Rất nhiều nguy cơ đang bủa vây trường cao đẳng sư phạm, đại học địa phương

Theo dõi VGT trên

Hiện nay các trường cao đẳng sư phạm địa phương đang gặp phải những khó khăn rất lớn, có nguy cơ bị giải thể.

Theo Luật Giáo dục 2019 tại các địa phương (Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương) hiện chỉ có 2 loại hình cơ sở giáo dục đại học địa phương là trường cao đẳng sư phạm địa phương và trường đại học địa phương (đều do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý).

Các trường cao đẳng khác thuộc Giáo dục nghề nghiệp, do Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội quản lý.

Tại Việt Nam, hệ thống các trường cao đẳng sư phạm được hình thành từ rất lâu (gần 60 năm), trực thuộc chính quyền địa phương và được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu của địa phương.

Trong khi đó, các trường đại học sư phạm trước đây chỉ đào tạo giáo viên trung học phổ thông và một số năm gần đây mới được giao thêm nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở trình độ đại học với số lượng hạn chế.

Tuy nhiên, hiện nay các trường cao đẳng sư phạm địa phương đang gặp phải những khó khăn rất lớn, có nguy cơ bị giải thể.

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) chỉ ra một số nguyên nhân rằng:

Thứ nhất, do sự thay đổi trình độ chuẩn của giáo viên phổ thông theo Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 nên chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở (nguồn tuyển sinh chính của trường cao đẳng sư phạm trước đây) bị cắt chuyển hẳn cho khoảng 10 trường đại học sư phạm trong khi hầu hết các trường này lại chưa có bề dày kinh nghiệm trong việc đào tạo các loại giáo viên đó.

Rất nhiều nguy cơ đang bủa vây trường cao đẳng sư phạm, đại học địa phương - Hình 1

Nhiều năm nay Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh (ảnh: Báo Gia Lai)

Video đang HOT

Thứ hai, do định hướng quy hoạch hệ thống trường sư phạm của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên một số trường cao đẳng sư phạm địa phương đã được sáp nhập vào các trường đại học sư phạm trọng điểm quốc gia.

“Đây là một sự gán ghép khiên cưỡng giữa các trường khác đẳng cấp, gây thiệt thòi lớn cho những trường địa phương có đẳng cấp thấp hơn khi phải chấp nhận tiêu chuẩn của trường đẳng cấp cao hơn trong việc bố trí sử dụng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý”, ông Khuyến nói.

Thứ ba, ở một số địa phương trường cao đẳng sư phạm sau khi đã teo tóp do bị cắt giảm nhiệm vụ (chỉ còn đào tạo giáo viên mầm non) có khả năng trở thành một khoa trong trường dạy nghề, chịu sự điều chỉnh theo hướng “nghề hóa” như chỉ đạo hiện nay của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Từ các nguyên nhân trên, qua khảo sát thực tế, có thể thấy nguy cơ tiêu vong hệ thống trường sư phạm địa phương -một hệ thống sư phạm đã được xây dựng và tồn tại từ gần 60 năm qua- là rõ ràng.

Còn về các trường đại học địa phương, theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, trong thời gian vừa qua, có một hiện tượng rất đáng lo ngại là xu hướng lãnh đạo ở không ít địa phương đang cố gắng vận động sáp nhập trường đại học của địa phương mình vào một số đại học trọng điểm quốc gia để hy vọng các trường này được trở thành trường thành viên của các đại học đó.

Theo Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đây là một động thái rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống giáo dục đại học đất nước.

Kinh nghiệm thế giới cũng như thực tiễn Việt Nam nhiều năm qua cho thấy một nền giáo dục đại học tốt cần có sự phân tầng, một nền giáo dục đại học phân tầng hoàn toàn không thừa nhận những cơ sở giáo dục đại học chất lượng thấp.

Phân tầng ở đây chỉ có nghĩa là chấp nhận sự đa dạng về sứ mệnh của các trường đại học. Trên thế giới phân tầng giáo dục đại học chủ yếu nhằm 2 mục đích:

Một là, thực hiện sự phân cấp quản lý hợp lý đối với hệ thống giáo dục đại học nhằm khắc phục những hạn chế của một hệ thống giáo dục tập trung cồng kềnh vốn là sản phẩm của thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp .

Hai là, mở ra sự công bằng hơn trong giáo dục đại học, tạo thuận lợi cho các vùng miền có mức độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau, nhất là ở những địa phương kinh tế-xã hội còn chậm phát triển, sớm đạt được sự phát triển đồng đều nhờ có nguồn nhân lực trình độ cao bám sát nhu cầu đặc thù của chính địa phương đó, do người dân của địa phương đó có thêm cơ hội thuận lợi được tiếp cận với giáo dục đại học .

Do đó, việc sáp nhập các trường đại học địa phương vào các đại học trọng điểm quốc gia về hình thức theo một số người được xem là một giải pháp quan trọng góp phần nâng cao đẳng cấp và năng lực tài chính cho các trường này (vốn hiện đang gặp khó khăn về nguồn lực huy động) nhưng trên thực tế điều kỳ vọng đó sẽ không đạt được, thậm chí còn làm cho các trường địa phương dễ có nguy cơ bị tiêu vong hơn.

Theo đó, Tiến sĩ Khuyến minh chứng:

Một là, việc đưa trường đại học địa phương trở thành một trường thành viên của đại học trọng điểm quốc gia là một sự hợp nhất khiên cưỡng do hai loại trường này có sứ mệnh khác nhau, chuẩn mực kiểm định khác nhau, cơ cấu trình độ nhân lực khác nhau; nói khác đi, có đẳng cấp khác nhau.

Do đó khi trở thành trường thành viên của đại học trọng điểm quốc gia trường đại học địa phương để được mang thương hiệu đẳng cấp quốc gia thì buộc phải xem xét lại nhiệm vụ của mình, kiện toàn lại trình độ đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, đổi mới trang thiết bị và cơ sở vật chất, thay đổi lại ngành nghề và chương trình đào tạo, trong khi trường đại học địa phương còn chưa phù hợp trước những thay đổi như vậy.

“Tôi được biết hiện nay trên thế giới không hề có kiểu gán ghép trường như vậy”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Hai là, trong một đại học đa lĩnh vực trọng điểm quốc gia, các trường thành viên đều là những trường chuyên ngành, trong khi trường đại học địa phương vốn là trường đa lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực đa dạng chủ yếu phục vụ nhu cầu địa phương.

Ba là, khi trường đại học địa phương trở thành thành viên của đại học trọng điểm quốc gia thì sứ mệnh phục vụ nhu cầu đa dạng về nguồn nhân lực trình độ cao cho chiến lực phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và để giúp cho người dân của địa phương được thêm cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học sẽ không còn nữa. Đây là một thiệt thòi lớn cho cộng đồng người dân tại địa phương.

Hiện nay một số tỉnh đang gặp khó khăn trong việc huy động ngân sách hoạt động cho các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập tại địa phương , trong đó có các trường đại học địa phương.

Do đó, xuất hiện xu hướng muốn sáp nhập trường đại học địa phương vào các đại học trọng điểm quốc gia để hy vọng các đại học này sẽ hổ trợ giúp nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học, đồng thời cung cấp ngân sách dồi dào cho các trường đại học địa phương.

Tuy nhiên thông qua thực tế đã và đang diễn ra hiện nay, các trường địa phương đã sáp nhập hầu như không nhận được sự hổ trợ về ngân sách từ các đại học trọng điểm quốc gia trong khi lại phải thay đổi sứ mệnh, chương trình đào tạo, cơ cấu nhân lực … cho phù hợp với sứ mệnh mới của mình .

Ở một số nơi có tình trạng trường “thành viên địa phương” còn phải có nghĩa vụ đóng góp cho “trường mẹ”.

Thực hiện kế hoạch hoạt động của Hiệp hội trong năm 2020, ngày 8/10, thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ các trường cao đẳng sư phạm đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Đào tạo, Bồi dưỡng giáo viên và nhiệm vụ của trường cao đẳng sư phạm”.

Tuyển sinh ĐH 2020: Công bố kết quả xét tuyển trước 27-9

Ngày 20-8, các trường ĐH công bố kết quả tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển. Trước 17 giờ ngày 27-9, công bố kết quả kết quả xét tuyển đợt 1 của mùa tuyển sinh ĐH 2020.

Theo công văn hướng dẫn tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng sư phạm mầm non năm 2020 vừa được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Văn Phúc ký ban hành, thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm mầm non dự kiến từ 15 đến 30-6. Thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển về Sở GD-ĐT trước ngày 20-7. Ngày 20-8 các trường công bố kết quả tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.

Tuyển sinh ĐH 2020: Công bố kết quả xét tuyển trước 27-9 - Hình 1

Các trường ĐH sẽ công bố kết quả xét tuyển đợt 1 dự kiến trước 17 giờ ngày 27-9

Trước ngày 7-9, Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe. Trước ngày 8-9, các trường điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển.

Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển dự kiến từ ngày 9 đến 17 giờ ngày 16-9 với hình thức trực tuyến và từ 9 đến 18-9 với hình thức điều chỉnh bằng phiếu đăng ký xét tuyển.

Các trường sẽ công bố kết quả xét tuyển đợt 1 dự kiến trước 17 giờ ngày 27-9. Sau khi co thong bao trung tuyên cua truơng, thi sinh phai nọp ban chinh giây chưng nhạn đoat giai đê xac nhạn nhạp hoc trước 17 giờ ngày 3-10.

Các trường còn thiếu chỉ tiêu xét tuyển bổ sung từ 8-10 đến hết tháng 12-2020.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân từng tuyên bố "hạnh phúc khi có người theo đuổi mình vì tiền": Có khối tài sản 15.000 tỷ, chẳng ngại cho luôn chồng cũ một căn nhà
21:01:24 03/06/2024
Trương Bá Chi đáp trả khi bị quản lý cũ tố vô ơn
21:29:54 03/06/2024
Ai cứu nổi Dương Mịch?
22:58:11 03/06/2024
Nam vương Trần Đạt Hiển nói lý do từ Mỹ về Việt Nam phát triển sự nghiệp
21:20:51 03/06/2024
Hé lộ những diễn biến cuối trong 'Trạm cứu hộ trái tim'
21:24:30 03/06/2024
Tấm gương phản chủ hé lộ hình ảnh bạn trai Thiều Bảo Trâm trong cùng phòng khách sạn thuộc khu xa xỉ nhất Singapore
20:55:02 03/06/2024
Hoa hậu Thuỳ Tiên giữ khoảng cách với Quang Linh, phản ứng trước thông tin tiêu cực trên livestream
22:57:01 03/06/2024
Lần đầu tiên một cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam có phần thi livestream bán hàng
22:38:56 03/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập 37: Nghĩa ngồi tù vẫn nhớ về Ngân Hà, bà Lan thú nhận bí mật động trời với con gái

Phim việt

05:52:25 04/06/2024
Diễn biến trong tập mới nhất của Trạm Cứu Hộ Trái Tim khiến nhiều khán giả thích thú khi phản diện Nghĩa liên tiếp đón nhận tin xấu.

Mỹ nhân Hàn được khen nhất hiện tại là "bảo chứng phim hay" xứ Kim Chi, đóng toàn siêu phẩm lãng mạn "xịn sò"

Phim châu á

05:49:41 04/06/2024
Trong sự nghiệp của mình, Shin Hye Sun đã tham gia nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau. Đáng chú ý, đa phần các dự án phim (cả truyền hình lẫn điện ảnh) cô tham gia đều có chất lượng rất ổn. Tu

Dàn sao phim "Hoa cỏ may" làm mưa làm gió màn ảnh 23 năm trước giờ ra sao?

Hậu trường phim

05:48:01 04/06/2024
Sau 23 năm phát sóng, cuộc sống của dàn diễn viên phim Hoa cỏ may có những ngã rẽ riêng và đạt được những thành công nhất định.

Ngày hè nóng nực mà có bát canh mướp nấu nghêu ngon ngọt, thanh mát thì còn gì tuyệt bằng

Ẩm thực

05:46:34 04/06/2024
Canh mướp nấu nghêu mang vị thanh mát, ngọt dịu, thơm nhẹ của mướp và vị ngọt tự nhiên từ thịt nghêu. Thịt nghêu dai dai, mướp mềm ngọt, tất cả tạo nên một món canh thơm ngon hấp dẫn.

Jin (BTS) thông báo tin vui sau khi xuất ngũ

Nhạc quốc tế

05:08:26 04/06/2024
Jin, thành viên nhóm nhạc BTS, sẽ xuất hiện tại FESTA 2024, dự kiến diễn ra vào ngày 13/6 tại Khu liên hợp thể thao Jamsil ở phía Nam Seoul, chỉ một ngày sau khi anh xuất ngũ.

Nam Phi công bố kết quả bầu cử

Thế giới

23:26:23 03/06/2024
Phát biểu tại sự kiện, ông Ramaphosa cho rằng người dân Nam Phi đã lên tiếng và lãnh đạo các đảng phái chính trị, cũng như tất cả những người nắm giữ các vị trí có trách nhiệm trong xã hội Nam Phi phải tôn trọng mong muốn của người dân.

Sắp quan sát được 6 hành tinh xếp thẳng hàng kỳ thú trên bầu trời

Lạ vui

23:25:28 03/06/2024
Bắt đầu từ ngày 4/6, Sao Mộc và Sao Thiên vương sẽ gia nhập vào màn trình diễn và cùng với các hành tinh khác trên bầu trời tạo thành một đường thẳng kéo dài từ Sao Mộc ở sát đường chân trời.

Bruno Fernandes liên hệ Bayern Munich, có thể rời bỏ MU

Sao thể thao

23:17:41 03/06/2024
Bruno Fernandes có thể rời Man Utd ngay hè này, khi người đại diện của anh đang đàm phán với một số đội bóng, trong đó có Bayern Munich.

Mai Phương Thúy diện mốt không n.ội y, Việt Hương xinh đẹp bên Đan Trường

Sao việt

22:45:00 03/06/2024
Hoa hậu Mai Phương Thúy gợi cảm với phong cách không n.ội y. Nghệ sĩ Việt Hương bật mí về bức ảnh đẹp bên Đan Trường.

Vẻ ngoài cuốn hút của mỹ nhân Thái Lan có hơn 4,7 triệu người theo dõi

Sao châu á

22:16:08 03/06/2024
Thanaerng Kanyawee là gương mặt trẻ được yêu thích của làng giải trí Thái Lan sau vai diễn trong T.uổi nổi loạn 3 . Cô sở hữu ngoại hình gợi cảm, chiều cao 1,75m và gương mặt cá tính.

Vợ chồng Will Smith vẫn xuất hiện tình tứ sau tuyên bố ly thân 7 năm

Sao âu mỹ

22:13:32 03/06/2024
Vợ chồng tài tử Will Smith và nữ diễn viên Jada Pinkett Smith vừa có lần xuất hiện chung đầu tiên tại sự kiện. Trước đó, hai người thừa nhận rằng, họ đã ly thân nhiều năm.