Xem xét, tính toán giao các trường cao đẳng sư phạm được bồi dưỡng giáo viên
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có lộ trình và hướng đi cụ thể đối với trường cao đẳng sư phạm trong thời gian sắp đến.
Thực hiện Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 các trường Cao đẳng sư phạm chỉ còn có thể đào tạo được giáo viên Mầm non.
Hiện nay, số lượng các trường cao đẳng sư phạm trên cả nước vẫn còn khá nhiều, nếu không tuyển sinh được thì sẽ gây lãng phí cơ sở vật chất, nhân sự ở các trường Cao đẳng sư phạm. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có lộ trình và hướng đi cụ thể trong thời gian sắp đến.
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời cụ thể như sau:
Hiện nay, hệ thống có tổng số 25 trường cao đẳng sư phạm thực hiện đào tạo giáo viên mầm non. Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã huy động các nguồn lực và tập trung hoàn thiện Đề án “Sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và hình thành một số trường sư phạm trọng điểm giai đoạn 2019-2025″ và trình Chính phủ vào tháng 7/2020.
Video đang HOT
Nội dung của Đề án đã đề xuất những giải pháp căn cơ liên quan đến việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên.
Ảnh minh họa: nguồn Báo Đại đoàn kết
Cụ thể, trên cơ sở các chuẩn chất lượng, bên cạnh việc tập trung đầu tư để hình thành các đại học sư phạm, trường đại học sư phạm lớn, một số cơ sở đào tạo sư phạm khác (trong đó có các trường cao đẳng sư phạm) sẽ được tổ chức lại thành khoa sư phạm, trường sư phạm, phân hiệu của đại học hoặc của trường đại học chủ yếu thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên hoặc chuyển đổi thành cơ sở giáo dục khác tại địa phương.
Kế hoạch thực hiện dự kiến bắt đầu từ 2021 đến 2025 để bảo đảm phù hợp với lộ trình dừng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên trừ ngành Sư phạm Mầm non từ năm 2026 nhằm thực hiện nâng chuẩn giáo viên theo Luật Giáo dục năm 2019.
Trước đây, các trường cao đẳng sư phạm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cho các cấp học mầm non, phổ thông.
Tuy nhiên, sau khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành, quy định trình độ chuẩn của nhà giáo dạy tiểu học và trung học cơ sở được nâng lên, các trường cao đẳng sư phạm không còn đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở mà chỉ còn đào tạo duy nhất ngành sư phạm mầm non; việc đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học, trung học cơ sở sẽ do các trường đại học sư phạm đảm nhiệm.
Vì vậy, từ năm học 2020 – 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đề nghị các địa phương xem xét, tính toán để giao cho các trường phối hợp với các trường đại học sư phạm bồi dưỡng giáo viên hằng năm, trong đó có bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa phổ thông mới (ngoài nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non).
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo sư phạm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2021. Trong đó, thực hiện các giải pháp chuyển đổi để bảo đảm tận dụng được đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của các trường sư phạm trong đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên các cấp theo nhu cầu của địa phương.
Sớm rà soát việc bồi dưỡng, đào tạo giáo viên mầm non
Sáng 5/1 tại Hà Nội, Bộ GDĐT đã họp Ban Chỉ đạo Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025.
Ảnh minh họa
Trước đó, ngày 8/1/2019, Thủ tướng Chỉnh phủ đã ký ban hành Quyết định 33/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025, với mục tiêu đào tạo nâng cao trình độ, bảo đảm đến năm 2020 ít nhất 70% giáo viên mầm non đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên.
Quyết định yêu cầu, 80% giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên; Phấn đấu 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên liên tục, ngay tại trường; 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non được bồi dưỡng nâng cao năng lực tương ứng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non.
Để hiện thực hóa Quyết định 33/QĐ-TTg, Bộ GDĐT gấp rút triển khai thực hiện. Đề án đã huy động các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non cùng tham gia và bước đầu có những kết quả nhất định. Đến thời điểm này, đã hoàn thành phần lớn nhiệm vụ của Đề án.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng đặc biệt nhấn mạnh, báo cáo đánh giá phải đưa được mấu chốt tinh thần Quyết định 33. Để thực hiện tốt công việc của các năm tiếp theo, đặc biệt là trong năm 2021 này, Cục Nhà giáo cần có báo cáo đầy đủ kế hoạch thực hiện trong năm 2020.
Chuyên gia "mách" cách cứu các trường cao đẳng sư phạm, đại học địa phương Bộ Giáo dục cần chỉ đạo cụ thể thực hiện quy trình đào tạo kết hợp: 3 năm tại trường cao đẳng sư phạm địa phương 1 năm tại trường đại học sư phạm trọng điểm. Trước những nguy cơ về trường cao đẳng sư phạm, đại học địa phương đã được nêu ở bài viết trước, chia sẻ với Tạp chí điện...