Xạ trị 3 chiều: Giảm thời gian điều trị bệnh ung thư
Trung tâm ung bướu và y học hạt nhân, Bệnh viện Quân y 103 đã áp dụng kỹ thuật xạ trị 3 chiều theo hình thái khối u trong điều trị ung thư, giúp rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân.
Hướng dẫn học viên thực hành trên thiết bị điều trị ung thư bằng kỹ thuật xạ trị 3 chiều. (Ảnh nguồn QĐND)
Các bác sĩ cho biết, kỹ thuật trên có giá thành điều trị chỉ tương đương các kỹ thuật truyền thống nhưng vẫn nâng cao được hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh.
Kỹ thuật xạ trị 3 chiều theo hình thái khối u là phương pháp sử dụng máy gia tốc tuyến tính xạ trị Elekta, thuộc dạng tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới. Kỹ thuật này được ứng dụng xạ trị cho hầu hết các loại bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vùng đầu cổ, ung thư vú, ung thư phổi, phế quản, thực quản và các ung thư vùng khung chậu…
Với máy xạ trị thông thường sẽ khoanh vùng khối u bằng hình dạng cố định. Khối u dù méo, tròn đều được chụp vào vòng vây tia này khiến vùng xung quanh khối u, kể cả các mô lành cũng bị tổn thương khi chiếu tia rộng. Những bệnh nhân được xạ trị có thể được kéo dài thêm nhưng chất lượng cuộc sống thì có thể bị giảm đi do các tác dụng không mong muốn của tia xạ. Trong khi đó, kỹ thuật xạ trị 3 chiều theo hình thái khối u lại định dạng được các trường chiếu xạ theo hình thái thực tế của khối u và với hệ thống phim điện tử trước khi điều trị, cho phép định vị chính xác vị trí của khối u trong cơ thể nên có thể phân bố liều chiếu xạ bao trùm khối u và tránh được các tổ chức lành.
Từ khi đưa vào ứng dụng đến nay, Trung tâm ung bướu và y học hạt nhân, Bệnh viện Quân y 103 đã điều trị cho hơn 230 bệnh nhân, tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng tốt với kỹ thuật điều trị này là 95%. Đối tượng khám và điều trị bằng kỹ thuật này là các quân nhân và nhân dân có nhu cầu.
Theo Vnmedia
Cả mẹ và con chống chọi với bệnh ung thư bằng... cháo loãng
Bưng bát cháo suông lỏng bõng nước chị cố gắng nuốt cho trôi để còn uống thuốc. "Hôm trước hai mẹ con còn phải ăn cháo nấu từ gạo mốc. Có bát cháo như thế này mà ăn cũng làm may lắm rồi em ơi", chị nói mà như khóc.
Bị chẩn đoán ung thư vú nhưng không có tiền nên chị Cửu đành xin ra viện.
Tôi đến lúc hai mẹ con chị Võ Thị Cửu (SN 1960, trú tại xóm 17, xã Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An) đang ăn trưa. Gọi là ăn trưa cho sang chứ trên bàn chỉ có nồi cháo suông và bát nước mắm. Hai mẹ con cứ lặng lẽ ăn. Chị Cửu một tay xúc muỗng cháo, tay còn lại xoa xoa bầu ngực như cố nén để không bật ra tiếng kêu. Chị vừa được chẩn đoán ung thư vú cách đây chưa lâu.
Video đang HOT
Cuộc đời sóng gió của chị dường như đã được dự báo ngay từ khi ra đời. Chị chào đời với cái xương sống bị vẹo nơi thắt lưng và những mụn thịt li ti khắp cơ thể. Những cái mụn thịt ấy cứ lớn dần cùng với chị, có những cái lớn bằng quả cà. Không gây đau đớn nhưng chị cũng mặc cảm với thân thể của mình mà chẳng dám kiếm cho mình một tấm chồng.
Bố mẹ mất, chị sống một mình nhưng cái khát khao có một mái ấm riêng chưa bao giờ thôi âm ỉ. Chị đánh liều xin người ta đứa con. Thằng Anh ra đời, nó mang họ chị. Bố nó là ai, chị cũng không dám nói vì lời hứa giữ gìn hạnh phúc cho người ta. Và đó mãi mãi là một bí mật khi người ấy qua đời.
Và đang tìm may rủi trong những thứ lá thuốc kiếm ở vườn.
Tưởng có đứa con để nương tựa tuổi già nhưng thằng Anh sinh ra cũng chi chít những mụn thịt quanh người. Đáng lo hơn khi phía sau đầu xuất hiện một cục thịt lớn như cái u. Cái u ngày càng lớn, giờ gần như đã choán hết một nửa phía sau đầu. Khó khăn quá nên chị Cửu cũng không có điều kiện đưa con đi kiểm tra.
Cũng chẳng biết có phải vì cục u lớn sau đầu không nhưng nó không được nhanh nhẹn như những đứa trẻ khác. Học hết lớp 9, một phần vì tiếp thu khó khăn, một phần vì không có tiền nên thằng Anh phải nghỉ học đi làm phụ mẹ. Vừa chậm, vừa yếu nên nó chỉ xin được cái chân rửa xe, việc lúc có lúc không nên thành ra chẳng kiếm được mấy đồng. Đó là chưa kể thỉnh thoảng làm hỏng đồ người ta, tiền làm còn không bằng tiền đền bù cho họ.
Còn chị Cửu sức khỏe yếu, mấy thước ruộng không làm nổi đành nhờ anh em cày cấy giúp. Chị đi giữ trẻ cho mấy nhà trong xóm, thu nhập cũng đủ hai mẹ con đắp đổi qua ngày.
Trong khi đó đứa con trai duy nhất của chị chưa có tiền đi tái khám và điều trị khi khối u đã choáng hết một nửa phía sau đầu.
"Cách đây 3 năm, nhờ số tiền gom góp, cộng với tiền vay mượn và anh em cho, chị mới đưa thằng Anh đi khám. Họ phẫu thuật cắt bỏ khối u sau đầu. Các bác sỹ bảo phải trải qua ít nhất 2 cuộc phẫu thuật nữa thì mới có thể yên tâm và hẹn một năm đưa cháu đi tái khám. Tiền không có chị cũng không đưa cháu đi được. Bây giờ khối u nó to choáng hết nửa đầu, trái gió trở trời vết mổ mưng mủ. Biết là con đau đớn nhưng mẹ nghèo nên đành phải chịu...", chị Cửu sụt sùi.
Chưa hết lo lắng về khối u trên đầu con, trước tết chị bỗng thấy đau nhói ở ngực, sức khỏe yếu đi nhanh chóng. Không có tiền, chị cứ cố gắng tự mình chịu đựng đau đớn. Đến khi chịu không nổi, đưa đi bệnh viện huyện rồi được chuyển lên Bệnh viện Ung bướu. Nghe họ nói mình bị ung thư vú và cần phải nhập viện điều trị chuyền hóa chất, chị như rụng rời tay chân.
Một tuần nằm tại Bệnh viện Ung bướu, thằng Anh chỉ cầm hơi bằng bánh mì, còn chị phải cố nuốt miếng cơm để có sức mà uống thuốc. Nhà có 3 con ngan làm "của để dành", đành phải bán rẻ cho người ta mà lo cơm nước trong bệnh viện.
Không tiền chữa bệnh, mẹ con chị Cửu chỉ biết ăn cháo loãng để cầm cự với căn bệnh ung thư.
Hết tiền ăn, không có tiền chuyền hóa chất, chị xin ra viện về nhà. Lo cho mẹ, thằng Anh cũng chẳng dám đi làm, chỉ quanh quẩn ở nhà thành ra hai mẹ con cũng chẳng có gì ăn. "Mấy bơ gạo còn lại mốc hết rồi nhưng vẫn phải xúc nấu cháo. Ngửi cũng khó chịu nhưng cũng phải cố mà nuốt để còn sức mà uống thuốc", chị Cửu phân trần.
Vết thương ở ngực trái lở loét, mưng mủ. Mỗi ngày chị phải thay đến 5-6 lần băng. "Vị chi mỗi ngày riêng tiền bông bằng cũng mất 20 nghìn rồi", chị thở dài. 20 nghìn đối với mẹ con chị bây giờ là một con số không hề nhỏ. Đến nỗi thuốc giảm đau chị cũng chỉ dám mua lần 2 viên, lúc nào đau quá không chịu nổi mới dám uống.
Không có tiền để vào viện chuyền hóa chất, người ta mách cho lá thuốc gì chị cũng làm theo. Thuốc của chị lá bồ công anh, dăm cành cây trinh nữ sắc lấy nước uống. Chị bảo "có bệnh thì thì vái tứ phương", họa may ra...
Chị chỉ mong một phép màu để đứa con không cha không phải chịu cảnh mất mẹ.
"Giờ gạo đang phải đi vay từng bơ. Cái tủ và cái giường cũ hôm trước Tết người ta vừa cho. Trong nhà chị giờ không bói ra một thứ gì đáng giá trăm bạc mà bán lấy tiền mua thuốc. Hàng xóm thương tình, người cho dăm chục, một trăm nhưng không dám lấy tiền đó mà mua thức ăn hay đong gạo, phải để dành mua thuốc", chị Cửu cho biết.
Nói về ngày tháng sắp tới, chị không nén nổi tiếng thở dài khi nhìn ra khoảnh lạc trước sân đang bị cỏ xâm lấn. "Giờ sống được đến ngày nào hay ngày đó chứ biết lấy tiền mô mà chữa bệnh. Sợ rằng mai mốt đến cháo hai mẹ con cũng không có mà ăn nữa. Chết chị không sợ chỉ thương thằng Anh. Sinh ra không có cha rồi giờ không còn mẹ, nó biết bấu víu vào mô mà sống khi cái u trên đầu ngày một lớn mà không có tiền đi khám hay chạy chữa".
Nghe mẹ nói thế, Hồ Sỹ Anh rơm rớm nước mắt: "Em thì răng cũng được nhưng xin hãy cứu lấy mẹ em...". Nước mắt của chàng trai hơn 20 tuổi cứ thế tuôn rơi. Hai bát cháo lỏng bõng nước đã nguội ngơ nguội ngắt từ lúc nào...
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1347: Chị Võ Thị Cửu - Xóm 17, xã Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An ĐT: 01632373334 (cháu Anh - con chị Cửu) 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hoàng Lam
Theo Dantri
Chậm trễ trong thủ tục xây bệnh viện, một Phó Giám đốc Sở bị kỷ luật Chậm trễ trong việc thực hiện một số thủ tục liên quan đến quá trình xây dựng Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ, một Phó Giám đốc Sở cùng một số cán bộ khác của TP đã bị xử lý kỷ luật Theo đó, ông Hầu Vĩnh Ninh- Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ TP Cần Thơ bị kỷ luật khiển trách...