Xây dựng trường học hạnh phúc – Một nhiệm vụ của giáo dục
Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm của đổi mới. Trong sự đổi mới đó thì việc xây dựng những “Ngôi trường hạnh phúc” được cho là nhiệm vụ lớn của ngành giáo dục.
Mục tiêu là tất cả các trường học đều bao gồm ba khía cạnh cơ bản của Trường học Hạnh phúc. Ảnh: TL
Hình thành các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng
Trong bức thư đăng trên Báo Nhân Dân, số 600, ngày 24.10.1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách; trước hết là phải làm gương mẫu cho các em trước mọi việc”.
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo cũng nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.
Trường học hạnh phúc hướng tới việc hình thành các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Trong đó, mỗi thành viên từ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh được nói lên suy nghĩ, có điều kiện đổi mới sáng tạo, phát huy hết các năng lực cá nhân. Ở môi trường này, từng thành viên đều cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, trường học như gia đình. Để làm được điều này, bản thân mỗi nhà trường, giáo viên và lãnh đạo quản lý đều phải thay đổi để tạo môi trường giáo dục khiến học sinh hạnh phúc.
Video đang HOT
Là một người tham gia dự án triển khai Trường học hạnh phúc tại Việt Nam nhiều năm nay, Giáo sư Hà Vĩnh Thọ – một chuyên gia trong lĩnh vực Giáo dục đặc biệt và trị liệu Xã hội- cho rằng: “Các kỳ thi, điểm số và bài kiểm tra là một phần tự nhiên của hệ thống giáo dục, nhưng chúng không phải là mục tiêu cuối cùng của nó. Chúng chỉ đơn giản là phương tiện kết thúc. Mục đích của giáo dục là giúp trẻ em và thanh thiếu niên phát huy hết tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, thực tiễn (giáo dục cái đầu, trái tim, bàn tay); trang bị các kỹ năng, năng lực và các giá trị đạo đức vững chắc nhằm định hướng cho các em trong cuộc sống. Kiến thức học thuật là quan trọng, nhưng trong thời đại của AI, điều đó là chưa đủ; họ cần các kỹ năng xã hội, kỹ năng cảm xúc, sáng tạo và khả năng làm việc nhóm. Không cái nào trong số này có thể dễ dàng được kiểm tra trong các kỳ thi truyền thống chủ yếu đánh giá trí nhớ, thông tin và tư duy logic. Giáo viên và học sinh không nên tập trung quá nhiều vào việc vượt qua các kỳ thi mà hãy dạy, học các kỹ năng và năng lực mà thế hệ sau sẽ cần để trở thành những người tốt, những công dân gắn bó và những chuyên gia sáng tạo”.
Giáo sư Thọ cũng nhấn mạnh về vai trò của giáo viên: “Để hình thành trường học hạnh phúc, các giáo viên phải trang bị sự hiểu biết, kiến thức và kỹ năng giúp họ chú ý và chăm sóc sự hạnh phúc và sức khỏe của tất cả học sinh. Nó mở rộng phạm vi nhận thức của giáo viên, để nó bao gồm cả sức khỏe tinh thần và tình cảm của trẻ em. Chỉ khi học sinh cảm thấy an toàn về cảm xúc, được xã hội chấp nhận và hòa nhập, chúng mới có thể phát huy tiềm năng của mình, học hỏi và phát triển toàn diện. Mục tiêu là tất cả các trường học đều bao gồm ba khía cạnh cơ bản của Trường học Hạnh phúc: – sống hòa hợp với bản thân, người khác và thiên nhiên – trong tất cả các môn học và hoạt động”.
Thay đổi để hạnh phúc
Hồi cuối tháng 9.2022, Hội thảo “Thay đổi Vì một trường học hạnh phúc” với Chủ đề “Chọn Yêu thương – Chọn Hạnh phúc” được tổ chức tại Đà Nẵng thu hút 400 hiệu trưởng đến từ 50 tỉnh thành trên toàn quốc.
Tại đây, nhiều ý kiến tâm huyết từ các thầy cô đã được ghi nhận. “Bấy lâu nay tôi luôn ấp ủ mong muốn xây dựng ngôi trường nơi mình đang công tác một ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa cho các em học sinh. Tôi đã cố gắng thay đổi từng chi tiết nhỏ nhất từ bản thân mình và lan tỏa cho đội ngũ các thầy cô giáo”- Cô Trần Thị Dung Huế – Trường Tiểu học Thạch Đài, Hà Tĩnh chia sẻ.
Nói về trường học hạnh phúc, nhiều ý kiến cho rằng không thể đợi đến khi các em trưởng thành mà phải từ cấp mẫu giáo. Cô giáo Trần Phạm Lê Mai nói: “Trường tôi là 1 trường mầm non. Ngôi trường hạnh phúc của chúng tôi có những em bé hạnh phúc, những cô giáo, cô bếp, cô tạp vụ, cô văn thư, bác bảo vệ hạnh phúc, Ban giám hiệu hạnh phúc. Từng ngõ ngách, từng nét vẽ trên tường, từng món đồ chơi đều cho người ta cảm giác ấm áp trong lòng. Chúng tôi ở đây trước là để kiếm tiền mưu sinh, nhưng muốn kiếm tiền có nhiều nghề dễ hơn và nhanh hơn.
Chúng tôi ở đây, muốn sống được bằng tình yêu thương, bằng năng lượng ấm áp trao và được trao, bằng sự dựa cậy che chở cho nhau qua những thử thách chung và riêng. Ngôi trường của chúng tôi, mỗi cá thể được sắp xếp để làm đúng chỗ mình yêu và cần mình, được khơi mở để yêu thương bản thân mình, hạnh phúc với chính mình và lan tràn hạnh phúc đó sang cho những người xung quanh”.
Hạnh phúc không phải là câu chuyện điểm số. “Xây dựng ngôi trường mà ở đó là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. Là nơi mà thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc. Với các thầy giáo cô giáo không chỉ dạy cho các em về kiến thức văn hóa, mà còn dạy cho các em về đạo đức làm người, có lối sống lành mạnh, tích cực, biết quan tâm chia sẻ và giúp đỡ mọi người….”- thầy Ngô Phi Công, Hiệu trưởng Trường THPT Bắc Trà Mi (Quảng Nam) chia sẻ.
Còn cô Nguyễn Thị Nga – Hiệu trưởng trường Liên cấp TH và THCS Trần Quốc Toản, Bắc Ninh trăn trở: “Là một hiệu trưởng tôi luôn trăn trở và suy nghĩ rằng hiệu trưởng cần thay đổi như thế nào và phải làm những gì để giáo viên của mình yêu thích, tâm huyết, say sưa với nghề, yêu thương và tôn trọng học trò như con của mình; làm thế nào để học trò của mình cứ muốn đến trường học, nhìn thấy thầy cô, bạn bè là thấy niềm vui và hạnh phúc”.
Đã có rất nhiều hiệu trưởng, giáo viên tại Việt Nam đang tìm kiếm những cách thức và giải pháp để giảm bớt áp lực trong nhà trường, hỗ trợ giải quyết vấn đề bạo lực học đường, hướng tới xây dựng môi trường học tập an toàn, yêu thương, tôn trọng, được hiểu và được ghi nhận vì mục tiêu phát triển con người sáng tạo và có nhân cách tốt.
Đó không chỉ là nhiệm vụ của các trường, mà phải là nhiệm vụ trọng tâm của cả ngành giáo dục.
Đồng Tháp tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lí xây dựng văn hóa trường tiểu học
Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lí cấp tiểu học mô đun 6 'Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu học'
Các học viên trình bày nội dung thảo luận xây dựng môi trường văn hóa.
Tại lớp bồi dưỡng trực tiếp, cán bộ quản lí cấp tiểu học được báo cáo viên truyền tải về nội dung khái quát về văn hóa nhà trường ở trường tiểu học; vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng và các thành viên của nhà trường trong việc xây dựng văn hóa nhà trường;
Tổ chức xây dựng và quảng bá các giá trị cốt lõi của nhà trường; xây dựng niềm tin cho mọi thành viên trong nhà trường vào các giá trị cốt lõi ở trường tiểu học;
Tổ chức xây dựng, thực hiện và giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường tiểu học; thực hành thiết kế kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường tiểu học.
Đồng thời, các đại biểu cũng được chia sẻ những nội dung thảo luận, trao đổi và ý kiến đóng góp trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện trong nhà trường sao cho đạt hiệu quả, chất lượng, từ đó nâng dần chất lượng giáo dục, giảng dạy trong nhà trường để từng cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh tạo được nét văn hóa riêng, đặc sắc mang tính giáo dục và có giá trị lan tỏa cao.
Bà Ngô Thúy Anh, Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non - Tiểu học (Sở GD&ĐT) triển khai các nội dung trong lớp bồi dưỡng.
Theo bà Ngô Thúy Anh, Trưởng phòng GDMN & Tiểu học, Sở GD&ĐT Đồng Tháp, qua đợt bồi dưỡng, cán bộ quản lí cấp tiểu học sẽ nắm vững hơn trong việc thực hiện kế hoạch để xây dựng văn hóa nhà trường, tạo được các giá trị cốt lõi của văn hóa nhà trường
Chất lượng giảng dạy của thầy, cô giáo, cách tổ chức các hoạt động giáo dục, chất lượng các hoạt động trong nhà trường, cách quản lí chỉ đạo của hiệu trưởng tạo thành thương hiệu để quảng bá, tạo nên giá trị văn hóa của nhà trường mình.
Khi có giá trị văn hóa nhà trường, các hoạt động tất nhiên sẽ có chất lượng, được học sinh, cha mẹ học sinh đồng thuận, ủng hộ, góp phần phát triển toàn diện cho học sinh từ phẩm chất đến năng lực và có tác động đến giáo viên, cán bộ quản lí cũng thay đổi và phát triển theo hướng đổi mới mà Chương trình giáo dục phổ thông 2018 muốn hướng đến.
"Trường học hạnh phúc" phải xuất phát từ gia đình Để thực sự tạo ra hạnh phúc cho học sinh, cần thay đổi tư duy từ mỗi gia đình, cha mẹ phải học cách đồng hành cùng con, thay vì áp đặt những mong muốn cá nhân. Từ năm học 2018-2019, mô hình "Trường học hạnh phúc" đã nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước. Tùy...