Xây dựng trường học hạnh phúc
Xây dựng trường học hạnh phúc đã trở thành mục tiêu và được tập thể Trường tiểu học An Hảo (P.An Bình, TP. Biên Hòa) thực hiện từ 3 năm nay.
Học sinh Trường tiểu học An Hảo hào hứng tham gia trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ. Ảnh: H.Yến
Giáo viên luôn năng động, gần gũi với học sinh; nhà trường tìm tiếng nói chung với phụ huynh trong giáo dục trẻ; nhiều hoạt động trải nghiệm, sáng tạo nhằm giúp học sinh phát huy năng lực cá nhân… được nhà trường thực hiện một cách hiệu quả. Đó là những khởi đầu thuận lợi trong hành trình xây dựng trường học hạnh phúc.
* Tìm “tiếng nói chung” trong việc giáo dục trẻ
Những năm gần đây, phụ huynh trên địa bàn TP.Biên Hòa bắt đầu truyền tai nhau, khen ngợi về môi trường học tập tại Trường tiểu học An Hảo. Đó là ngôi trường khang trang, sạch đẹp với nhiều cây xanh bao phủ, từ bên ngoài cổng trường đến các hành lang lớp học. Ở đó, không kể độ tuổi, mọi giáo viên đều có phong cách ứng xử, giáo dục trẻ trung, năng động, gần gũi với học sinh. Trong trường, bất kể là Ban giám hiệu, giáo viên hay nhân viên, người nào cũng niềm nở chào hỏi và đáp lại lời chào của học sinh.
Đối với học sinh tiểu học, sự trẻ trung của giáo viên rất quan trọng. Chính phong cách này giúp cho học sinh trở nên tự tin, mạnh dạn hơn khi giao tiếp với giáo viên. Vượt qua được rào cản về sự giao tiếp, các em sẽ tự tin hơn trong học tập và các hoạt động khác.
Lấy được lòng tin của học sinh thôi chưa đủ, nhà trường cần tìm được tiếng nói chung với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ. Để làm được điều này, những cuộc họp phụ huynh đầu năm chính là cơ hội để Ban giám hiệu cùng trao đổi về những quan điểm giáo dục phù hợp với phụ huynh.
Video đang HOT
“Trong buổi họp phụ huynh, tôi phải thú thật với phụ huynh rằng tôi làm hiệu trưởng nhưng con của tôi học không giỏi, cháu chỉ học tốt nhất môn Tiếng Anh. Nhưng bù lại, từ năm lớp 2, cháu đã một mình đón xe buýt đi học. Lớn lên, cháu biết làm việc nhà, còn tự xin visa du học, khi được đi học thì tự làm thêm để trang trải chi phí… Vậy các vị là phụ huynh có mong con chỉ cần học giỏi không? Nếu con của quý vị học không giỏi, năng lực chỉ đáng 5-6 điểm mà thầy cô “cho” lên 8-9 điểm để được loại giỏi, quý vị có vui không? Vậy chúng ta không nên đặt áp lực học tập cho trẻ, hãy giúp trẻ tiến bộ mỗi ngày…” – cô Phạm Thị Nguyệt, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Những chia sẻ chân thành đó của cô Nguyệt đã phần nào giúp phụ huynh thay đổi một cách tích cực trong tư duy giáo dục trẻ. Họ cũng trở thành những người đồng hành, tích cực ủng hộ nhà trường trong mọi hoạt động giáo dục.
Em Nguyễn Gia Mỹ, lớp 3/1 cho biết: “Ngoài giờ học chính, em còn được tham gia nhiều hoạt động khác như: tham gia CLB nhảy hiện đại, học tiếng Anh với người nước ngoài, học kỹ năng sống… Trong đó, em thích nhất là tham gia nhảy hiện đại vì nó giúp em thoải mái, vui vẻ sau giờ học. Nhóm của em đã tham gia Liên hoan các nhóm nhảy hiện đại ở Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh và đoạt giải nhì. Em cảm thấy vui vẻ, tự tin hơn. Vì tham gia nhiều hoạt động nên em quen được nhiều cô giáo trong trường. Các cô thân thiện với học sinh nên em rất thích”.
* Tạo cơ hội cho trẻ phát triển
Để học sinh có cơ hội phát triển những năng lực riêng của mình, Trường tiểu học An Hảo đã chủ động tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm cho học sinh tham gia. Đó là các lớp học kỹ năng sống được tổ chức định kỳ hằng tháng như: làm gốm, nấu ăn; là các CLB năng khiếu như: nhảy hiện đại, người mẫu thời trang… Trường tiểu học An Hảo cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong việc thực hiện phương pháp giáo dục STEAM (khoa học – công nghệ – kỹ thuật – nghệ thuật – toán học) cho học sinh tiểu học. Năm học
2020-2021, trong khuôn khổ Ngày hội STEAM, trường đã đăng cai và tổ chức thành công cuộc thi Robot thông minh – Du khảo Biên Hòa.
Trường tiểu học An Hảo cũng là đơn vị đầu tiên tổ chức được các lớp học tiếng Anh tăng cường với 100% giáo viên nước ngoài. Theo đó, để tạo môi trường học tiếng Anh tốt nhất cho học sinh, ngay khi tuyển sinh lớp 1, nhà trường đã xếp được 2 lớp tăng cường tiếng Anh. Với học phí 900 ngàn đồng/tháng, mỗi tuần, học sinh của 2 lớp được học 6 tiết tiếng Anh với người bản xứ.
“Lớp học này sẽ được duy trì đến lớp 5. Với thời lượng dành cho môn tiếng Anh như vậy, những học sinh này sẽ có nền tảng tiếng Anh tốt, đặc biệt là các em sẽ nói tiếng Anh tốt, phát âm chuẩn, tự tin giao tiếp. Đây là năm đầu tiên thực hiện nhưng chúng tôi thấy rất khả quan” – cô Nguyệt cho biết.
Không chỉ là trường học có nhiều đổi mới, sáng tạo, Trường tiểu học An Hảo còn được đánh giá là một trong những đơn vị thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập. Mới đây, Trường tiểu học An Hảo đã được chọn là đại diện cho các trường học tại Đồng Nai tham gia báo cáo kết quả giáo dục hòa nhập tại Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM.
Tham gia sự kiện này, Trường tiểu học An Hảo đã trưng bày các sản phẩm gốm do chính các học sinh khuyết tật tự làm trong các buổi học kỹ năng sống. Đây là minh chứng rõ nét cho thấy nếu được hỗ trợ đúng phương pháp, học sinh khuyết tật học hòa nhập hoàn toàn có thể tiến bộ và dù kết quả học tập không được như bạn bè đồng trang lứa thì các em vẫn có những năng lực làm việc phù hợp với điều kiện sức khỏe của mình.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Môi trường học tập lý tưởng của mọi sinh viên
Theo một khảo sát gần đây, trong 10 lý do học sinh chọn Trường ĐH Nguyễn Tất Thành để học tập bởi đây là trường đại học đạt chuẩn quốc gia và khu vực.
Khu công nghệ cao - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành - NTTU
Trường có các chương trình đào tạo đa ngành/chuyên ngành có tính liên thông và linh hoạt đạt chuẩn kiểm định trong nước và khu vực; môi trường học tập rèn luyện kỹ năng mềm và phát huy tinh thần khởi nghiệp; hoạt động phong trào tiêu biểu, hướng về cộng đồng. Đặc biệt, Trường có đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, tâm huyết với nghề.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, dịch vụ học tập tốt; học phí hợp lý và không thay đổi trong suốt khóa học; nhiều học bổng giá trị cho người học; sinh viên tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của nhà tuyển dụng; môi trường đa dạng hoạt động trải nghiệm và nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Theo đánh giá xếp hạng gắn sao của tổ chức QS Stars (Anh Quốc) thì tiêu chuẩn việc làm của sinh viên, phát triển học thuật, phát triển toàn diện và cơ sở vật chất của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành được xếp hạng 5 sao.
Cơ sở vật chất đạt chuẩn 5 sao
Để có được sự đánh giá này của một tổ chức xếp hạng giáo dục uy tín trên thế giới, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã huy động tối đa nguồn lực để đầu tư mạnh cho hệ thống cơ sở vật chất từ phòng học cho tới phòng thực hành, nghiên cứu.
Từ chỗ 2 phòng học lý thuyết, đến nay trường đã có hơn 500 phòng học. Hằng năm, nhà trường đều đầu tư mới và tái đầu tư với kinh phí hàng trăm tỉ đồng, tính đến thời điểm này, trường đã xây dựng gần 100.000 m sàn phòng học, hàng trăm phòng học lý thuyết và thực hành được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ máy lạnh, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại và phủ sóng wifi, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
Năm 2015, nhà trường cũng chính thức đưa vào sử dụng cơ sở An Phú Đông, quận 12 với kinh phí đầu tư gần 600 tỉ đồng có thể đáp ứng quy mô đào tạo cho 15.000 sinh viên với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn của một trường đại học đẳng cấp quốc tế.
2.000 tỉ đồng xây dựng khu phức hợp tri thức ĐH Nguyễn Tất Thành
Nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo đại chúng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã đầu tư 3 dự án gồm: Trung tâm phát triển công nghệ cao, Trung tâm đào tạo công nghệ cao và Công viên Thiên niên kỷ tại khu công nghệ cao TP.HCM với tổng kinh phí đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng. Nơi đây sẽ tập trung các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế tham gia vào nghiên cứu, giải mã, hoàn thiện và chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các sản phẩm công nghệ và đào tạo nhân lực trình độ cao trong mọi lĩnh vực, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
3 dự án trên là một phần của dự án phát triển trường theo mô hình ĐH 4.0 để tiến tới xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế, hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu giáo dục đại học đại chúng, tri thức hóa nguồn nhân lực, tạo lập một môi trường học tập tích cực và trải nghiệm thực tiễn cho mọi sinh viên.
Hiện tại, dự án Trung tâm phát triển công nghệ cao Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã đưa vào xây dựng để phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường. Quy mô của dự án này gồm một khu trung tâm chính và 4 phòng thí nghiệm (gồm phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học - y - dược; công nghệ thông tin và viễn thông; công nghệ tự động hóa và rô bốt; công nghệ năng lượng và môi trường).
Dự án có tổng diện tích hơn 4,5 ha và tổng mức đầu tư 1.100 tỉ đồng. Dự kiến tháng 6.2021, tòa nhà N1, tòa nhà đầu tiên của dự án sẽ được đưa vào hoạt động. Đây không chỉ là nơi sẽ đào tạo các chuyên gia hàng đầu của cả nước về công nghệ cao, nơi tham quan, thực hành thí nghiệm của sinh viên, các nhà khoa học của thành phố mà còn là điểm tổ chức các hội thảo khoa học trong và ngoài nước, các sự kiện giáo dục, khoa học và công nghệ kết hợp trưng bày công nghệ cao.
Bí quyết tạo nên ngôi trường hạnh phúc Nghe tiếng nói dễ thương của mấy em bé ríu rít ở cổng trường, cô Nguyệt miệng cười tươi, đưa bàn tay vẫy vẫy. Một ngày mới đầy hạnh phúc của cô giáo bắt đầu. Cô Nguyệt với các em học sinh yêu quý - THU TRANG Ở Trường tiểu học An Hảo, TP.Biên Hòa, Đồng Nai, cô Phạm Thị Nguyệt được các...