc Nhứt được chia sẻ trong chương trình Đời rất đẹp khiến diễn viên Ngọc Lan cảm kích.

'Red One': Màn giải cứu Giáng sinh dễ thương nhưng thiếu thuyết phục

Phim âu mỹ

15:35:03 08/11/2024
Red One (tựa tiếng Việt: Mật mã đỏ) được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện khi có sự tham gia của hai tài tử ăn khách - Chris Evans và Dwayne Johnson.

Em trai Phạm Băng Băng bị chê diễn dở đến mức muốn 'đuổi khán giả'

Hậu trường phim

15:31:49 08/11/2024
Nam ca sĩ, diễn viên gây thất vọng vì ánh mắt đờ đẫn, thường trợn tròn mắt hay nhướng mày ngơ ngác, cùng những biểu cảm gượng gạo, thiếu sức sống.

Xôn xao tin nhắn "bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm", Sở lên tiếng

Netizen

15:08:04 08/11/2024
Tin nhắn được chia sẻ trên mạng xã hội thể hiện nội dung Sở GD&ĐT yêu cầu các Phòng GD&ĐT theo dõi sát, bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm.

Vượt sông Sêrêpốk tìm kiếm máy bay Yak-130

Tin nổi bật

14:58:51 08/11/2024
Lực lượng chức năng và người dân chia thành nhiều nhóm tìm kiếm máy bay Yak-130 nghi rơi tại khu vực Vườn Quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Địa hình khu vực này được đánh giá hiểm trở, nhiều sông, suối.

Nữ nhân viên ngân hàng lừa đảo 6 tỷ đồng đầu tư tiền ảo, công an tìm thêm bị hại

Pháp luật

14:50:49 08/11/2024
Ngày 8/11, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Đà Nẵng) thông báo tìm bị hại trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức mượn tiền đáo hạn của một nhân viên ngân hàng trên địa bàn.

Vợ trẻ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành: Sống vô gia cư, bị phạt vì ăn trộm

Sao châu á

14:05:43 08/11/2024
Cuộc sống của Lâm Tĩnh Ân đảo lộn hoàn toàn sau khi chồng cô, nhạc sĩ Lý Khôn Thành, qua đời. Cô rơi vào cảnh vô gia cư, bị đuổi khỏi khách sạn, lấy trộm đồ và bị phạt hành chính.

Nóng: Bắt giữ 3 nghi phạm trong vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ

Sao âu mỹ

13:56:54 08/11/2024
Ngày 7/11, tờ Page Six đưa tin Văn phòng Công tố Hình sự và Cải huấn Argentina đã bắt giữ 3 người có liên quan đến vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ.