WHO: Trên 140.000 người thiệt mạng vì bệnh sởi do không được tiêm vaccine
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Mỹ ngày 5/12 công bố các số liệu cho biết khoảng 142.300 người trên thế giới đã tử vong trong năm 2018 vì mắc bệnh sởi, hậu quả của việc các chiến dịch tiêm phòng vaccine sởi trên toàn cầu bị chững lại trong gần một thập kỷ.
Vaccine phòng sởi, quai bị và rubella tại Haverstraw, Rockland, New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo các số liệu trên, tổng cộng số ca mắc sởi trên toàn cầu trong năm 2018 là 9,7 triệu ca, tăng đáng kể so với 7,5 triệu ca mắc năm 2017. Số ca tử vong vì căn bệnh này trong năm 2018 cũng 15% so với con số 124.000 ca trong năm 2017.
Các nước nghèo hơn bị tác động mạnh hơn, với việc hầu hết các ca nhiễm sởi và tử vong xảy ra tại khu vực châu Phi cận Sahara. Tuy nhiên, các nước giàu hơn cũng đang vất vả chống chọi với các đợt dịch bùng phát. 4 quốc gia châu Âu đã để mất quy chế “miễn dịch” với căn bệnh chết người này từ năm 2018 là Albania, CH Séc, Hy Lạp và Vương quốc Anh.
5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất là CHDC Congo, Liberia, Madagascar, Somalia và Ukraine, chiếm một nửa tổng số ca sởi trên thế giới. Nhưng Mỹ cũng đang phải đối phó với số ca mắc sởi cao nhất trong 25 năm qua, và đứng trước nguy cơ mất quy chế “miễn dịch” với căn bệnh này nếu dịch bệnh bùng phát liên tục trong hơn 1 năm.
Video đang HOT
Thực trạng trên xảy ra sau khi xuất hiện các thuyết âm mưu trên mạng Internet nhằm phản đối tiêm vaccine, dẫn đến hiểu lầm liên quan đến vaccine 3 trong một MMR (phòng sởi, quai bị, rubella) cho trẻ em.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreysus cho biết: “Việc trẻ em tử vong vì một căn bệnh hoàn toàn có thể tiêm phòng như sởi thực sự đáng lên án và là một lỗi của cộng đồng trong việc bảo vệ trẻ em – đối tượng dễ bị tổn thương nhất thế giới”. Theo bà, để ngăn chặn các ca tử vong, cần đảm bảo rằng mọi người đều có thể được hưởng lợi từ vaccine, nói cách khác đầu tư cho miễn dịch và nâng cao chất lượng của cơ sở y tế là một quyền lợi của mọi người.
Theo các số liệu chính thức, hầu hết các ca tử vong là trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh lớn nhất và có nguy cơ cao mắc các biến chứng bội nhiễm, trong đó có viêm phổi và phù não, dẫn tới các thương tật suốt đời như mất thị lực hoặc thính lực. WHO và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cho biết khoảng 86% trẻ em toàn cầu được tiêm phòng liều vaccine sởi đầu tiên trong năm 2018, song không đến 70% được tiêm liều thứ hai. Các con số này thấp hơn nhiều so với khuyến cáo tỷ lệ tiêm phòng cần đạt 95% với đủ 2 liều vaccine mới đủ để bảo vệ cộng đồng khỏi bệnh sởi.
Bích Liên
Theo TTXVN
Chính phủ Samoa tạm ngừng hoạt động để đối phó với dịch sởi
Các cơ quan chính phủ Samoa sẽ đóng cửa trong hai ngày 5-6/12 tới để dồn nguồn lực nhân sự hỗ trợ chiến dịch tiêm phòng sởi trên cả nước.
Hiện đã đến lúc phải tiêm phòng cho tất cả người dân Samoa dưới 60 tuổi. (Nguồn: Getty images)
Chính phủ Samoa ngày 2/12 thông báo tạm ngừng hoạt động để tập trung đối phó với dịch sởi đang hoành hành ở nước này, trong bối cảnh số trường hợp tử vong đã tăng lên 53 người.
Thủ tướng Samoa Tuilaepa Sailele Malielegaoi cho rằng chương trình tiêm vắcxin phòng sởi bắt buộc ở nước này mới chỉ tập trung chủ yếu vào đối tượng trẻ em, và hiện đã đến lúc phải tiêm phòng cho tất cả người dân dưới 60 tuổi.
Để đạt được mục tiêu này, các cơ quan chính phủ sẽ đóng cửa trong hai ngày 5-6/12 tới để dồn nguồn lực nhân sự hỗ trợ chiến dịch tiêm phòng sởi trên cả nước. Chỉ có các nhân viên ngành điện và nước sạch vẫn tiếp tục làm việc.
Ông Malielegaoi đồng thời kêu gọi người dân Samoa đoàn kết để kiểm soát dịch sởi.
Theo số liệu thống kê chính thức, từ ngày 1/12 vừa qua đã có thêm gần 200 trường hợp nhiễm sởi bất chấp việc Chính phủ Samoa thực hiện chương trình tiêm vắcxin phòng bệnh bắt buộc. Hơn 3.700 người trên tổng dân số chỉ khoảng 200.000 người ở Samoa đã mắc bệnh sởi kể từ khi "đại dịch" bùng phát ở quốc gia này hồi giữa tháng 10 vừa qua.
Samoa đã ban bố tình trạng khẩn cấp do dịch sởi cách đây khoảng 2 tuần sau khi xác nhận sáu người tử vong do căn bệnh này, theo đó nhà chức trách nước này đã yêu cầu tất cả trường học đóng cửa và cấm tụ tập tại những nơi công cộng, đồng thời bắt buộc mọi người dân phải tiêm phòng sởi. Tuy nhiên, số người tiêm vắcxin phòng bệnh chưa đạt tỷ lệ cao nên các nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh này đang gặp khó khăn.
Theo các quan chức y tế của Samoa, trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất do dịch sởi, một căn bệnh có những triệu chứng điển hình như phát ban và sốt. Trẻ bị nhiễm sởi có thể bị tổn thương não và tử vong./.
Phan An
Theo TTXVN/Vietnamplus
Nhà có trẻ sơ sinh, các mẹ không thể bỏ qua 5 bài thuốc Đông y này Chàm, quai bị, sởi,... là những căn bệnh phổ biến mà trẻ sơ sinh mắc phải. Khi trẻ mắc các bệnh này, mẹ cần lưu ý đến 5 bài thuốc Đông y hữu hiệu dưới đây. 1. Phòng bệnh chàm, lở, ghẻ cho trẻ sơ sinh: Bệnh chàm ở trẻ em là một bệnh về da thường gặp ở trẻ em đặc biệt...